Tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp mở rộng hoạt động huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tân hồng tỉnh đồng tháp (Trang 43 - 53)

Khác với các doanh nghiệp khác, NHTM không tham gia sản xuất và lưu thông hàng hóa, nhưng nó góp phần phát triển nền kinh tế xã hội thông qua việc cung cấp tín dụng cho nền kinh tế. Như vậy, hoạt động huy động vốn không chỉ quan trọng đối với bản thân NH mà còn có ý nghĩa đối với toàn xã hội. Vốn huy động có vai trò chủ đạo mang tính chất quyết định kết quả hoạt động kinh doanh của NH. Nguồn vốn dồi dào mới đảm bảo được nhu cầu của KH về vốn, nếu không NH sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động tín dụng. Do đó, NH cần phải tạo cho nguồn vốn luôn ổn định, phù hợp với nhu cầu về vốn của KH. Để đảm bảo vốn trong việc cho vay, trong những năm gần đây NHNo&PTNT chi nhánh Tân Hồng không ngừng mở rộng và tìm ra các giải pháp nhằm tăng nguồn vốn để phục vụ kịp thời nhu cầu vốn của KH.

4.1.2.1 Phân tích tình hình huy động vốn theo kỳ hạn

Vốn huy động của NH phân theo kỳ hạn gồm có: vốn huy động không kỳ hạn (VHĐ KKH), vốn huy động có kỳ hạn (VHĐ CKH) và giấy tờ có giá (GTCG)

34

Bảng 4.3: Nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT chi nhánh Tân Hồng phân theo kỳ hạn gửi giai đoạn 2010 - 2012

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Tân Hồng

a) Vốn huy động không kỳ hạn

Từ bảng 4.3 ta thấy: VHĐ KKH bao gồm các loại tiền gửi thanh toán của các TCKT, TCTD và tiền gửi tiết kiệm của cá nhân có mở tài khoản tại NH, được sử dụng với mục đích thanh toán vào bất kỳ thời điểm nào và nhằm hưởng lãi suất vào lúc tiền nhàn rỗi. Đây là khoản tiền không ổn định nhưng lại có chi phí thấp hơn các loại vốn khác. VHĐ KKH chiếm tỉ trọng nhỏ (dưới 40%) trong tổng vốn huy động và có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2010, VHĐ KKH là 17.290 triệu đồng. Đến năm 2011, đời sống xã hội phát triển, nhu cầu thanh toán qua NH của các TCKT và dân cư ngày càng mở rộng, dịch vụ thanh toán qua NH không ngừng cải tiến và mang lại nhiều lợi ích cho KH (như hạn chế những rủi ro khi thanh toán bằng tiền mặt, hưởng lãi suất trên số dư tài khoản, nhanh chóng…), vì thế, số lượng KH mở tài khoản thanh toán cũng tăng lên. Trong năm này, nguồn vốn này đạt 22.558 triệu đồng, tăng đến 5.268 triệu đồng (tương đương 30,47%) so với năm 2010. Năm 2012 nguồn vốn này vẫn tăng đạt 22.668 triệu đồng, tăng 130 triệu đồng (tương đương 0,58%) so với năm 2011.

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011 - 2010 2012 - 2011 Số tiền % Số tiền % VHĐ KKH 17.290 22.558 22.668 5.268 30,47 130 0,58 VHĐ CKH 27.573 67.533 69.411 39.960 144,92 1.878 2,78 - Dưới 12 tháng 27.544 66.115 65.337 38.571 140,03 (778) (1,18) - Trên 12 tháng 29 1.418 4.074 1.389 4.789,66 2.656 187,31 GTCG 4.171 1.387 7.535 (2.784) (66,75) 6.148 443,26 Tổng VHĐ 49.034 91.478 99.634 42.444 86,56 8.156 8,92

35

Bảng 4.4: Nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT chi nhánh Tân Hồng phân theo kỳ hạn gửi giai đoạn 6 tháng 2012 và 6 tháng 2013

