Phân tích tình hình doanh số thu nợ đối với khách hàng cá nhân từ năm

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh an giang (Trang 49 - 56)

nhân từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013

Trong hoạt động tín dụng, doanh số cho vay chỉ phản ánh số lƣợng và quy mô cho vay, mức độ tập trung cho vay nhất định của Ngân hàng mà chƣa thể hiện rõ đƣợc hiệu quả sử dụng vốn vào hoạt động cho vay của ngân hàng và cả khách hàng vay vốn. Vì vậy đi đôi với công tác cho vay, ngân hàng còn phải quan tâm đến công tác thu hồi nợ, nếu việc thu hồi nợ tốt sẽ giúp cho ngân hàng mở rộng nguồn vốn cho vay. Do đó, cho vay và thu nợ là hai hoạt động luôn đi song hành với nhau. Đối với công tác thu hồi nợ, bên cạnh sự nỗ lực thu hồi nợ của các cán bộ tín dụng, năng lực của Ngân hàng thì Ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào sự hợp tác và thiện chí trả nợ của khách hàng. Đi vào phân tích dƣới đây sẽ cho ta thấy rõ nét hơn về hoạt động thu hồi nợ tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng chi nhánh An Giang.

4.2.2.1 Phân tích tình hình doanh số thu nợ đối với khách hàng cá nhân theo thời hạn

Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh số tiền Ngân hàng thu về từ các khoản cho vay, bao gồm cả những khoản cho vay của những năm trƣớc. Đây là vấn đề rất quan trọng đối với Ngân hàng. Doanh số này còn phản ánh khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng, đồng thời phản ánh hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.

Bênh cạnh việc cho vay đối với KHCN theo thời hạn sử dụng thì công tác thu hồi nợ cũng đƣợc Ngân hàng đặc biệt quan tâm. Thu hồi nợ tốt phản ánh đƣợc phần nào của hiệu quả tín dụng.

Bảng 4.9: Tình hình doanh số thu nợ của khách hàng cá nhân theo kỳ hạn tại Ngân hàng TMCP CT VN CN AG giai đoạn 2010 - 2012

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 1.766.437 1.957.213 2.010.364 190.776 10,8 53.151 2,7 Trung và Dài hạn 39.071 15.645 52.704 -23.426 -60,0 37.059 236,9 Tổng 1.805.508 1.972.858 2.063.068 167.350 9,3 90.210 4,6

Nguồn: Phòng tổng hợp NHTMCP Công Thương CN AG giai đoạn 2010 – 2012

Từ kết quả phân tích ở Bảng 4.9 cho thấy rằng diễn biến thu nợ theo kỳ hạn đối với KHCN có sự khác nhau đối với từng kỳ hạn. Cụ thể là:

39

Ngắn hạn

Cũng nhƣ hoạt động cho vay thì trong tổng số thu hồi nợ, đối với thu hồi nợ các món vay có kỳ hạn ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với trung và dài hạn (thƣờng chiếm trên 97% trong tổng số thu nợ qua các năm). Do từ đầu NH hàng đã định hƣớng cho vay và thu nợ ngắn là công tác trọng tâm và ƣu tiên phát triển.

Trong những năm qua đi đôi với việc cho vay ngắn hạn tăng thì việc thu nợ ngắn hạn cũng tăng qua các năm, cụ thể là: Năm 2010 doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 1.766.437 triệu đồng. Đến 2011 đạt 1.959.802 triệu đồng tăng 193.365 triệu đồng, tƣơng đƣơng với tỷ lệ 10,9% so với năm 2010. Bƣớc sang 2012 doanh số thu nợ ngắn hạn tiếp tục tăng, đạt 2.010.364 triệu đồng, ứng với tăng 2,7% so với năm trƣớc đó. Nguyên nhân là do khách hàng khi vay vốn ngắn hạn chủ yếu là để bổ sung nhu cầu vốn tạm thời thiếu hụt. Đồng thời do tính chất vòng quay vốn ngắn hạn nhanh nên khách hàng thu hồi vốn nhanh trả nợ cho Ngân hàng. Ngoài ra các cán bộ tín dụng luôn tích cực theo dõi, đôn đốc khách hàng trả nợ, kiểm tra để hƣớng dẫn khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích nhƣ đã thỏa thuận. Vì vậy doanh số thu nợ đối với các món vay ngắn hạn đều tăng qua các năm.

