Phân tích tình hình doanh số cho vay đối với khách hàng cá nhân từ năm

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh an giang (Trang 40 - 49)

nhân từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013

4.2.1.1 Phân tích tình hình doanh số cho vay đối với khách hàng cá nhân theo thời hạn

Doanh số cho vay trong kỳ là tổng số tiền đã cho khách hàng vay trong kỳ, đƣợc tính cho ngày, tháng, năm, quý. Doanh số cho vay phản ánh kết quả về việc phát triển, mở rộng hoạt động cho vay và tốc độ tăng trƣởng tín dụng của Ngân hàng. Dƣới đây là phản ánh tình hình cho vay theo kỳ hạn đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng cụ thể nhƣ sau:

Bảng 4.3: Doanh số cho vay đối với khách hàng cá nhân theo kỳ hạn tại NH TMCP Công Thƣơng CN AG giai đoạn 2010 - 2012

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 1.877.556 2.058.528 2.204.617 180.972 9,6 146.089 7,1 Trung và Dài hạn 46.101 45.436 57.107 -665 -1,4 11.671 25,7 Tổng 1.923.657 2.103.964 2.261.724 180.307 9,4 157.760 7,5

Nguồn: Phòng tổng hợp NHTMCP Công Thương CN AG giai đoạn 2010 – 2012

Qua Bảng 4.3 ta thấy trong khi cho vay đối với ngắn hạn tăng trƣởng ổn định qua các năm, thì đối với trung và dài hạn có diễn biến tăng giảm qua các năm.

Ngắn hạn

Trong tổng số doanh số cho vay theo kỳ hạn, ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao (trên 90%, tỷ trọng này duy trì ổn định qua các năm). Cụ thể hơn, trong năm 2010 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 1.877.556 triệu đồng, đến năm 2011 doanh số đạt 2.058.528 triệu đồng, tăng 180.972 triệu đồng, tƣơng ứng

30

tăng 9,6% so với năm 2010 và sang năm 2012 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 2.204.617 triệu đồng, tăng 146.089 triệu đồng, tƣơng đƣơng 12,5 % so với năm 2011.

Do mục đích cho vay ngắn hạn tại ngân hàng là hỗ trợ cho vốn lƣu động cho các đơn vị sản xuất bổ sung vốn kinh doanh, hỗ trợ vốn cho bà con nông dân phát triển sản xuất Nông nghiệp và tiêu dùng cá nhân. Dùng vốn tín dụng để tài trợ cho các nhu cầu vay ngắn hạn sẽ giúp ngân hàng đảm bảo tính thanh khoản cho đồng vốn, và đem lại tính an toàn hơn trong hoạt động cho vay bởi phần lớn khách hàng vay vốn chủ yếu là phục vụ sản xuất có chu kỳ ngắn (chẳng hạn nhƣ trồng trọt, chăn nuôi theo mùa vụ). Bên cạnh đó, nhu cầu vốn ngắn hạn đối với các hộ sản xuất kinh doanh nhằm để bổ sung vốn lƣu động thiếu hụt trong quá trình sản xuất kinh doanh, để thanh toán tiền vật tƣ, nguyên liệu, hàng hoá,...ngày càng tăng. Mặt khác, để hạn chế mức thấp nhất rủi ro, Ngân hàng đã đƣa ra chiến lƣợc là mở rộng cho vay ngắn hạn, và hạn chế cho vay trung và dài hạn mang nhiều rủi ro tiềm tàng.

Trung và Dài hạn

Đối với doanh số cho vay trung và dài hạn, thì lại diễn biến tăng giảm qua các năm. Chẳng hạn nhƣ năm 2011, doanh số trung và dài hạn đạt 45.436 triệu đồng, giảm 665 triệu đồng, tƣơng ứng với giảm 1,4% so với năm 2010 (46.101 triệu đồng). Bƣớc sang năm 2012, doanh số này tăng trở lại cụ thể là đạt 57.105 triệu đồng, tăng 11.671 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 25,7% so với năm 2011.

