+ Năm 2012
Bảng 4.9 Bảng phân tích tình hình tiêu thụ mặt hàng chủ yếu năm 2012
41 Mặt hàng chủ yếu Năm 2011 (Q2011P2011) Năm 2012 (Q2012P2011) Tổng số Trong giới hạn năm 2011 Vượt so với năm 2011 Hụt so với năm 2011 Craven A 7.628.166 6.167.340 6.167.340 (1.460.826) Dunhill 5.756.211 8.726.130 5.756.211 2.969.919 Marlboro 13.662.062,4 12.515.472 12.515.472 (1.146.590,4) Basto 2.430.404 2.410.074 2.410.074 (20.330) Cộng 29.476.843,4 29.819.016 26.849.097 2.969.919 (2.627.746,4)
Nguồn: Trích từ phòng kế toán công ty cổ phần Quốc Việt
Qua bảng số liệu trên ta có thể xác định được tỷ lệ phần trăm hoàn thành khối lượng tiêu thụ mặt hàng chủ yếu năm 2012 như sau: T= 26.849.097/29.476.843,4 = 91,09%
Qua kết quả phân tích trên cho thấy, trong khi chỉ tiêu khối lượng tiêu thụ nói chung vượt so với năm 2011 là 1,16%, thì chỉ tiêu khối lượng tiêu thụ theo mặt hàng chủ yếu chỉ đạt 91,09% so với năm trước (giảm so với năm 2011 là 8,91%), nguyên nhân là do 3 mặt hàng Craven A, Marlboro và Basto không hoàn thành như năm trước chỉ đạt tỷ lệ lần lượt là 80,85%, 91,61%, 99,16% . Doanh nghiệp trong năm 2013 nên đi sâu vào nghiên cứu nguyên nhân và những vấn đề có liên quan trong việc không hoàn thành khối lượng 3 mặt hàng này để có giải pháp trong chỉ đạo và điều hành hoạt động kinh doanh.
+ Năm 2012-2013
Bảng 4.10 Bảng phân tích tình hình tiêu thụ mặt hàng chủ yếu năm 2013
Trong bảng phân tích này ta lấy đơn giá bán năm 2012 làm đơn giá cố định để phân tích.
42 Mặt hàng chủ yếu Năm 2012 (Q2012P2012) Năm 2013 (Q2013P2012) Tổng số Trong giới hạn năm 2012 Vượt so với năm 2012 Hụt so với năm 2012 Craven A 6.338.655 6.526.430 6.338.655 187.775 Dunhill 8.402.940 7.735.780 7.735.780 (667.160) Marlboro 12.083.904 12.658.077,6 12.083.904 574.173,6 Basto 2.283.228 2.313.046,8 2.283.228 29.818,8 Cộng 29.108.727 29.233.334,4 28.441.567 791.767,4 (667.160)
Nguồn: Trích từ phòng kế toán công ty cổ phần Quốc Việt
Qua bảng số liệu trên ta có thể xác định được tỷ lệ phần trăm hoàn thành khối lượng tiêu thụ mặt hàng chủ yếu năm 2013 như sau: T= 28.441.567/29.233.334,4 = 97,29%
Qua kết quả phân tích trên cho thấy, trong khi chỉ tiêu khối lượng tiêu thụ nói chung vượt so với năm 2012 là 0,43%, thì chỉ tiêu khối lượng tiêu thụ theo mặt hàng chủ yếu chỉ đạt 97,29% so với năm 2012 (giảm so với năm 2012 là 2,71%), nguyên nhân là do mặt hàng Dunhill không hoàn thành như năm trước chỉ đạt tỷ lệ lần lượt là 92,06%. Doanh nghiệp trong năm 2014 nên đi sâu vào nghiên cứu nguyên nhân và những vấn đề có liên quan trong việc không hoàn thành khối lượng 3 mặt hàng này để có giải pháp trong chỉ đạo và điều hành hoạt động kinh doanh.