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng Chênh lệch 2012 2013 6 tháng 2013 - 6 tháng 2012 Số tiền % VHĐ KKH 16.689 48.833 32.144 192,61 VHĐ CKH 67.008 82.251 15.243 22,75 - Dưới 12 tháng 64.904 61.442 (3.462) (5,33) - Trên 12 tháng 2.104 20.809 18.705 889,02 GTCG 8.723 9.804 1.081 12,39 Tổng VHĐ 92.420 140.888 48.468 52,44

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Tân Hồng

Từ bảng 4.4 ta thấy:Tình hình VHĐ KKH vẫn tiếp tục tăng cao trong 6 tháng 2013, đạt 48.833 triệu đồng, tăng 32.144 triệu đồng so với 6 tháng 2012, nguyên nhân của việc tăng lượng VHĐ KKH này là do chi nhánh thực hiện chương trình khuyến mãi mở thẻ thanh toán miễn phí trả lương cho cán bộ, công nhân viên chức trên địa bàn, đã thu hút một lượng lớn KH đến mở thẻ.

Tuy đây là loại vốn không ổn định nhưng có vai trò quan trọng vì làm giảm chi phí lãi cho chi nhánh (lãi suất của nguồn vốn này rất thấp biến động trong khoảng từ 2% đến 4%/năm), góp phần làm tăng trưởng lợi nhuận. Vì thế, NHNo&PTNT chi nhánh Tân Hồng nên tìm biện pháp nhằm giúp tăng huy động từ nguồn vốn có chi phí thấp này.

b) Vốn huy động có kỳ hạn

VHĐ CKH có lãi suất cao hơn không kỳ hạn, người gửi tiền sẽ được rút tiền theo thời hạn gửi (nếu rút trước hạn sẽ nhận lãi suất không kỳ hạn), vì thế nên đây là loại vốn huy động mang tính ổn định cao của các NH và chiếm tỉ trọng hơn 60% trong tổng vốn huy động, nguồn vốn này luôn tăng qua các năm. Cụ thể từ bảng 4.3 ta có thể thấy, VHĐ CKH năm 2010 đạt 27.573 triệu đồng (chiếm 56,23% trong tổng nguồn vốn), 2011 đạt 67.533 triệu đồng tăng 39.960 triệu đồng (tương đương 144,92%) so với năm 2010. Năm 2012 nguồn vốn này lại tiếp tục tăng đạt 69.411triệu đồng (tương đương 2,78%) so với năm 2011.

Nguồn vốn này tiếp tục tăng trong năm 2013, bảng 4.4 cho ta thấy: chỉ riêng 6 tháng 2013 nguồn vốn này tăng mạnh đạt 82.251 triệu đồng, tăng 15.243 triệu so với 6 tháng 2012, vì năm 2013 nền kinh tế đã phục hồi, việc giao thương mua bán

36

hàng hóa qua biên giới thuận lợi tăng nguồn thu nhập cho người dân, bên cạnh đó thời tiết thuận lợi cộng thêm tiếp thu công nghệ mới đã giúp nhà nông năng cao năng suất lúa dẫn đến thu nhập người dân được tăng lên và có nguồn tiền nhàn rỗi để gửi tiền vào NH. Hầu hết VHĐ CKH điều là tiền gửi ngắn hạn (dưới 12 tháng) và tiền gửi trung và dài hạn (từ 12 tháng trở lên), phần lớn vốn huy động dưới 12 chiếm tỉ trọng cao hơn vốn huy động từ 12 đến 24 tháng, tình hình huy động cụ thể từ 2010 đến 6 tháng 2013 như sau:

Năm 2010, tuy chi nhánh có triển khai các gói sản phẩm tiết kiệm, và các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, nhưng lượng vốn huy động dưới 12 tháng chỉ đạt 27.544 triệu đồng, từ 12 đến 24 tháng là 29 triệu đồng, nguồn vốn huy động này trong năm 2010 khá thấp, nguyên nhân là do nước ta mới phục hồi nền kinh tế, các kênh đầu tư khác có sức hấp dẫn các nhà đầu tư cao hơn so với việc gửi tiền vào NH. Hơn nữa thói quen giữ vàng như một tài sản tích lũy, bảo vệ đồng tiền của người dân lại càng gây khó khăn cho NH trong quá trình huy động vốn từ trong dân cư. Thêm vào đó là tình trạng lên xuống giá vàng trên thị trường (xem hình 4.1) và người dân xem đó là cơ hội để sinh lời dựa vào sự chênh lệch giá.