Nguyên nhân của sự tăng giảm này là do trong năm 2011 đƣợc xem là một năm đầy khó khăn với doanh nghiệp và hộ sản xuất. Bên cạnh đó, là sự kiểm soát chặt chẽ của NHNN về việc phòng ngừa rủi ro nợ xấu, và hạn chế cho vay trung và dài hạn là một trong những biện pháp hạn chế rủi ro. Bƣớc sang 2012 tình hình nền kinh tế đã phần nào cải thiện, đầu tƣ các dự án trung và dài hạn đƣợc Ngân hàng cẩn trọng xem xét cho vay.

Qua đây cho thấy rằng, để đạt đƣợc kết quả trên là do các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn làm ăn khá hiệu quả, đặc biệt là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Vì thế họ tiếp tục đầu tƣ sản xuất, mở rộng quy mô kinh doanh nên nhu cầu vốn lƣu động ngày càng tăng.Bên cạnh đó thì đời sống của ngƣời dân đƣợc cải thiện nên nhu cầu vốn mua xe, xây nhà,… ngày càng tăng. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng ngày càng nâng cao trình độ nghiệp vụ, phong cách phục vụ ngày càng chuyên nghiệp hơn tạo đƣợc mối quan hệ thân thiết giữa ngân hàng và khách hàng.

31

Bảng 4.4: Tình hình doanh số cho vay của KHCN theo kỳ hạn tại Ngân hàng TMCP CT CN AG trong 6 tháng đầu năm 2013

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch Số tiền % Ngắn hạn 1.586.497 1.771.532 185.035 11,7 Trung và dài hạn 33.664 53.080 19.416 57,7 Tổng 1.620.161 1.824.612 204.451 12,6

Nguồn: Phòng tổng hợp NHTMCP Công Thương CN AG 6 tháng đầu năm 2013

Tiếp bƣớc sự phát triển của doanh số cho vay theo kỳ hạn đối với khách hàng cá nhân trong giai đoạn 2010-2012. Tình hình doanh số cho vay theo kỳ hạn trong 6 tháng đầu năm 2013, đã có chuyển biến tích cực. Nhìn vào số liệu phân tích ở Bảng 4.4, cho thấy doanh số cho vay theo các kỳ hạn đều tăng đáng kể. Cụ thể là, đối với cho vay ngắn hạn trong 6 tháng đầu năm 2013 đạt 1.771.532 triệu đồng, tăng 185.035 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 11,7% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân, do sự gia tăng của nhu cầu vốn lƣu động trong sản xuất kinh doanh đối với các hộ kinh doanh. Trong nông nghiệp, ngƣời dân đã đầu tƣ máy móc, chi phí sản xuất nông nghiệp…chẳng hạn nhƣ, đầu tƣ mua máy cày, máy gặt đập liên hợp. Do đó, nhu cầu vốn ngắn hạn trong những tháng đầu năm tăng đáng kể. Bên cạnh sự gia tăng về doanh số cho vay ngắn hạn, thì doanh số cho vay trung và dài hạn cũng tăng mạnh, cụ thể là 6 tháng đầu năm 2013 đạt 53.080 triệu đồng tăng 19.416 triệu đồng và 57,7% so với 6 tháng đầu năm 2012, do phần lớn ngân hàng cho vay đầu tƣ những dự án dài hạn, phục vụ nhu cầu xây dựng nhà ở, mua xe trả góp,…Đối với những khoản vay này Ngân hàng luôn căn nhắc và xem xét kỹ lƣỡng trƣớc khi giải ngân, đi đôi với việc gia tăng doanh số, nhƣng vẫn phải đảm bảo chất lƣợng đối với các món vay, đặc biệt là đối với các món có kỳ hạn trung và dài hạn.

