Sơ lƣợc về tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh an giang (Trang 29 - 33)

Thƣơng CN An Giang từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013

Đối với Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam qui định mỗi chi nhánh Ngân hàng hoạt động thông qua hình thức mua bán vốn với Ngân hàng Hội sở, với hình thức này giúp Ngân hàng hội sở dễ dàng quản lý, kiểm soát, để từ đó đƣa ra những chính sách phù hợp, mua bán vốn đƣợc giải thích cụ thể nhƣ sau:

Trƣờng hợp tại chi nhánh có nhu cầu về vốn, sẽ thông qua Ngân hàng Hội sở để mua vốn với lãi suất do Hội sở qui định. Sau đó, Chi nhánh sẽ sử dụng nguồn vốn này để cho vay khách hàng và đầu tƣ khác, dựa vào lãi suất thị trƣờng cũng nhƣ lãi suất của đối thủ cạnh tranh từ đó Ngân hàng đƣa ra lãi suất cho vay phù hợp. Ngƣợc lại, đối với vốn huy động Chi nhánh sẽ đem số vốn này bán lại cho NH Hội sở theo mức giá do hội sở quy định nhằm thu về lợi nhuận. Do đó, trong cơ cấu nguồn vốn tại Chi nhánh chỉ bao gồm nguồn vốn huy động mà không có nguồn vốn điều chuyển từ Ngân hàng Hội sở.

19

Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng VN chi nhánh An Giang giai đoạn 2010 - 2012

ĐVT: Triệu đồng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Theo nhóm khách hàng KHDN 693.878 710.965 727.839 17.087 2,5 16.874 2,4 KHCN 408.539 673.015 706.197 264.476 64,7 33.182 4,9 Khác 61.192 128.711 266.294 67.519 110,3 137.583 106,9 Theo kỳ hạn Có kỳ hạn 930.887 1.258.820 1.358.015 327.933 35,2 99.195 7,9 Không kỳ hạn 232.722 253.871 342.315 21.149 9,1 88.444 34,8

Theo loại tiền

VNĐ 1.000.704 1.303.353 1.511.322 302.649 30,2 207.969 16,0 Ngoại tệ 162.905 209.338 189.008 46.433 28,5 -20.330 -9,7

Tổng 1.163.609 1.512.691 1.700.330 349.082 30,0 187.639 12,4

Nguồn: Phòng tổng hợp NHTMCP Công Thương CN AG giai đoạn 2010 – 2012 Chú thích: “KHDN” khách hàng doanh nghiệp; “KHCN” khách hàng cá nhân

Nguồn vốn huy động đƣợc xem là nguồn vốn chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và có chí phí thấp, nó đƣợc hình thành từ nhiều nguồn khác nhau nhƣ: tiền gửi tiết kiệm của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, hoặc các giấy tờ có giá,… Đối với NH Công Thƣơng chi nhánh An Giang việc tăng cƣờng nguồn vốn luôn đƣợc xem là một trong những nhiệm vụ hàng đầu. Thông qua kết quả phân tích ở Bảng 3.1 cho thấy rằng tình hình huy động vốn tăng đều qua các năm. Trong năm 2010, tổng nguồn vốn huy động đạt 1.163.609 triệu đồng. Sang năm 2011 là 1.512.691 triệu đồng tăng 349.082 triệu đồng, tƣơng ứng tỷ lệ 30% so với năm trƣớc đó. Đến Năm 2012 nguồn vốn huy động tiếp tục tăng 187.639 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 12,4% so với năm 2011. Trong những năm qua, trƣớc sức ép và cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng với nhau, thông qua lãi huy động hấp dẫn và đƣa ra nhiều chƣơng trình khuyến mãi để thu hút khách hàng. Song, đối với Ngân hàng TMCP Công Thƣơng VN chi nhánh An Giang đƣợc xem là một trong những Ngân hàng có uy tín và hoạt động lâu năm trên địa bàn tỉnh, đã tạo đƣợc lòng tin và là nơi đáng tin cậy để khách hàng gửi tiền. Bên cạnh đó, để đứng vững trên thị trƣờng và để thu hút đƣợc nguồn vốn trong dân cƣ, ngân hàng đã nghiên cứu ban hành chính sách lãi suất huy động vốn linh hoạt, bám sát lãi suất thị trƣờng có tính cạnh tranh đi đôi với công tác tiếp thị, quảng cáo, khuyến mãi, chăm sóc khách hàng, đƣa ra những sản phẩm, dịch vụ huy động mới ngày càng hấp dẫn, phát hành thẻ ATM,…Do đó, mặt dù phải đối mặt với những khó khăn thách thức nhƣng Ngân Hàng vẫn hoàn thành xuất sắc mục tiêu đó là

