Năng lực kinh doanh

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing cho sản phẩm gas của công ty cổ phần vật tư hậu giang (Trang 34)

Sau 34 năm hoạt động, HAMACO ngày càng quan tâm nâng cao năng lực

phân phối hàng đến Quý khách hàng. Chúng tôi không ngừng đầu tư, cải tiến phương tiện để phục vụ kịp thời, nhanh chóng.

- Kho bãi

Tổng diện tích kho bãi hiện có của công ty là 46.000 m2, cụ thể như sau:

1. Tổng Kho Trà Nóc, TP. Cần Thơ : 10.000 m2.

2. Kho 8A, Đường CMT8, TP. Cần Thơ : 3.700m2.

3. Kho 184, Trần Hưng Đạo, TP. Cần Thơ : 1.000 m2. 4. Kho C22, Lê Hồng Phong, TP. Cần Thơ : 10.000 m2. 5. Kho 55 Tầm Vu, TP. Cần Thơ : 800 m2.

6. Kho 65A, Đường 3/2, TP. Cần Thơ : 500 m2.

7. Kho Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu : 1.000 m2. 8. Kho Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang : 5.800 m2.

9. Kho Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng : 1.400 m2.

10.Kho TP.HCM, TP. HCM : 1.800 m2. 11.Kho 91B, TP.Cần Thơ : 10.000 m2. - Phương tiện vận tải - thiết bị xếp dỡ

Để đáp ứng và chủ động trong xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa theo yêu cầu của khách hàng HAMACO đã thành lập Tổ Vận tải với phương tiện và thiết bị như sau:

Phương tiện vận tải bộ.

 Xe tải dưới 5 tấn : 15 chiếc.

 Xe tải từ 5 đến dưới 10 tấn : 20 chiếc.

 Xe tải trên 10 tấn : 10 chiếc.

 Xe chuyên dùng cho bê tông tươi : 10 chiếc.

Ngoài ra, chúng tôi còn liên kết trên 25 phương tiện vận tải đường bộ

nhằm đảm bảo phục vụ tốt cho Quý khách hàng.

Phương tiện vận tải thủy:

 Ghe 50 - 100 tấn : 05 chiếc.  Ghe 20 - 50 tấn : 25 chiếc.  Xà lan tự hành 650 tấn : 05 chiếc.  Thiết bị xếp dỡ:  Cần cẩu 20 - 35 tấn : 05 chiếc.  Xe xúc : 02 chiếc.  Xe nâng 4 tấn : 02 chiếc.  Palan 6 - 8 tấn : 03 cái. 3.5 TẦM NHÌN VÀ SỨ MỆNH CỦA CÔNG TY

- HAMACO quyết tâm là đơn vị đứng đầu khu vực Đồng bằng sông

Cửu Long trong lĩnh vực kinh doanh các mặt hàng: Vật liệu xây dựng ; gas đốt,

bếp gas và phụ tùng bếp gas; đại lý xăng dầu, nhớt… trên cơ sở phát triển bền

vững về mọi mặt;

- Không ngừng thỏa mãn yêu cầu về hàng hóa và dịch vụ ngày càng cao của khách hàng;

- Đào tạo đội ngũ lao động có trình độ chuyên nghiệp, được làm việc trong môi trường thuận lợi, có cơ hội thăng tiến và cùng sở hữu doanh nghiệp;

- Bảo toàn và phát triển vốn, đem lại lợi nhuận và cổ tức ngày càng cao cho các cổ đông;

- Xây dựng hình ảnh tốt đẹp của HAMACO đối với khách hàng và công chúng góp phần vào sự phát triển chung của xã hội.

3.6 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM TỪ 2010 - 2012 QUA 3 NĂM TỪ 2010 - 2012

3.6.1 Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2010 - 2012

Sau 37 năm hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực phân phối, công ty không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và gia tăng số lượng các mặt hàng cung

ứng. Qua bảng phân tích tình hình kinh doanh của công ty qua 3 năm 2010 – 2012 sẽ cho ta thấy được hoạt động kinh doanh của công ty trong nhữngnăm qua như thế nào.

Qua bảng số liệu 3.2 bên dưới, ta thấy năm 2011 tổng doanh thu bán hàng giảm 3,37% so với năm 2010, ứng với số tiền là 56.340 triệu đồng và lợi nhuận trong năm này cũng giảm 3,68% so với năm 2010. Nguyên nhân là do năm 2011

là một năm với nhiều sự kiện biến động về kinh tế mà vấn đề nổi cộm là lạm phát.