4.2.1.2 Phân tích tình hình doanh số cho vay đối với khách hàng cá nhân theo mục đích sử dụng

Doanh số cho vay đối với khách hàng cá nhân cũng đƣợc thể hiện qua những mục đích sử dụng khác nhau chẳng hạn nhƣ: sản xuất nông nghiệp, tiêu dùng, kinh doanh – dịch vụ. Qua Bảng 4.5 cho thấy trong tổng doanh số cho vay, cho vay với mục đích kinh doanh và dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng cao qua các năm (chiếm trên 70% trong tổng số cho vay), tiếp đến là cho vay sản xuất Nông nghiệp (chiếm trên 25% trong tổng số cho vay qua các năm) và có chiều

32

hƣớng tăng đáng kể qua các năm. Để hiểu rõ hơn những diễn biến của từng mục đích sử dụng ta đi vào phân tích cụ thể nhƣ sau:

Bảng 4.5: Tình hình doanh số cho vay đối với KHCN theo mục đích sử dụng tại NH TMCP CT VN CN AG giai đoạn 2010 - 2012

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % SXNN 530.929 593.318 658.162 62.389 11,8 64.844 10.9 KD - DV 1.371.568 1.485.399 1.583.207 113.831 8,3 97.808 6.6 Tiêu dùng 21.160 25.247 20.355 4.087 19,3 -4.892 -19,4 Tổng 1.923.657 2.103.964 2.261.724 180.307 9,4 157.760 7.5

Nguồn: Phòng tổng hợp NHTMCP Công Thương CN AG giai đoạn 2010 – 2012 Chú thích: SXNN – Sản xuất Nông nghiệp; KDDV – Kinh Doanh và Dịch vụ

Sản xuất Nông nghiệp

Đứng trƣớc tình hình phát triển chung của nền kinh tế trên địa bàn tỉnh An Giang, một phần do thế mạnh của tỉnh là Nông nghiệp (chủ yếu là lúa và nuôi trồng thủy sản). Bên cạnh đó, theo chủ trƣơng của phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới định hƣớng CNH-HĐH, nhƣng vẫn phải chú trọng phát triển Nông nghiệp đặc biệt là biện pháp hỗ trợ vốn cho nông hộ sản xuất. Vì vậy, Ngân hàng luôn xác định nông nghiệp, nông thôn và nông dân là thị trƣờng truyền thống và ƣu tiên hàng đầu.

Doanh số cho vay đối với ngành sản xuất Nông nghiệp trong những năm qua, đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ. Cụ thể nhƣ sau: Năm 2010 doanh số cho vay đạt 530.929 triệu đồng. Đến năm 2011 đạt 593.318 triệu đồng, tăng 62.389 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 11,8% so với năm trƣớc đó. Bƣớc sang năm 2012, đạt 658.162 triệu đồng, tăng 64.844 triệu đồng, tƣơng ứng với tỷ lệ 10,9% so với năm 2011.

Nguyên nhân của sự gia tăng này là do, trong những năm qua nhu cầu vay vốn để đầu tƣ phục vụ sản xuất Nông nghiệp tăng cao chẳng hạn nhƣ: Trong lĩnh vực trồng trọt, đặc biệt đối với nông hộ trồng lúa, vai trò của Ngân hàng là cung cấp vốn, giúp nông hộ có thể trang bị máy nông nghiệp nhƣ máy cày, máy gặt đập liên hợp, máy bơm nƣớc,…giúp cơ giới hóa Nông nghiệp, góp phần nâng cao nâng suất lúa. Riêng đối với, nông hộ nuôi trồng thủy sản, đặt biệt là nuôi cá da trơn, việc cung cấp vốn giúp nông hộ có thể đầu tƣ và mở rộng quy mô nhƣ xây dựng ao mƣơng, máy bơm nƣớc, thức ăn và thuốc thủy sản. Bên cạnh đó, từ ngày 01/07/2010, Ngân Hàng TMCP Công Thƣơng VN chi nhánh An Giang đã thực hiện áp dụng lãi suất cho vay đối với các đối

33

tƣợng ƣu đãi theo Nghị quyết 18/NQ-CP của Chính Phủ ngày 16/04/2010, cụ thể là áp dụng lãi suất cho vay đối với Nông nghiệp Nông thôn tối đa là 12,5%/năm. Đến năm 2012, thì cho vay trong lĩnh vực Nông nghiệp vẫn đƣợc Ngân hàng ƣu tiên giải ngân và áp dụng lãi suất hỗ trợ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nông hộ an tâm sản xuất.