Trung và dài hạn

Diễn biến của doanh số thu nợ thì có sự tăng giảm không đều qua các năm. Trong năm 2010 doanh số thu nợ đối với các khoản vay trung và dài hạn của KHCN đạt 39.071 triệu đồng. Đến năm 2011 doanh số này chỉ đạt 15.057 triệu đồng, giảm 26.014 triệu đồng, tƣơng ứng giảm 66,6% so với năm 2010. Nguyên nhân giảm là do, doanh số cho vay trong năm 2011 giảm so với năm trƣớc đó, bên cạnh đó tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh đối với các tổ chức, cá nhân không mấy khả quan bởi do ảnh hƣởng của lạm phát, dẫn đến công tác thu hồi nợ trong năm này gặp nhiều khó khăn, và chƣa thật sự hiệu quả.

Nhƣng bƣớc sang 2012, có nhiều tiến triển hơn ngân hàng đã tập trung cho vay trung và dài hạn nhiều hơn kết quả này là bƣớc khởi điểm, nó tạo động lực cho Ngân hàng mạnh dạn hơn trong đầu tƣ trung và dài hạn, kéo theo đó là doanh số thu hồi nợ đã có bƣớc nhảy vƣợt bật và đạt 52.704 triệu đồng, tăng 37.059 triệu đồng, tƣơng ứng với tỷ lệ tăng lên đến 236,9% so với năm 2011. Nguyên nhân tăng cao trong năm 2012, một mặt là do tổ tín dụng tập trung vào công tác thu hồi nợ, mặt khác hoạt động của các thành phần kinh tế ở An Giang đang chuyển biến theo chiều hƣớng tốt, các cá nhân và hộ gia đình làm ăn có hiệu quả, do đó làm cho doanh số thu nợ tăng lên qua các năm và góp phần làm cho Ngân hàng hoàn thành tốt nghĩa vụ hơn.

40

Trong 6 tháng đầu năm 2013, tình hình thu nợ theo kỳ hạn tiếp tục có chuyển biến tích cực, cả ngắn hạn và trung dài hạn đều tăng so với cùng kỳ năm trƣớc. Cụ thể là, đối với thu nợ ngắn hạn tăng 182.200 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 12,3%, còn trung và dài hạn cũng tăng đáng kể là 13.948 triệu, ứng với 42,0% so với 6 tháng đầu năm 2012. Sỡ dĩ có để đạt đƣợc kết quả này là do, sự nỗ lực hết mình của các cán bộ tín dụng trong việc thu hồi nợ tín dụng và sự nỗ lực trả nợ của ngƣời dân.

Bảng 4.10: Tình hình doanh số thu nợ của KHCN theo kỳ hạn tại Ngân hàng TMCP CT VN CN AG trong 6 tháng đầu năm 2013

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch Số tiền % Ngắn hạn 1.482.791 1.664.991 182.200 12,3 Trung và dài hạn 33.245 47.193 13.948 42,0 Tổng 1.516.036 1.712.184 196.148 12,9

Nguồn: Phòng tổng hợp NHTMCP Công Thương CN AG 6 tháng đầu năm 2013

4.2.2.2 Phân tích tình hình doanh số thu nợ đối với khách hàng cá nhân theo mục đích sử dụng

Công tác thu nợ có ý nghĩa rất quan trọng vì nó đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động tái đầu tƣ sinh lời của Ngân hàng. Nếu đồng vốn mà Ngân hàng chuyển giao quyền sử dụng cho khách hàng có thể thu hồi theo đúng thời hạn đã thỏa thuận theo đúng trên hợp đồng tín dụng thì mới đảm bảo cho sự duy trì và sự phát triển của Ngân hàng. Dƣới đây là tình hình hoạt động thu nợ đối với từng mục đích sử dụng khác nhau:

Bảng 4.11: Tình hình doanh số thu nợ đối với KHCN theo mục đích sử dụng tại NH TMCP CT VN CN AG giai đoạn 2010 - 2012

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % SX NN 516.375 556.975 595.462 40.600 7,9 38.486 6,9 KD - DV 1.262.050 1.391.649 1.448.786 129.599 10,3 57.138 4,1 Tiêu dùng 27.083 24.234 18.819 -2.849 -10,5 -5.415 -22,3 Tổng 1.805.508 1.972.858 2.063.067 167.350 9,3 90.209 4,6

Nguồn: Phòng tổng hợp NHTMCP Công Thương CN AG giai đoạn 2010 – 2012 Chú thích: SXNN – Sản xuất Nông nghiệp; KDDV – Kinh Doanh và Dịch vụ

41

Trong tổng số doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng đối với KHCN, thu nợ từ mục đích KD – DV luôn chiếm tỷ trọng cao qua các năm (thƣờng chiếm gần 70% so với tổng số thu nợ đối với KHCN). Từ Bảng 4.11 cho ta thấy rằng, nhìn chung doanh số thu nợ đều tăng qua các năm cụ thể là:

Sản xuất Nông nghiệp

Qua ba năm, ta thấy doanh số thu nợ của ngành này rất lạc quan. Doanh số thu nợ năm 2010 đạt 516.375 triệu đồng và đến năm 2011 doanh số đạt 556.975 triệu đồng, tăng 40.600 triệu đồng (tăng 7,9%) so với năm 2010, năm 2012 doanh số đạt 595,462 triệu đồng tăng hơn so với năm 2011 là 38.486 triệu đồng (tăng ứng với tỷ lệ 6,9%). Do trong những năm gần đây ngành Nông nghiệp mang lại hiệu quả tƣơng đối cao, ngƣời dân đã tận dụng hết những điều kiện tự nhiên sẳn có và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất Nông nghiệp, góp phần nâng cao nâng suất sản xuất và gia tăng thêm thu nhập. Do đặc thù của tỉnh là nền nông nghiệp, vì thế cơ cấu tín dụng của ngành này chiếm một tỷ trọng đáng kể (thƣờng chiếm khoảng 30%). Nhờ nguồn vốn vay từ Ngân hàng mà nhiều hộ nông dân đã tập trung sản xuất phấn đấu vƣơn lên thoát nghèo, đời sống của ngƣời dân từng bƣớc đƣợc cải thiện đáng kể. Bên cạnh đó, các hộ chăn nuôi còn đƣợc sự quan tâm của chính quyền địa phƣơng và lực lƣợng thú y trong công tác giám sát và phòng chống dịch bệnh. Nhờ đó làm cho thu nhập của ngƣời dân đƣợc nâng cao bởi sản xuất có hiệu quả, cho nên họ có tiền trả nợ cho Ngân hàng.

Kinh doanh – Dịch vụ

Doanh số thu nợ đối với KD – DV của đối tƣợng KHCN tăng đều qua các năm. Năm 2010 doanh số đạt 1.262.050 triệu đồng. Đến năm 2011, doanh số đạt 1.391.649 triệu đồng, tăng 129.599 triệu đồng (tăng 10,3%) so với năm 2010. Bƣớc sang 2012, doanh số có phần tăng nhẹ cụ thể là đạt 1.448.786 triệu đồng, tăng 57.138 triệu đồng, ứng với tăng 4,1% so với năm trƣớc đó. Nguyên nhân là do doanh số cho vay nhằm mục đích Kinh doanh - Dịch vụ có diễn biến tăng trong những năm qua. Bên cạnh đó để đạt đƣợc kết quả trên là do có sự đôn đốc và theo dõi thƣờng xuyên của Ban lãnh đạo ngân hàng nhƣ thông qua việc giao chỉ tiêu thu hồi nợ cụ thể đến từng cán bộ tín dụng. Mặt khác, ngành này ít rủi ro và mang lại nhiều lợi nhuận hơn so với các ngành khác nên khả năng thanh toán nợ của khách hàng cho ngân hàng luôn đƣợc đảm bảo.