Nguồn: Sjc.com.vn – Vietcombank.com.vn

Hình 4.1: Biểu đồ giá vàng và tỷ giá USD các quý từ quý I/2010 – quý II/2013 Năm 2011, lãi suất huy động được NHNH áp dụng chính sách thả nổi, NH đã áp dụng những chương trình khuyến mãi lớn có tác động vào tâm lý yêu thích sự an

37

toàn và hưởng lãi cao của KH, nên đã thu hút được nhiều KH tham gia. Các chương trình khuyến mãi được thực hiện trong thời gian này như “Huy động TGTK dự thưởng chào mừng 60 năm ngày thành lập ngành ngân hàng”, “Gửi tiền trúng vàng cùng Agribank” được áp dụng đối với các loại tiền gửi kỳ hạn 3, 6, 9 và 12 tháng, với lãi suất và quà tặng, phiếu dự thưởng rút thăm trúng thưởng hấp dẫn, lượng tiền gửi dưới 12 tháng đạt 66.115 triệu đồng tăng 38.571 triệu đồng (tương đương 140,03%) so với năm 2010. Do đây là một năm khó khăn về kinh tế, tình hình lạm phát cao 18.13%, những diễn biến bất thường trên thị trường vàng…tâm lý chung của người dân là nắm giữ tiền mặt, đồng thời cũng muốn chọn một kênh đầu tư an toàn nhất với lợi nhuận cao nhất trong thời gian ngắn. Do đó, chương trình khuyến mãi có thời hạn dưới 12 của chi nhánh được áp dụng thành công trong việc thu hút vốn. Bên cạnh đó, lượng tiền gửi từ 12 đến 24 tháng cũng tăng so với năm 2010, đạt 1.418 triệu đồng tương đương đạt tỉ lệ 4.789,66%, tuy lượng tiền gửi này tăng nhưng vẫn luôn chiếm tỉ trọng thấp trong tổng vốn huy động.

Vào ngày 08/06/2012, NHNH đã ban hành thông tư 19/2012/TT-NHNN về việc áp dụng lãi suất trần đối với tiền gửi không kỳ hạn và ngắn hạn, đồng thời, đã gỡ bỏ mức trần lãi suất của tiền gửi từ 12 tháng trở lên và áp dụng chính sách thả nổi. Sau khi thông tư được ban hành, chi nhánh đã nâng mức lãi suất của tiền gửi có kỳ hạn lớn hơn 12 tháng lên 10-10,5%/năm, thu hút KH lựa chọn gửi tiền nhằm mục đích sinh lời do mức lãi suất hấp dẫn hơn rất nhiều so với kỳ hạn ngắn. Nên trong năm 2012 lượng tiền gửi từ 12 đến 24 tháng tăng đạt 4.074 triệu đồng tăng 2.656 triệu đồng (tương đương 187,31%) so với năm 2011 và lượng tiền gửi dưới 12 tháng giảm 778 triệu đồng (tương đương 1,18%) so với năm 2011.