4.3 PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY QUA BA NĂM 2011, 2012 , 2013 4.3.1 Phân tích khái quát lợi nhuận
43
Bảng 4.11 Bảng phân tích chung lợi nhuận của doanh nghiệp năm 2011-2013 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch năm
2012-2011
Chênh lệch năm 2013- 2012
Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %
1/ LN từ HĐKD 1.062.936.142 125,12 1.084.629.465 70,97 1.432.603.104 91,31 21.693.323 2 347.973.639 3,21 2/ LN từ HĐTC (235.600.893) (27,73) (16.198.559) (1,06) 8.554.797 0,5 219.402.334 (93,12) 24.753.356 152,81 3/ LN khác 22.174.407 2,61 459.915.572 30,09 127.725.000 8,14 437.741.165 1.974,08 (332.190.572) (72,23) 4/ Tổng lợi nhuận 849.509.656 100 1.528.346.478 100 1.568.882.901 100 678.836.822 79,9 40.536.423 2,65
44
Qua bảng phân tích trên chúng ta thấy từ năm 2011 đến 2013 lợi nhuận Công ty đều tăng qua các năm, cụ thể năm 2012 so năm 2011 lợi nhuận tăng 678.836.822 đồng, năm 2013 so với năm 2012 lợi nhuận tăng 40.536.423 đồng.
Kết quả bảng phân tích trên cho thấy trong cả ba năm 2011 – 2013 lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chiếm tỷ trọng cao và nắm vai trò chủ đạo quyết định tổng lợi nhuận hằng năm của công ty. Trong ba năm từ 2011 – 2013 lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đều tăng đều qua các năm, năm 2012 so với năm 2011 lợi nhuận tăng 21.693.323 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 2%, đến năm 2013 lợi nhuân lại tiếp tục tăng mạnh và tỷ lệ tăng cao hơn năm 2012 đạt 32,08 % với mức tăng lợi nhuận tương ứng là 347.973.639 đồng. Kết quả của sự tăng vọt về lợi nhuận này là do năm 2013 doanh nghiệp đã áp dụng chính sách tiết kiệm chi phí, việc này giúp doanh nghiệp tiết kiệm khá nhiều về giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng. Về mặt giá vốn trong năm 2013 tỷ trọng giá vốn chiếm trong doanh thu là 96,2% (46.710.957.809/48.532.060.327) trong khi đó tỷ trọng này trong năm 2012 là 97% (48.768.067.472/50.271.918.864), năm 2013 tỷ lệ giá vốn hàng bán trong doanh thu giảm 0,8% so 2012, điều này giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm một lượng chi phí không nhỏ. Đồng thời năm 2013 doanh nghiệp đã cải thiện được tình hình tiêu thụ các mặt hàng chủ yếu của doanh nghiệp, giúp cho tỷ lệ tiêu thụ mặt hàng chủ yếu của doanh nghiệp năm 2013 đạt 97,29%, cải thiện hơn rất nhiều so với tỷ lệ năm 2012 đạt được chỉ 91,09%. Đây là một dấu hiệu chứng tỏ công ty đã làm rất tốt vai trò quản lý và tiêu thụ của mình trong năm 2013.