20

nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn trong những năm qua. Cụ thể hơn, thông qua những chỉ tiêu huy động theo đối tƣợng khách hàng, kỳ hạn và loại tiền gửi sẽ cho chúng ta thấy đƣợc rõ hơn tính hiệu quả của hoạt động huy động vốn:

Theo nhóm khách hàng

Tình hình huy động vốn theo đối tƣợng gửi tiền đƣợc thể hiện qua hai nhóm khách hàng chính đó là Khách hàng Doanh nghiệp và Khách hàng Cá nhân. Ngoài ra, Ngân hàng còn huy động thông qua các Định chế tài chính và Kho bạc Nhà nƣớc. Qua Bảng 3.1 cho thấy hoạt động huy động vốn của các nhóm khách hàng đều tăng qua các năm. Trong đó, đối với nhóm KHCN có chiều hƣớng tăng qua các năm, cụ thể là năm 2010 đạt 408.539 triệu đồng, năm 2011 đạt 673.015 triệu đồng tăng 264.476 triệu đồng, tƣơng đƣơng với 64,7%. Đến 2012, tăng 33.182 triệu đồng, tƣơng đƣơng 4,9% so với năm 2011. Qua đây cho thấy, nguồn vốn huy động đối với KHCN tăng cao ở năm 2011, do trong năm Ngân hàng mở rộng quy mô cho vay đối với KHCN bằng các chiến lƣợc thu hút khách hàng thông qua lãi suất hấp dẫn và nhiều chƣơng trình khuyến mãi đối với tiền gửi tại Ngân hàng, cùng với đó tình hình kinh tế có sự chuyển biến tích cực, do đó phần lớn các cá nhân và tổ chức hoạt động kinh doanh có hiệu quả, vì vậy mà nhu cầu gửi tiền của dân cƣ tăng cao.

Theo kỳ hạn

Trong tổng số nguồn vốn huy động, huy động có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với không kỳ hạn. Cụ thể, đối với có kỳ hạn luôn chiếm khoảng trên 80% trong tổng số vốn huy động và tăng qua các năm, cụ thể là năm 2011 nguồn huy động có kỳ hạn tăng cao so với 2010 (tăng 327.933 triệu đồng, tƣơng ứng 35,2%). Nguyên nhân, nhằm đảm bảo tính rủi ro thấp và chủ động đƣợc trong việc sử dụng nguồn vốn huy động để đầu tƣ, do đó Ngân hàng luôn ƣu tiên, và khuyến khích khách hàng gửi tiền có kỳ hạn. Bên cạnh đó, đối với nguồn vốn không kỳ hạn tăng cao trong năm 2012, tăng 88.44 triệu đồng, tƣơng ứng với tăng 34,8% so với năm 2011. Do nhu cầu sử dụng tiền để thanh toán của khách hàng tăng, nên nguồn huy động không kỳ hạn trong năm này tăng cao so với những năm trƣớc đó.

Theo loại tiền

Đối với nguồn vốn huy động tiền gửi theo loại tiền, phần lớn Ngân hàng huy động từ VNĐ (chiếm trên 85% trên tổng nguồn vốn huy động). Và có diễn biến tăng qua các năm cụ thể là trong năm 2011 huy động từ VNĐ tăng cao so với năm 2010 (tăng 302.649 triệu đồng, tƣơng ứng với tỷ lệ 30,2%). Trong khi đó, đối với huy động từ Ngoại tệ có chiều hƣớng giảm, năm 2012

21

giảm 20.330 triệu đồng, tƣơng ứng giảm 9,7% so với 2011. Nguyên do, Ngân hàng thực hiện đúng chủ trƣơng của NHNN trong việc hạn chế huy động và cho vay đối với Ngoại tệ cụ thể nhƣ Thông tƣ 14/2011/TT-NHNN khống chế trần lãi suất huy động USD. Do đó, nguồn vốn huy động ngoại tệ có chiều hƣớng giảm dần qua các năm.