Theo thống kê của kênh Radio Free Asia (RFA) thì mức lạm phát trung bình của

cả năm 2011 xấp xỉ 19% so với năm 2010. Thêm vào giá phôi thép nhập khẩu

cũng không ngừng biến động dẫn đến chi phí đầu vào tăng đẩy giá bán vật liệu

xây dựng tăng, điều này góp phần làm cho nhu cầu tiêu dùng vật liệu xây dựng

giảm đáng kể. Vì thế, việc doanh thu công ty giảm là điều không thể tránh khỏi.

Bên cạnh đó, trong năm này nhu cầu xây dựng nhà ở và thi công các công trình

tương đối hạn chế do ảnh hưởng từ những thay đổi của nền kinh tế. Hơn nữa, giá các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu hằng ngày như xăng, dầu cũng không ngừng tăng giá,… điều này làm tăng chi phí vận chuyển dẫn đến chỉ số giá tiêu dùng

tăng cao trong những tháng đầu năm 2011 và giảm mạnh vào cuối năm. Ngoài ra mức độ cạnh tranh của các công ty trong ngành cũng diễn ra phức tạp hơn, đặc

biệt những lúc nhạy cảm trong thời điểm giá nguyên liệu đầu vào biến động, cùng sức ép từ nhà cung cấp trong việc cung ứng đủ số lượng hàng. Vì những mặt hàng có nhu cầu tăng và lợi nhuận cao thì số lượng bị hạn chế, ngược lại mặt hàng đủ

số lượng thì nhu cầu lại giảm. Một nguyên nhân nữa khiến cho lợi nhuận của

công ty giảm trong năm này là tỉ giá USD tăng liên tục làm cho chi phí tài chính của công ty bị đẩy lên cao tới 45,73% góp phần làm cho tổng chi phí tăng thêm.

Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2010 - 2012

ĐVT: triệu đồng

Nguồn: Phòng Kế toán – Tài Chính Công ty CPVT Hậu Giang 2010 - 2012

2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.663.546 1.606.075 1.612.459 -57.471 -3,45 6.384 0,40

2. Các khoản giảm trừ doanh thu 28 11 28 -16 -58,64 17 148,43

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.663.518 1.606.064 1.612.430 -57.455 -3,45 6.367 0,40

4. Giá vốn hàng bán 1.579.936 1.530.166 1.551.110 -49.770 -3,15 20.944 1,37

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (5

= 3 - 4) 83.582 75.898 61.320 -7.684 -9,19 -14.577 -19,21

6. Doanh thu hoạt động tài chính 3.778 2.776 3.689 -1.001 -26,50 912 32,86

7. Chi phí tài chính 12.306 17.934 8.146 5.628 45,73 -9.788 -54,58

8. Chi phí bán hàng 39.986 37.189 38.883 -2.798 -7,00 -8.306 -22,33

9. Chi phí quản lí doanh nghiệp 18.255 11.380 7.434 -6.876 -37,66 -3.945 -34,67

10. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

(10=5+6-7-8-9) 16.812 12.171 10.545 -4.641 -27,60 -1.626 -13,36

11. Thu nhập khác 3.355 973 3.906 -2.381 -70,99 2.933 301,29

12. Chi phí khác 230 81 450 -149 -64,65 368 452,05

13. Lợi nhuận khác (13 = 11 - 12) 3.124 892 3.456 -2.232 -71,45 2.564 287,52

14. Lãi (lỗ) trong công ty liên kết, liên doanh - 4.498 3.855 4.498 - -643 -14,29

15. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

(15 = 10 + 13 + 14) 19.936 17.561 17.857 -2.375 -11,91 296 1,69

16. Chi phí thuế TNDN hiện hành 4.904 3.082 2.417 -1.822 -37,15 -665 -21,59

17. Lợi nhuận sau thuế TNDN (17 = 15 - 16) 15.032 14.479 15.440 -554 -3,68 962 6,64

18. Tổng chi phí 1.650.715 1.596.750 1.596.023 -53.964 -3,27 -727 -0,05

Năm 2012, tình hình kinh doanh của công ty khởi sắc hơn khi doanh thu chỉ tăng 0,59% tương ứng với 9.569 triệu đồng thì lợi nhuận lại tăng 6,64% so với năm 2011. Điều này là do doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty tăng 32,86% nhưng chi phí tài chính và chi phí quản lí doanh nghiệp đều giảm 54,58% và 34,67%. Nguyên nhân khách quan là theo tổng kết của ngân hàng nhà nước thì năm 2012 lãi xuất cho vay đã giảm từ 5 – 9%/năm so với cuối năm 2011. Bên cạnh đó, thị trường ngoại hối và tỷ giá khá ổn định, đến ngày 21/12/2012 tỷ giá mua trung bình của các ngân hàng thương mại giảm 0,96% so với cuối năm 2011, tình trạng đô la hóa giảm (tỉ lệ tiền gửi ngoại tệ/ tổng phương tiện thanh toán là 13,2% thấp hơn mức 15,8% so với cuối năm 2011.).