Trong hai năm 2011 và 2012 hoạt động tài chính của công ty đều lỗ, cụ thể năm 2011 lỗ 235.600.893 đồng, và năm 2012 lỗ 16.198.559 đồng, nguyên nhân của vấn đề lỗ này là do chi phí lãi vay trong hai năm này của công ty đã kéo lợi nhuận hoạt động này xuống số âm. Cụ thể trong năm 2011 chi phí lãi vay lên đến 243.885.875 đồng trong khi đó doanh thu tài chỉnh chỉ đạt 8.284.982 đồng là khoản tiền thu từ lãi ngân hàng. Mức chi phí lãi vay cao này là do công ty vay tiền để mở rộng quy mô (do trong năm 2011 công ty có tham gia đấu thầu công trình xây dựng vì vậy phải chi ra một khoản tiền khá lớn để tham gia đấu thầu một số khoản chi phí cụ thể cho việc tham gia đấu thầu công trình xây
45
dựng ( phí bảo lãnh dự thầu, thực hiện hợp đồng) và sử dụng cho hoạt động marketing. Năm 2012 công ty đã hoàn trả bớt nợ vay nên chi phí lãi vay giảm xuống còn 23.813.252 đồng, tuy nhiên do doanh thu hoạt động tài chính thấp nên hoạt động tài chính của công ty vẫn lỗ, năm 2012 công ty đã có ý định tiếp tục vay vốn để mở rộng quy mô nhưng do tình hình lạm phát cao nên công ty khó tiếp cận nguồn vốn vay. Đến năm 2013 khi công ty đã hoàn trả toàn bộ nợ vay hoạt động tài chính mới có lợi nhuận, và mức lợi nhuận là 8.554.797 đồng là tiền lãi từ tiền gửi ngân hàng.
Lợi nhuận khác cũng là một nhân tố quan trọng cấu thành nên tổng lợi nhuận của công ty. Tuy chiếm tỷ trọng không quá cao nhưng lợi nhuận khác cũng là một nguồn lợi nhuận của công ty. Năm 2011 lợi nhuận khác của công ty chiếm 2,61% trong tổng lợi nhuận, đây chủ yếu là khoản thu từ việc bán các phế liệu và thu từ tiền phạt vi phạm hợp đồng của khách hàng. Năm 2012 lợi nhuận khác của công ty tăng mạnh đạt 459.915.572 đồng chiếm 30,09% trong tổng lợi nhuận và tăng 1.974,08% so với năm 2011, khoản thu nhập này là do năm 2012 nhằm tiết kiệm chi phí và tạo thêm nguồn thu công ty đã cho thuê một vài kho còn trống chưa sử dụng, và trong năm này công ty cũng thu tiền phạt vi phạm hợp đồng của người bán do vi phạm hợp đồng không giao hàng đúng thời điểm và tự ý nâng giá bán bên nhà cung cấp.
4.3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
Bảng 4.12 Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận thuần công ty giai đoạn 2011-2013
46
Khoản mục Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012
Giá trị % Giá trị % Doanh thu thuần 41.459.601.585 50.271.918.864 48.532.060.327 8.812.317.279 21,25 (1.739.858.537) (3,46) GVHB 40.236.414.788 48.768.067.472 46.710.957.809 8.531.652.684 21,20 (2.057.109.663) (4,22) CP bán hàng 14.485.454 52.531.817 - 38.046.363 262,65 (52.531.817) (100) CP QLDN 145.765.201 366.690.110 388.499.414 220.924.909 151,56 21.809.304 5,95 Lợi nhuận thuần 1.062.936.142 1.084.629.465 1.432.603.104 21.693.323 2,04 347.973.639 32,08
Nguồn: Trích từ phòng kế toán công ty cổ phần Quốc Việt
Lợi nhuận tiêu thụ chỉ tiêu được xác định cho những sản phẩm mà doanh nghiệp đã tiêu thụ và đã thu tiền hoặc người mua chấp nhận trả. Đây là phần còn lại của doanh thu sau đi trừ đi tất cả các chi phí cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đó.
Ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty có nhiều nhân tố khách quan bao gồm các nhân tố sau: khối lượng sản phẩm tiêu thụ, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Để thấy rõ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ta tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty Cổ phần Quốc Việt.
Ta có công thức:
Lợi nhuận thuần = Qi * (Pi - Zi - CQLi)
Hay lợi nhuận thuần = doanh thu - giá vốn hàng bán – CP bán hàng -CPQLDN
Với Q: khối lượng hàng hóa.