Kinh doanh – Dịch vụ

Đối với cho vay đối với khách hàng cá nhân nhằm mục đích kinh doanh và dịch vụ đƣợc Ngân hàng tập trung cho vay nhiều nhất, phần lớn khách hàng vay chủ yếu là những hộ kinh doanh nhỏ lẽ và những doanh nghiệp nhỏ. Mục đích vay vốn của họ là để bổ sung, đầu tƣ vốn cho hoạt động kinh doanh. Đối với những khoản vay này có hệ số quay vòng cao do đó hệ số rủi ro rất thấp và số lƣợng tiền vay không quá lớn giúp ngân hàng giảm đƣợc các khoản chi phí hoạt động.

Trong những năm qua, cho vay với mục đích Kinh doanh và Dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng lớn, thƣờng là chiếm trên 70% trong tổng số doanh số cho vay đối với khách hàng cá nhân. Mặt dù, tình hình kinh tế đã trãi qua những giai đoạn khó khăn, song với nỗ lực không ngừng của CBTD Ngân hàng, đã đem lại kết quả khả quan, cụ thể nhƣ sau: Năm 2010 doanh số cho vay mục đích KD-DV đạt 1.371.568 triệu đồng. Năm 2011 là 1.485.399 triệu đồng, tăng 113.831 triệu đồng, tƣơng ứng với tỷ lệ 8,3% so với năm 2010. Bƣớc sang năm 2012, doanh số tiếp tục tăng cụ thể là tăng 97.808 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 6,6% so với năm 2011.

Mặt dù, do sự biến động của nền kinh tế trong những năm gần đây cụ thể là sự thay đổi lãi suất, cũng nhƣ các chính sách tiền tệ của chính phủ đã tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đối tƣợng KHCN. Nhƣng dƣới sự chỉ đạo đúng hƣớng của chỉnh phủ, trong việc kiềm chế lạm phát cũng nhƣ quan tâm đến thị trƣờng tài chính, đƣa tình hình kinh tế đi vào quỹ đạo ổn định. Trƣớc sự hồi phục của nền kinh tế, nhu cầu vốn lƣu động phục vụ nhu cầu sản xuất và đầu tƣ máy móc thiết bị ngày càng tăng. Nắm bắt đƣợc xu thế đó, Ngân hàng đã đƣa ra những chiến lƣợc kinh doanh hợp lý, biểu lãi suất thay đổi linh hoạt phù hợp với từng thời kì, từng đối tƣợng khách hàng. Cụ thể, trong tháng 7/2011, NHCT đã triển khai chƣơng trình “Ƣu đãi lãi suất cho vay phát triển công nghiệp hỗ trợ” dành cho khách hàng phục vụ ngành cơ khí – chế tạo, dệt – may, da – giầy. Chƣơng trình nhằm thực thi chỉ đạo của Chính phủ về những giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011, góp phần thực hiện chủ trƣơng phát triển một số ngành công nghiệp, đồng thời giải quyết nhu cầu về vốn, đẩy mạnh phát triển Công nghiệp đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Mức lãi suất ƣu đãi đối với chƣơng

34

trình là 1%/năm so với lãi suất cho vay thông thƣờng cùng thời hạn, nhƣng không thấp hơn sàn lãi suất cho vay của NHCT trong từng thời kỳ. Qua đây cho thấy rằng, bằng những nỗ lực không ngừng của CBTD phòng KHCN tại NHCT, trong việc đƣa ra những chiến lƣợc cho vay, đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn SXKD.