0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000 80.000 90.000 VHĐ CKH Dưới 12 tháng Trên 12 tháng 67.008 64.904 2.104 82.251 61.442 20.809 T ri ệu đồn g 6T/2012 6T/2013

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Tân Hồng

Hình 4.2: Vốn huy động có kỳ hạn của NHNo&PTNT chi nhánh Tân Hồng 6 tháng 2012 và 6 tháng 2013

38 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2013, mặt bằng lãi suất giảm theo thông tư số 08/2013/TT-NHNN ngày 25/3/2013 của Thống đốc NHNN quy định lãi suất tối đa với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tố chức cá nhân tại TCTD, chi nhánh NH nước ngoài (Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 2%/năm. Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng là 7,5%/năm. Lãi suất dưới 12 tháng giảm (1 - 1,5%/năm) nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Từ hình 4.2 ta thấy, 6 tháng 2013 lượng vốn huy động này chỉ đạt 61.442 triệu đồng, giảm 3.462 triệu đồng so với năm 2012. Lãi suất tiền gửi trên 12 tháng (từ 7,5% - 9,5%/năm) thu hút KH lựa chọn gửi tiền ở kỳ hạn này rất cao so với 6 tháng 2012, chỉ riêng 6 tháng 2013 lượng vốn huy động từ loại tiền gửi này đạt 20.809 triệu đồng tăng 18.705 triệu đồng (tương đương tăng 889,02%) so với 6 tháng 2012.

c) Phân tích tình hình huy động vốn bằng giấy tờ có giá

Nguồn huy động GTCG chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu vốn huy động và không ổn định. Nguyên nhân là do tâm lý KH thường không mặn mà với các sản phẩm như chứng chỉ tiền gửi vì không thể rút vốn trước hạn hay mỗi lần mua chứng chỉ thì phải tương ứng với mệnh giá của chứng chỉ. Năm 2011, chi nhánh áp dụng chính sách thả nổi của NHNN, đẩy lãi suất tiền gửi ngắn hạn lên cao, kèm theo nhiều chương trình dự thưởng khi gửi tiền tiết kiệm, thu hút một lượng lớn KH gửi tiền, nên nguồn vốn thu từ GTCG vào năm 2011 chỉ đạt 1.387 triệu đồng giảm 2.784 triệu đồng so với năm 2010. Sang năm 2012, do NHNN ban hành chính sách trần lãi suất, hạ mức lãi suất ngắn hạn xuống còn 8 - 9%/năm khiến lãi suất của GTCG cũng bị kéo theo. Để khắc phục hạn chế, NH đã mở chương trình “Chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn dự thưởng mừng xuân Nhâm Thìn”, chương trình này đã thu hút một lượng lớn KH tham gia. Chính vì điều đó, lượng vốn từ GTCG năm 2012 đạt 7.535 triệu đồng tăng 6.148 triệu đồng (tương đương tăng 443,26%). Bước sang 6 tháng năm 2013 lượng vốn huy động từ GTCG lại tiếp tục tăng so với thời điểm 6 tháng năm 2012 mức tăng là 1.081 triệu đồng (tương đương tăng 12,39%).

4.1.2.2 Phân tích tình hình huy động vốn theo đối tượng khách hàng

Xét theo đối tượng huy động vốn thì NH huy động chủ yếu từ hai đối tượng là KH cá nhân và các TCKT. Tuy nhiên, vốn huy động từ nhóm KH cá nhân là nguồn vốn ổn định cho NH và là đối tượng tiềm năng sử dụng các dịch vụ của NH, vốn huy động từ tổ chức kinh tế biến động không ổn định.

39

Bảng 4.5: Nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT chi nhánh Tân Hồng phân theo đối tượng giai đoạn 2010 - 2012