47
I: loại hàng bán
-Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 2012
Lợi nhuận thuần năm 2011:
LN thuần = DT thuần - GVHB - CPBH - CPQLDN
= 41.459.601.585 – 40.236.414.788 – 14.485.454 – 145.765.201
= 1.062.936.142
Lợi nhuận thuần năm 2012:
LN thuần = DT thuần - GVHB - CPBH - CPQLDN
= 50.271.918.864 – 48.768.067.472 – 52.531.817 – 366.690.110
= 1.084.629.465
Đối tượng phân tích là:
LN thuần = LN thuần 2012- LN thuần 2011
= 1.084.629.465 - 1.062.936.142 = 21.693.323
Theo số liệu phân tích trên ta thấy năm lợi nhuận thuần năm 2012 tăng so với năm 2011 là 21.693.323 đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 2,04% so với năm 2011. Kết quả này là do sự ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Cụ thể, ta xét theo từng nhân tố:
Thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn:
Thay thế bước 1(nhân tố DT thuần)
+ Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “Doanh thu thuần” ta có:
DT thuần = DT thuần2012 - DT thuần2011
48
Doanh thu là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Năm 2012 doanh thu thuần công ty đạt 50.271.918.864 đồng tăng hơn so với năm 2011 nên đã làm cho lợi nhuận tăng lên 8.812.317.279 đồng. Đây là kết quả của việc trong năm 2012 Công ty cố gắng mở rộng vào một vài thị trường mới, đồng thời mở rộng thêm đại lý tại thị trường Cần Thơ, năm 2012 mặt dù tỷ lệ lạm phát giảm so 2011 nhưng tình hình kinh tế nước ta lại có xu hướng suy giảm, điều này ảnh hưởng tâm lý người dân, đây cũng là một trong các nguyên nhân làm mức doanh thu tăng lên trong năm 2012.
Thay thế bước 2 (nhân tố GVHB)
+ Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “giá vốn hàng bán” ta có:
GVHB = GVHB2012 - GVHB2011
=48.768.067.472–40.236.414.788 = 8.531.652.684
Giá vốn hàng bán cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận thuần của công ty. Giá vốn hàng bán năm 2012 tăng so với năm 2011 nên đã làm cho lợi nhuận giảm 8.531.652.684 đồng. Giá vốn năm 2012 tăng là do trong năm 2012 một vài nhà cung cấp đã tăng giá sản phẩm, việc này đã gây thiệt hại lớn đối với tình hình kinh doanh của công ty.
Thay thế bước 3 (nhân tố CPQLDN)
+ Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “chi phí quản lý doanh nghiệp” ta có:
CPQLDN = CPQLDN2012 - CPQLDN2011
= 366.690.110 - 145.765.201 = 220.924.909
Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2012 tăng so với năm 2011 đã làm cho lợi nhuận giảm 220.924.909 đồng. Trong năm 2012 chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh là do công ty phải chi khá nhiều tiền trong việc tiếp khách để bàn thảo về việc giá cả nguồn hàng, đồng thời công ty cũng chi ra nhiều khoản để mở rộng thị trường và thâm nhập các thị trường mới.
49
Thay thế bước 4 (nhân tố CPBH)
+ Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “ chi phí bán hàng”
CPBH = CPBH2012 - CPBH2011
= 52.531.817 – 14.485.454 = 38.046.363
Như vậy chi phí bán hàng năm 2012 tăng so với năm 2011 góp phần làm giảm lợi nhuận công ty 38.046.363 đồng. Việc tăng chi phí bán hàng là do bước đầu thâm nhập thị trường Công ty chịu chi phí vận chuyển cho bên mua việc này đã làm tăng chi phí bán hàng của công ty.