3.6.2 Những thuận lợi và khó khăn

3.6.2.1 Thuận lợi

- Công ty đã tạo được uy tín trên thương trường đối với khách hàng và nhà sản xuất.

- Có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh. - Địa điểm kinh doanh thuận lợi.

- Nguồn tài chính mạnh.

- Nguồn nhân lực của công ty có trình độ chuyên môn cao.

- Cán bộ, nhân viên công ty có tinh thần làm việc nhiệt tình, đoàn kết nội bộ tốt.

- Có hệ thống khách hàng rộng khắp các thị trường chính của từng ngàng hàng.

3.6.2.2Khó khăn

- Công tác marketing còn hạn chế: chưa thu thập được thông tin thị trường cũng như xử lý các thông tin.

- Thu hồi nợ ngày càng khó khăn nhất là các công trình.

- Khả năng cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh ngày càng quyết liệt.

- Phương tiện vận chuyển chưa đáp ứng đủ nhu cần của công ty nhất là khai thác thị trường bán lẻ.

3.6.2.3 Mục tiêu phát trin

- Giữ vững và phát triển thị trường các mặt hàng truyền thống của công ty. - Chú ý phát triển thị trường bán lẻ và thị trường nông thôn,

- Đa dạng hoá ngành hàng thuộc các mặt hàng gần gủi với mặt hàng truyền thống.

- Cơ cấu ngành hàng hợp lý.

- Tốc độ phát triển bình quân từ 5-15% /năm tuỳ theo từng ngành hàng - Giảm nợ quá hạn.

- Quan tâm đến việc đào tạo và đãi ngộ cán bộ. - Trả cổ tức cho cổ đông hợp lý.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA SẢN PHẨM GAS TẠI CÔNG TY HAMACO

4.1 KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG GAS TẠI KHU VỰC ĐBSCL

ĐBSCL là khu vực trọng yếu của miền nam và cũng là thị trường chính của công ty HAMACO. Với thị trường là khu vực đang trên đà phát triển mạnh và sản phẩm mà công ty kinh doanh lại là sản phẩm mang nét đặc thù là sản phẩm thiết yếu phục vụ cho đời sống hằng ngày của người dân cũng như là nhiên liệu cho các cơ sở sản xuất, khiến cho thị trường chính của công ty và cũng là thị trường mà công ty muốn mở rộng, có nhu cầu ngày càng tăng cao khiến cho thị trường này trở thành một thị trường béo bở thu hút đủ các loại hình doanh nghiệp kinh doanh gas khác nhau. Ngoài một số công ty, cửa hàng phân phối gas có tiếng như: Gas Cường Thịnh, Gas Bình Minh, Gas Hakia, Gas Huy Hoàng còn các đơn vị quốc doanh lớn trong ngành gas như: PV Gas, Vinagas, Gas Petrolimex,... và rất nhiều những cửa hàng bán lẻ gas nằm rải rác khắp các tỉnh ĐBSCL. Cũng chính vì điều này khiến cho thị trường tiêu thụ gas ngày càng rộng lớn và phức tạp hơn. Hiện nay về cơ bản, gas là một ngành kinh doanh được vận hành hoàn toàn theo cơ chế thị trường. Từ năm 2001, Chính phủ đã cho phép bán gas theo giá thị trường, các doanh nghiệp có quyền chủ động quyết định giá bán gas trên thị trường. Tuy ra đời muộn nhưng thị trường gas lại có được tốc độ phát triển rất nhanh cả về số lượng và quy mô. Sau hơn một thập kỷ hình thành và phát triển, cho đến nay nước ta đã có gần 100 công ty gas, trong đó hơn một nửa đã đăng ký nhãn hiệu bình. Sản lượng gas tiêu thụ trên thị trường năm sau cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng trên 10%. Thị trường gas đã phải đối mặt với khá nhiều khó khăn từ trong và ngoài nước, đặc biệt là nỗ lực đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân trong điều kiện giá gas nhập khẩu không ngừng tăng lên. Vào tháng cuối năm 2011 giá gas bán lẻ trong nước được điều chỉnh tăng thêm 5000 đồng thành 351.000đồng/ bình 12kg. Nguyên nhân là do giá gas thế giới tháng 12/2011 tăng 15 đôla Mỹ/tấn lên mức 795 đôla Mỹ/tấn. Đến tháng đầu năm 2012 giá gas tiếp tục tăng mạnh lên đến 425.000đồng/ bình 12kg. Tuy nhiên, từ cuối năm 2012 và những tháng đầu năm 2013 thì giá gas đã bắt đầu giảm. Đến thời điểm hiện tại, giá mới nhất được thông báo vào 1/10/2013 là ở tầm 390.000đồng/bình 12kg. Đây là lần đầu tiên giá gas trong nước giảm sau 4 tháng tăng liên tiếp. Tuy chưa đến mức bát nháo, điên loạn nhưng thị trường gas hiện tại quả thật rất lộn xộn. Số lượng công ty gia nhập ngành ngày càng nhiều do điều kiện gia nhập ngành rất đơn giản và dễ dàng.