Bảng 3.2: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng VN chi nhánh An Giang trong 6 tháng đầu năm 2013

ĐVT: Triệu đồng 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch Số tiền % Theo nhóm khách hàng KHDN 720.503 877.372 156.869 21,8 KHCN 690.465 753.413 62.948 9,1 Khác 239.247 204.571 -34.676 -14,5 Theo kỳ hạn Có kỳ hạn 1.379.251 1.423.002 43.751 3,2 Không kỳ hạn 270.964 412.354 141.390 52,2

Theo loại tiền .

VNĐ 1.451.363 1.631.581 180.218 12,4

Ngoại tệ 198.852 203.775 4.923 2,5

Tổng 1.650.215 1.835.356 185.141 11,2

Nguồn: Phòng tổng hợp NHTMCP Công Thương CN AG trong 6 tháng đầu năm 2013 Chú thích: “KHDN” khách hàng doanh nghiệp; “KHCN” khách hàng cá nhân

Đối với nguồn vốn huy động trong 6 tháng đầu năm 2013 có chuyển biến tích cực, cụ thể là tổng nguồn vốn huy động tăng đáng là 185.141 triệu đồng, tƣơng ứng với tỷ lệ 11,2% so với 6 tháng đầu năm 2012. Trong đó:

Đối với huy động theo nhóm khách hàng: Nguồn huy động từ KHDN tăng cao ở 6 tháng đầu năm 2013, cụ thể là tăng 156.869 triệu đồng, tƣơng ứng 21,8% so với 6 tháng đầu năm 2012. Do trong những tháng đầu năm phần lớn hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có chuyển biến tích cực, nên nguồn huy động từ nhóm khách hàng này cũng tăng cao.

Đối với huy động theo kỳ hạn: Từ Bảng 3.2 cho thấy nguồn vốn huy động có kỳ hạn 6 tháng đầu năm 2012 đạt 1.379.251 triệu đồng, cao hơn so với đến ngày 31/12/2012 (đạt 1.358.015 triệu đồng). Sỡ dĩ có sự chênh lệch này là do 6 tháng đầu năm 2012 nhu cầu tiền gửi của khách hàng có kỳ hạn ngắn hạn tăng cao, đến cuối năm 2012 do một phần nhu cầu tiền gửi ngắn hạn giảm, cộng vào đó lƣợng tiền rút tăng vào những tháng cuối năm. Ngoài ra, đối với nguồn huy động không kỳ hạn có tốc độ tăng cao hơn so với có kỳ hạn. Trong 6 tháng đầu năm 2013, huy động không kỳ hạn đạt 412.354 triệu đồng, tăng 141.390 triệu đồng, tƣơng ứng tỷ lệ 52,2 % so với 6 tháng đầu năm

22

2012. Nguyên nhân, do nhu cầu thanh toán tiền trong tƣơng lai tăng do đó nhu cầu tiền gửi không kỳ hạn của các doanh nghiệp tăng cao.

Bên cạnh đó, đối với huy động theo loại tiền, nguồn huy động từ VNĐ tiếp tục diễn biến tăng trong 6 tháng đầu năm 2013. Cụ thể là, 6 tháng đầu năm 2013 huy động VNĐ đạt 1.631.581 triệu đồng, tăng 180.218 triệu đồng, tƣơng ứng với tỷ lệ 12,4% so với 6 tháng đầu năm 2012. Do Ngân hàng tiếp tục thực hiện chủ chƣơng của NHNN, khống chế lãi suất huy động ngoại tệ, nhằm hạn chế huy động ngoại tệ trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh an giang (Trang 29 - 33)