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: Nhân tố làm tăng lợi nhuận:
+ Doanh thu thuần: 8.812.317.279
Nhân tố làm giảm lợi nhuận:
+ Chi phí bán hàng: 38.046.363
+ Giá vốn hàng bán: 8.531.652.684
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: 220.924.909
Như vậy lợi nhuận năm 2012 tăng so với năm 2011 như sau:
= DT thuần - GVHB - CPQLDN
= 8.812.317.279 -38.046.363 - 8.531.652.684 - 220.924.909
= 21.693.323
Qua đó, ta thấy rằng lợi nhuận thuần của công ty cổ phần Quốc Việt năm 2012 tăng 21.693.323 đồng so với năm 2011, điều đó cho thấy công ty làm ăn có hiệu quả. Tuy nhiên năm 2012 mức độ tăng so với năm 2011 không cao chỉ tăng 21.693.323 đồng tương ứng tăng 2,04% so năm 2011. Điều này chủ yếu là do năm 2012 công ty gặp khó khăn trong
50
nguồn hàng làm giá vốn hàng bán của công ty tăng 21,2% so năm 2011. Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp của công ty trong năm 2012 tăng cao so năm 2011, cụ thể chi phí bán hàng tăng 262,65% , chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 151,56% so với năm 2011. Mức tăng này rất cao. Doanh nghiệp nên xem xét lại hai khoản chi phí này.
-Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 2013:
Lợi nhuận thuần năm 2012:
LN thuần = DT thuần - GVHB - CPBH - CPQLDN
= 50.271.918.864 – 48.768.067.472 – 52.531.817 – 366.690.110
= 1.084.629.465
Lợi nhuận thuần năm 2013:
LN thuần = DT thuần - GVHB - CPBH - CPQLDN
= 48.532.060.327 – 46.710.957.809 – 388.499.414 = 1.432.603.104
Đối tượng phân tích là:
LN thuần = LN thuần 2013- LN thuần 2012
= 1.432.603.104 - 1.084.629.465 = 347.973.639
Theo số liệu phân tích trên ta thấy năm lợi nhuận thuần năm 2013 tăng so với năm 2012 là 347.973.639 đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 32,08% so với năm 2012. Kết quả này là do sự ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Cụ thể, ta xét theo từng nhân tố:
Thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn:
Thay thế bước 1(nhân tố DT thuần)
+ Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “Doanh thu thuần” ta có:
51
=48.532.060.327 – 50.271.918.864 = -1.739.858.537
Doanh thu là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Năm 2013 doanh thu thuần công ty đạt 48.532.060.327 đồng giảm hơn so với năm 2011 nên đã làm cho lợi nhuận giảm lên 1.739.858.537 đồng.
Thay thế bước 2 (nhân tố GVHB)
+ Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “giá vốn hàng bán” ta có:
GVHB = GVHB2013 - GVHB2012
=46.710.957.809 - 48.768.067.472= -2.057.109.663
Năm 2013 công ty đã khắc phục được vấn đề nguồn hàng, việc này giúp công ty giảm được lượng lớn giá vốn hàng bán. Giá vốn hàng bán năm 2013 giảm so với năm 2012 nên đã làm cho lợi nhuận tăng 2.057.109.663 đồng .
Thay thế bước 3 (nhân tố CPQLDN)
+ Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “chi phí quản lý doanh nghiệp” ta có:
CPQLDN = CPQLDN2013 - CPQLDN2012
= 388.499.414 - 366.690.110 = 21.809.304
Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2013 tăng so với năm 2012 đã làm cho lợi nhuận giảm 21.809.304 đồng.
Thay thế bước 4 (nhân tố CPBH)
+ Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “ chi phí bán hàng”
CPBH = CPBH2013 - CPBH2012
= 0 - 52.531.817 = -52.531.817
52
kiệm chi phí của công ty, năm 2013 công ty đã yêu cầu bên mua hàng nhận hàng trực tiếp tại kho chứ không giao hàng, việc này đã giúp công ty tiết kiệm chi phí bán hàng, các chi phí bán hàng nhỏ công ty đã đưa vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Năm 2013 chi phí bán hàng giảm đã góp phần làm tăng lợi nhuận công ty 52.531.817 đồng.
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: Nhân tố làm tăng lợi nhuận:
+ Giá vốn hàng bán : 2.057.109.663
+ Chi phí bán hàng : 52.531.817