Tiêu dùng

Đối với doanh số thu nợ nhằm mục đích tiêu dùng của KHCN có diễn biến giảm qua các năm. Năm 2011 giảm 10,5% tƣơng ứng 2.849 triệu đồng so

42

với năm 2010. Đến năm 2012 doanh số thu nợ tiếp tục giảm 22,3% tƣơng đƣơng giảm 5.415 triệu đồng so với năm trƣớc đó. Do năm 2011 và 2012, ngân hàng chỉ tập trung khai thác các lĩnh vực cho vay đối với ngành nông nghiệp, KD-DV,… nên làm cho doanh số cho vay của ngành khác giảm xuống dẫn đến khả năng thu hồi nợ đối với tiêu dùng cũng giảm theo. Bên cạnh đó, trƣớc tình hình khó khăn của nền kinh tế đã ảnh hƣởng phần nào đến khả năng trả nợ của khách hàng.

Bảng 4.12: Tình hình doanh số thu nợ của KHCN theo mục đích sử dụng tại NHTMCP CT VN CN AG 6 tháng đầu năm 2013

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch Số tiền % SX NN 426.990 502.005 75.015 17,6 KD - DV 1.080.038 1.196.452 116.415 10,8 Tiêu dùng 9.009 13.727 4.719 52,4 Tổng 1.516.036 1.712.184 196.148 12,9

Nguồn: Phòng tổng hợp NHTMCP Công Thương CN AG 6 tháng đầu năm 2013 Chú thích: SXNN – Sản xuất Nông nghiệp; KDDV – Kinh Doanh và Dịch vụ

Trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013, tình hình thu nợ đối với KHCN theo từng mục đích sử dụng đã có những chuyển biến khả quan. Đối với doanh số thu nợ trong lĩnh vực SXNN trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng 17,6% (ứng với tăng 75.015 triệu đồng) so với cùng kỳ năm trƣớc. Nguyên nhân trong giai đoạn này cũng chính là trong khoản thời gian thu hoạt vụ Đông – Xuân, nhờ vào nguồn vốn vay của Ngân hàng, mà ngƣời dân có cơ hội đầu tƣ trang thiết bị, vật tƣ nông nghiệp,…Do đó, nâng suất của mùa vụ sau cao hơn mùa vụ trƣớc. Vì vậy mà khả năng trả nợ của nông hộ đƣợc đảm bảo hơn. Tiếp đến, đối với công tác thu hồi nợ đối với lĩnh vực KD-DV cũng gặp nhiều thuận lợi trong những tháng đầu năm 2013 cụ thể là, tăng 10,8% tƣơng ứng tăng với số tiền là 116.415 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Qua đây cho thấy, sự nỗ lực không ngừng của toàn thể CBTD trong công tác thu hồi nợ, kiểm tra, giám sát, thúc đẩy KH sử dụng vốn vay đúng mục đích. Riêng đối với doanh số thu nợ trong tiêu dùng đã đạt đƣợc kết quả đáng kể, cụ thể 6 tháng đầu năm 2013 tăng 52,4% (tăng 4.719 triệu đồng) so với cùng kỳ năm trƣớc. Nguyên nhân, bên cạnh khả năng tài chính của KH đƣợc cải thiện, còn nói lên hiệu quả của NH trong công tác thu hồi nợ, khi NH đƣa ra những chính sách cho vay và thu nợ hợp lý

Tóm lại, dù lĩnh vực nào, ngành nào cũng có rủi ro riêng của nó và ta có thể khắc phục và hạn chế những rủi ro đó thì mới tạo ra đƣợc hiệu quả nhƣ

43

mong muốn. Nhìn chung, công tác thu hồi nợ của Ngân hàng khá tốt và Ngân hàng cũng ra sức giúp đỡ khách hàng, cùng với khách hàng gánh chịu nhiều rủi ro, nhằm mục đích làm cho nền kinh tế tỉnh nhà ngày càng phát triển.