Chính vì sức cạnh tranh quá lớn khiến cho một số cá nhân lợi dụng điểm này để gian lận bằng cách sang, chiết nạp gas trái phép, một số nơi còn rút ruột bình gas, hòa nước lã vào bình gas có thương hiệu để làm giả,… Trước thực trạng đó cần phải nhìn nhận lại rằng hành lang pháp lý về kinh doanh gas của Nhà nước tuy đã có nhưng chưa đồng bộ, các quy định đưa ra chưa cụ thể và hoàn chỉnh, từ đó tạo ra nhiều kẽ hở cho các hành vi vi phạm xảy ra. Hiện nay mới có Thông tư số 15/1999/TT-BTM ngày 19/5/1999 của Bộ Thương Mại (nay là Bộ Công Thương)quy định về điều kiện kinh doanh Gas đối với cửa hàng bán lẻ, Quy chế quản lý kỹ thuật an toàn về nạp khí dầu mỏ hóa lỏng vào chai ban hành kèm theo Quyết định số 36/2006/QĐ-BCN ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ công Thương)... Tuy nhiên, các quy định về quản lý kỹ thuật an toàn trong các khâu kinh doanh còn bị xem nhẹ. Các biện pháp xử lý vi phạm, nhất là nạn chiết nạp lậu chưa đủ mạnh nên các hành vi phạm vẫn tiếp tục tái diễn ngày càng trầm trọng với mức độ và quy mô ngày càng lớn. Các lực lượng quản lý thị trường cũng gặp phải rất nhiều vướng mắc trong khi thực thi nhiệm vụ. Đặc biệt khi xảy ra các sự cố, không có cơ quan chức năng nào đứng ra chịu trách nhiệm vì thế việc xử phạt, quy trách nhiệm đối với những trường hợp vi phạm là rất khó khăn.

4.2 THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ

Thị trường mục tiêu và chủ yếu của công ty chính là thành phố Cần Thơ và các tỉnh ĐBSCL. Hiện nay công ty có một hệ thống phân phối rộng khắp ĐBSCL, thông qua hệ thống phân phối này các sản phẩm của công ty có mặt khắp các cửa hàng gas trong khu vực tại: Long An, Tiền Giang, Trà Vinh, Bến Tre, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Tháp, Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh và một số vùng khác. Mặc dù kênh phân phối rộng nhưng tỉ lệ phân phối sản phẩm ko đều, thị trường lớn nhất tập trung chủ yếu tại các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cần Thơ. Ngoài ra, HAMACO còn có hệ thống các cửa hàng bán gas và bếp gas trực tiếp và giao tận nơi cho khách hàng tại nội ô thành phố Cần Thơ. Với đội ngũ nhân viên bán hàng giàu kinh nghiệm và tư vấn khách hàng tận tâm HAMACO phục vụ ngày càng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

Hơn 10 năm chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang doanh nghiệp cổ phần, Công ty cổ phần Vật tư Hậu Giang đã từng bước lớn mạnh và đang có nhiều triển vọng phát triển. Trong ngắn hạn, sự sụt giảm mức tăng trưởng của ngành gas đã đem lại những thách thức và cơ hội kinh doanh cho công ty. Tính đến thời điểm hiện tại, giá gas đã giảm đáng kể nên trong thời gian tới lượng tiêu thụ tại ĐBSCL sẽ có xu hướng gia tăng nhanh. Trong tương lai,

công ty phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn giữa các doanh nghiệp trong ngành. Một là do quá trình gia tăng năng lực sản xuất của các công ty

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing cho sản phẩm gas của công ty cổ phần vật tư hậu giang (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)