CÁC GIẢI PHÁP VỀ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ NÂNG CAO LỢ

Một phần của tài liệu kế toán tiêu thụ và phân tích tình hình tiêu thụ tại công ty cổ phần quốc việt (Trang 70)

NHUẬN

- Công ty nên đầu tư kinh phí đào tạo cán bộ, nâng cao chuyên môn cho các bộ phận, nhất là bộ phận Kế hoạch và phát triển thị trường về chuyên môn Marketing để nâng cao khả năng thâm nhập vào thị trường của công ty được tốt hơn. Công ty nên tổ chức các khóa học nghiệp vụ, khuyến khích nhân viên nâng cao trình độ nhận thức về kinh tế cũng như về mặt chính trị. Bên cạnh đó cần phải quan tâm đến đời sống vật chất tinh thần, cải tiến nâng cao chế độ tiền lương, khen thưởng nhằm động viên khuyến khích người lao động tăng năng suất, hiệu quả công tác.

60

- Phải chú trọng đến các khoản phải thu để có biện pháp thu hồi công nợ tránh tình trạng bị thất thoát, chiếm dụng vốn.

- Thường xuyên theo dõi, đối chiếu bảng báo cáo công nợ và sổ chi tiết phải thu khách hàng để kịp thời phát hiện sai lệch để có biện pháp xử lý.

- Thực hiện chiết khấu thanh toán, khuyến mãi cho các khách hàng thanh toán sớm để khuyến khích khách hàng thanh toán. Đối với khách hàng ứng trước tiền hàng doanh nghiệp nên cho khách hàng được hưởng lãi trên phần tiền ứng trước theo lãi ngân hàng để khuyến khích khách hàng.

- Công ty nên phân loại khách hàng để có những ưu đãi đối với khách hàng lớn và khách hàng tiềm năng đồng thời có biện pháp thu hồi nợ đối vói khách hàng thanh toán chậm, cụ thể:

+ Khách hàng lâu năm, giá trị hàng mua lớn, thanh toán đúng hạn: Thực hiện các ưu đãi như thường khuyến mãi, chiết khấu, tặng quà... để hợp tác lâu dài.

+ Khách hàng mới: Thực hiện thẩm định, kiểm tra khả năng tài chính, nếu là khách hàng tiềm năng công ty thực hiện khuyến mãi, ưu đãi cho khách hàng để lôi kéo khách hàng.

+ Khách hàng thường xuyên thanh toán chậm so với thời hạn: Phải có biện pháp thu hồi vốn nhanh. Thực hiện việc gửi bảng đối chiếu công nợ khi đến hạn đối với các khách hàng thường xuyên trả chậm để nhắc nhở. Xác định thời điểm bán chịu và có điều kiện ràng buộc nếu cần thiết, suy xét xem có tiếp tục cung cấp hàng hay không đối với khách hàng có nguy cơ mất khả năng thanh toán.

+ Khách hàng thông thường: Cần tăng cường công tác điều tra thẩm định khách hàng trước khi bán hàng, đánh giá đúng năng lực khách hàng nhằm giảm rủi ro về công nợ, tránh tình trạng nợ bị chiếm dụng quá lâu sẽ trở thành khoản nợ khó đòi.

61

- Công ty nên tìm hiểu thật sâu sắc nhu cầu của khách hàng trong giai đoạn hiện nay và xu hướng sắp tới để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó công ty nên tìm hiểu về mức độ nhận biết, quan tâm và nhu cầu của khách hàng đối với công ty bằng cách liên kết với các công ty nghiên cứu thị trường. Trên cơ sở đó tìm ra những phương thức quảng bá và phân phối những sản phẩm ưa chuộng đến những thị trường riêng biệt cho người tiêu dùng.

- Công ty nên đầu tư phương tiện vận chuyển, mặt dù trong năm 2013 công ty đã áp dụng hình thức nhận hàng tại kho để tiết kiệm chi phí nhưng hình thức này một mặt nào đó sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty với đối thủ cạnh tranh. Em kiến nghị công ty nên tiếp tục thực hiện việc giao hàng như trước đồng thời đầu tư phương tiện vận chuyển để tiết kiệm chi phí thuê vận chuyển.