4.2.2.3 Phân tích mối quan hệ thu nợ giữa thời hạn và mục đích sử dụng đối với khách hàng cá nhân tại NHTMCP Công Thương An Giang

Qua Bảng 4.13 cho thấy tình hình thu nợ đối với các mục đích theo kỳ hạn có sự tăng giảm qua các năm. Tƣơng tự doanh số cho vay, doanh số thu nợ phần lớn là ngắn hạn.

Đối với mục đích SXNN, tình hình thu nợ tăng qua các năm, trong đó chủ yếu là ngắn hạn. Cụ thể là năm 2011 tăng 9,4% (47.357 triệu đồng) so với 2010, bƣớc sang năm 2012 tiếp tục tăng 5,0% (27.692 triệu đồng) so với 2011. Tuy nhiên đối với thu nợ có kỳ hạn trung và dài hạn năm 2011 giảm lên đến 60,5% (6.757 triệu đồng), bƣớc sang 2012 có sự chuyển biến tích cực hơn cụ thể tăng 244,4% (ứng với tăng 10.795 triệu đồng). Do phần lớn cho vay SXNN là ngắn hạn, nhằm đáp ứng nguồn vốn lƣu động có thời hạn ngắn, do đó phần lớn doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao. Riêng đối với doanh số thu nợ có kỳ hạn trung và dài hạn, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số thu nợ, do trong năm này nông hộ gặp không ít khó khăn, do đó tình hình thu nợ trung và dài hạn có phần giảm đi, nhƣng bƣớc sang 2012 cùng với sự nỗ lực của CBTD và sự hợp tác trả nợ của khách hàng, vì vậy mà tình hình thu nợ đã có những chuyển biến tích cực.

Tiếp theo là tình hình thu nợ đối với mục đích KD-DV, phần lớn trong tổng số thu nợ thì ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn trung và dài hạn. Tình hình thu nợ ngắn hạn diễn biến tăng qua các năm cụ thể là năm 2011 tăng 145.874 triệu đồng (11,8%) so với 2010. Bƣớc sang 2012, tiếp tục tăng nhẹ 31.162 triệu đồng (2,3%) so với 2011. Còn đối với trung và dài hạn, thì năm 2011 có diễn biến giảm so với 2010 (giảm 59,6%) nhƣng tăng cao khi bƣớc sang 2012 (235,4%). Do KHCN vay sử dụng mục đích KD-DV phần lớn là bù đắp thiếu hụt vốn tạm thời, đầu tƣ ngắn hạn, nên khả năng thu nợ phần lớn ngắn hạn. Qua kết quả này cũng cho thấy, nỗ lực thu nợ của CBTD cũng nhƣ khả năng hợp tác của khách hàng trong công tác thu nợ.

Ngƣợc lại, đối với tình hình thu nợ nhằm mục đích tiêu dùng chiếm tỷ trong nhỏ so với các mục đích sử dụng khác, cả ngắn hạn và trung dài hạn có diễn biến giảm trong năm 2011 và năm 2012. Là do đứng trƣớc tình hình khó khăn chung của nền kinh tế cũng nhƣ tình hình nợ xấu do đó công tác thu nợ của Ngân hàng cũng gặp khó khăn hơn.

44

Bảng 4.13: Mối quan hệ thu nợ giữa thời hạn và mục đích sử dụng đối với KHCN tại NHTMCP CT AG giai đoạn 2010-2012

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh an giang (Trang 49 - 56)