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Tân Hồng

Qua bảng 4.5 ta thấy: Vốn huy động từ cá nhân được xem là nguồn vốn quan trọng của chi nhánh bởi nó chiếm một tỉ trọng lớn và tương đối ổn định đặc biệt là luôn tăng qua các năm. Năm 2010 lượng vốn này đạt 39.244 triệu đồng chiếm 80% trên tổng vốn huy động. Sang năm 2011 lượng vốn huy động từ cá nhân đạt 80.246 triệu đồng tăng 41.002 triệu (tương đương tăng 104,48%) so với năm 2010. Đây là một năm bất ổn với những diễn biến phức tạp trên thị trường vàng, tình hình lạm phát tăng cao, khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của các TCKT gặp nhiều khó khăn. Chính và vậy, việc gửi tiền vào NH trở thành một kênh đầu tư sinh lời hiệu quả và an toàn nhất trong thời gian này. Năm 2012, do NHNN áp dụng lãi suất trần ở mức 8-9% đối với tiền gửi ngắn hạn, tuy nhiên, lãi suất của loại kỳ hạn từ 12 tháng trở lên lại được áp dụng chính sách thả nổi nên cũng thu hút phần lớn KH đầu tư vào với mục đích lấy lãi. VHD từ cá nhân đạt 90.459 triệu đồng tăng 10.213 triệu đồng (tương đương tăng 12,73%) so với năm 2011.

Vốn huy động từ TCKT chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn, đối tượng KH chủ yếu là các cơ quan, doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Họ gửi tiền vào NH nhằm để đáp ứng việc thực hiện các khoản chi trả trong quá trình hoạt động kinh doanh hoặc giao dịch trả lương cho nhân viên của mình. Vào năm 2010, tình hình kinh tế trong năm tương đối ổn định dẫn đến các TCKT hoạt động có hiệu quả và gửi tiền vào NH để thuận lợi cho việc kinh doanh. Để chủ động cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, các TCKT thường sử dụng loại tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán, vốn huy động từ TCKT năm 2010 đạt 9.790 triệu đồng. Sang năm 2011, là một năm khó khăn của nền kinh tế, lạm phát tăng cao khiến cho các doanh nghiệp phải dự trữ tiền mặt để chủ động đối phó với các diễn biến bất thường trên thị trường, thêm vào đó là thực trạng hàng tồn kho tăng cao.

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011 - 2010 2012 - 2011 Số tiền (%) Số tiền (%) VHĐ từ cá nhân 39.244 80.246 90.459 41.002 104,48 10.213 12,73 VHĐ từ TCKT 9.790 11.232 9.175 1.442 14,73 (2.057) (18,31) Tổng 49.034 91.478 99.634 42.444 86,56 8.156 8,92

40

Tuy nhiên, trong năm 2011 này các cơ quan đoàn thể trong huyện thực hiện việc trả lương cho cán bộ, công nhân viên qua thẻ, nên lượng vốn này trong năm 2011 đạt 11.232 triệu đồng tăng 1.442 triệu đồng (tương đương tăng 14,73%) so với năm 2010. Tân Hồng là huyện chủ yếu sản xuất lúa, tình trạng “Được mùa, mất giá” luôn là điều nhức nhói bấy lâu nay của người dân, trong năm 2012, giá lúa sụt giảm do không xuất khẩu ra nước ngoài được, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, việc mua bán trao đổi hàng hóa (chủ yếu là lúa, gạo, hàng tiêu dùng) qua nước bạn Campuchia hạn chế, nên lượng vốn huy động từ TCKT giảm so với cả hai năm 2010 và 2011, chỉ đạt 9.175 triệu đồng giảm 2.057 triệu đồng (tương đương giảm 18,31%).

Bảng 4.6: Nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT chi nhánh Tân Hồng phân theo đối tượng giai đoạn 6 tháng 2012 và 6 tháng 2013

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng Chênh lệch 2012 2013 6 tháng 2013 - 6 tháng 2012 Số tiền % VHĐ từ cá nhân 86.298 123.927 37.629 43,60 VHĐ từ TCKT 6.122 16.961 10.839 177,05 Tổng 92.420 140.888 48.468 52,44

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Tân Hồng

Năm 2013 tình hình kinh tế trên địa bàn dần phục hồi, cộng thêm trong năm 2013, chi nhánh thực hiện việc mở thẻ ATM miền phí trả lương cho cán bộ, công nhân viên chức trên địa bàn, nên lượng vốn huy động từ TCKT tăng đáng kể, đạt

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp mở rộng hoạt động huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tân hồng tỉnh đồng tháp (Trang 43 - 53)