Tiêu dùng

Một phần trong cho vay theo mục đích, thì cho vay đối với mục đích tiêu dùng của khách hàng cá nhân cũng đƣợc ngân hàng quan tâm và xem xét giải ngân. Đối với những món vay phục vụ mục đích tiêu dùng rất khó kiểm soát, quản lý, theo dõi khách hàng sử dụng có đúng mục đích hay không, do đó, dễ gây ra tình trạng nợ xấu.

Đối với doanh số cho vay nhằm mục đích tiêu dùng của KHCN, đã có những diễn biến tăng giảm qua các năm. Chẳng hạn nhƣ, năm 2010 doanh số đạt 21.160 triệu đồng, bƣớc sang năm 2011 doanh số đạt 25.247 triệu đồng, tăng 4.087 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 19,3% so với năm 2010. Nhu cầu vốn vay tiêu dùng gia tăng chủ yếu là vay để xây dựng và sửa chữa nhà ở, mua xe, du học, thẻ,…Nguyên nhân tăng là do trong những năm qua Ngân hàng đƣa ra những chƣơng trình khuyến mãi thu hút KH điển hình nhƣ: Chƣơng trình ƣu đãi cho vay mua nhà ở “chung tay xây nhà mơ ƣớc” đƣợc thực hiện 2/7 đến 31/12/2011. Gói hỗ trợ trị giá 5.000 tỷ đồng dành cho cá nhân, tham gia chƣơng trình, khách hàng sẽ đƣợc hƣởng mức lãi suất ƣu đãi hấp dẫn là 12%/năm trong thời hạn ƣu đãi. Ngoài ra, Ngân hàng còn cho vay thông qua hình thức cấp thẻ tín dụng (JCB, Master, Visa,…), có nghĩa là mỗi KHCN đều đƣợc cấp một hạn mức tín dụng nhất định dựa vào thu nhập hàng tháng của KH. Biết đƣợc nhu cầu sử dụng thẻ ngày càng phổ biến, Ngân hàng đã cho ra đời nhiều chủng loại thẻ mới, với những gói ƣu đãi dành cho khách hàng sử dụng thẻ, một phần giúp hạn chế sử dụng tiền mặt trong lƣu thông tiền tệ, mặt khác giúp Ngân hàng dễ dàng kiểm soát quản lý tín dụng. Tuy nhiên bƣớc sang năm 2012, tình hình hoạt động cho vay tiêu lại có chiều hƣớng giảm, cụ thể là giảm 4.892 triệu đồng, tƣơng đƣơng giảm 19,4% so với năm 2011. Do trong năm 2012 Nhà nƣớc khắc khe hơn trong vấn đề giải quyết nợ xấu, buộc các NHTM nói chung và NHCT chi nhánh An Giang nói riêng, rà soát và hạn chế cho vay đối với mục đích tiêu dùng vì những món vay này mang nhiều tiềm ẩn rủi ro.

Bƣớc tiếp những thành quả đạt đƣợc trong giai đoạn 2010-2012, tình hình cho vay theo mục đích sử dụng của KHCN trong 6 tháng đầu năm 2013 trong Bảng 4.6 cho thấy tăng đáng kể, nổi bật là cho vay tiêu dùng tăng

35

50,2%, tiếp đến là SXNN tăng 15,8% và KD-DV tăng 11,0% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân của sự gia tăng này cụ thể nhƣ sau:

Bảng 4.6: Tình hình doanh số cho vay của KHCN theo mục đích sử dụng tại NHTMCP CT VN CN AG 6 tháng đầu năm 2013

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch Số tiền % SXNN 463.366 536.436 73.070 15,8 KD – DV 1.147.074 1.273.579 126.505 11,0 Tiêu dùng 9.721 14.597 4.876 50,2 Tổng 1.620.161 1.824.612 204.451 12,6

Nguồn: Phòng tổng hợp NHTMCP Công Thương CN AG 6 tháng đầu năm 2013 Chú thích: SXNN – Sản xuất Nông nghiệp; KDDV – Kinh Doanh và Dịch vụ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh an giang (Trang 40 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)