2.2.2.1. Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp
Nhìn chung, công ty có quan hệ tốt đẹp đối với các nhà cung cấp. Nguyên liệu để sản xuất rượu chủ yếu là các loại hạt có hàm lượng tinh bột cao thông dụng như gạo tẻ, gạo nếp, gạo lứt…Gạo nếp là loại gạo cho thành phẩm rượu được ưa chuộng nhất trong vùng do gạo rất thơm và rượu có độ ngọt nhất định. Các loại gạo nếp mà công ty sử dụng là gạo nếp bông chát, nếp ruồi, nếp mỡ, nếp sáp… được sử dụng, cho thấy sự đa dạng và đôi khi là sự kén chọn hết sức cầu kỳ.
Gạo nếp được nhập từ những người nông dân trong xã Thạch Hương, vì đây là xã có truyền thống sản xuất rượu nếp từ rất lâu. Chính vì vậy nguyên liệu để sản xuất rượu mà công ty nhập từ những người nông dân trong vùng hầu như không có khó khăn gì. Hơn nữa Công ty còn liên kết với những người nông dân trong sản xuất chế biến và tiêu thụ lúa nếp. Bên cạnh sản xuất kinh doanh rượu công ty chuyên cung cấp lúa nếp giống.
2.2.2.2. Áp lực cạnh tranh từ khách hàng
Với mức độ phát triển nhanh chóng của xã hội thì mức sống của người dân cũng ngày càng một nâng cao do đó nhu cầu của người dân cũng luôn được thay đổi, theo thống kê thì số lượng người tiêu thụ rượu gia tăng theo từng năm trong đó chi phí cho uống rượu hiện nay của dân Việt Nam vào khoảng trên 10 nghìn tỷ đồng/năm.
Đồng thời xuất phát từ sự nâng cao nhận thức về sức khoẻ, kinh tế ngày càng khó khăn hiện nay xu hướng có sự chuyển dịch từ các loại thức uống có cồn nồng độ cao ( các loại rượu mạnh) sang các loại thức uống có nồng độ cồn thấp hơn (Các loại rượu truyền thống…). Một điều quan trọng nữa trong nhận thức người tiêu dùng nữa là khi mức sống và thu nhập tăng lên thì người dân cũng có khuynh hướng chuyển sang các loại thức uống có thương hiệu, có sự đảm bảo về nguồn gốc và chất lượng thay vì
các loại thức uống và không rõ nguồn gốc xuất sứ. Với tình hình cạnh tranh về sản phẩm diễn ra gay gắt như hiện nay, thì phân khúc phổ thông được các công ty cố gắng khai thác một cách có hiệu quả và có chất lượng cao. Tuy nhiên với lượng khách hàng tuy ổn định, nhiều tiềm năng nhưng vẫn chưa khai thác hết được tiềm năng này.
Nhóm khách hàng của công ty rất đa dạng: từ những người có thu nhập thấp, trung bình đến những người có thu nhập khá và trong tương lai công ty đang nghiên cứu, tìm tòi để cho ra dòng sản phẩm có chất lượng cao ( lâu năm) dành cho những người có thu nhập cao, cạnh tranh với sản phẩm rượu nổi tiếng trong nước và rượu nước ngoài.
2.2.2.3. Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn
Hiện nay có một số tên tuổi lớn nhảy vào thị trường và đang dần gây ra ảnh hưởng đối với thị trường rượu trên địa bàn. Đặc biệt là sự xuất hiện của rượu nếp Trung Thu, rượu BS đây là những đối thủ tiềm ẩn và sẽ gây ra mối nguy hiểm cho các doanh nghiệp sản xuất rượu trên địa bàn. Chính vì vậy Công ty cổ phần rượu Hương Bộc cần chuẩn bị quá trình kinh doanh tốt nhằm chống chọi lại những sự tấn công bất ngờ hay ồ ạt của đối thủ.
2.2.2.4. Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế
Như đã trình bày ở trên, xu hướng tiêu dùng của người Việt Nam đang dần chuyển sang các loại thức uống có cồn nhẹ, do đó bia là dòng sản phẩm quan trọng, có định hướng tiếp tục đầu tư phát triển. Bên cạnh đó công nghệ sản xuất ngày càng phát triển các loại nước giải khát, đặc biệt là dùng cho các dịp lễ tết, hội hè… ngày càng đa dạng, chinh vì vậy Công ty rượu Hương Bộc sẽ chịu áp lực từ sản phẩm thay
thế là khá lớn.
2.2.2.5. Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành
Hiện nay các công ty sản xuất rượu trong nước khá nhiều như công ty TNHH rượu VODKA Hà Nội, VODKA MEN’S, rượu cá sấu…đây sẽ là những khó khăn với công ty cổ phần rượu Hương Bộc nhất là trong giai đoạn đất nước ta trở thành thành viên chính thức của WTO, môi trường kinh doanh mới mở ra với nhiều thời cơ nhưng cũng không ít thách thức. Có thể nêu ra một số đối thủ cạnh tranh của công ty như công ty rượu VODKA MEN’S, rượu cá sấu Trung Thu, rượu BS, rượu Khánh Lộc và Công ty rượu Mỹ Lộc.
Là những doanh nghiệp sản xuất rượu trong ngành, có cùng một phân khúc và thị trường mục tiêu, các đối thủ truyền thống và chiếm vị trí dẫn đầu trên địa bàn. Hiện nay các công ty rượu nhỏ trên địa bàn đang có xu hướng đầu tư cơ sở vật chất sản xuất nhằm tăng tiềm lực và vị thế của công ty mình trên địa bàn. Có rất nhiều đối thủ cạnh tranh với Công ty cổ phần rượu Hương Bộc, tuy nhiên những đối thủ sau đây được xem là đối thủ cạnh tranh chính của Công ty đó là Công ty rượu Khánh Lộc và Công ty rượu Mỹ Lộc.