- Công ty nên kiểm soát chi phí kinh doanh của công ty như tạo cho người lao động có ý thức tiết kiệm điện, nước, điện thoại,… Đồng thời đưa ra những quy định về việc tắt điện khi đã hoàn thành công việc và sử dụng lượng nước vừa đủ hay vệ sinh các thiết bị để tiết kiệm chi phí. Đồng thời một vài quy định về vấn đề bảo quản công cụ dụng cụ đã phân phối cho từng bộ phận và cá nhân để tăng tinh thần trách nhiệm của các nhân viên làm việc và giúp giảm kinh phí sửa chữa tại Công ty.

- Đối với các tỉnh có số lượng tiêu thụ còn thấp như Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Công ty nên tập trung tìm hiểu thêm tình hình bán lẻ tại các thị trường này, cũng như tìm ra các chiến lược kinh doanh tốt hơn để nâng cao tình hình tiêu thụ, tìm ra được thị trường có tiềm năng giúp tình hình tiêu thụ tại Công ty được tốt hơn.

62

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Qua công tác kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm và 6 tháng có thể thấy lợi nhuận của công ty tăng giảm không đều qua các năm nhưng mức lợi nhuận cũng khá cao, chứng tỏ công ty hoạt động có hiệu quả. Đây là kết quả làm việc của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn trong ngành, cùng với sự nhiệt tình năng nổ trong công việc. Nhìn chung, công tác kế toán của Công ty từ khâu quản lý, điều hành đến khâu thực hiện thì việc hoạt động kinh doanh hàng hóa của Công ty đã được xem là ổn định. Tuy nhiên Công ty cũng còn một số hạn chế cần khắc phục như chưa chú trọng đến công tác việc marketing sản phẩm, quản lý sổ sách chứng từ và theo dõi các khoản nợ trong công ty đẩy nhanh quá trình thu hồi nợ. Do đó những thuận lợi đang có Công ty cần cố gắng phát huy và khắc phục những hạn chế còn tồn tại để năng cao hiệu quả hoạt động của Công ty trong tương lai.

Để đạt được mục tiêu là tăng lợi nhuận, đề tài đã khái quát lên phần nào những mặt hạn chế và mặt đạt được tại đơn vị, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Từ đó ban quản lý công ty có thể chọn cho đơn vị mình những chiến lược kinh doanh sao cho phù hợp và thu được lợi nhuận một cách tối ưu.

6.2KIẾN NGHỊ

Nhà nước cần có giải pháp tiếp tục giảm lãi suất cho vay và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vay vốn, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tạo môi trường cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước. Nhà nước nên có biện pháp ngăn chặn các sản phẩm nhập lậu từ nước khác vào thị trường Việt Nam.

64

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thanh Nguyệt - Trần Ái Kết, 1997. Quản trị tài chính. Tủ sách Đại học Cần Thơ.

2. Phan Đức Dũng, 2010. Kế toán tài chính. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê.

3. Đặng Thị Mỹ Hạnh 2014. Kế toán xác định kết quả hoạt động sản xuất kinhdoanh tại công ty cổ phần xây dựng thương mại Trường Thành. Luận văn Đại học. Đại học CầnThơ.

4. Phạm Quang Trung, 2009. Quản trị tài chính doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học kinh tế Quốc dân.

5. Ngô Thế Chi và Trương Thị Thủy, 2006. Giáo trình kế toán tài chính. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài Chính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. Bộ Tài Chính, 2006. Chế độ kế toán doanh nghiệp, quyển 2, Báo cáo tài chính chứng từ và sổ kế toán. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài Chính.

Một phần của tài liệu kế toán tiêu thụ và phân tích tình hình tiêu thụ tại công ty cổ phần quốc việt (Trang 70)