2.2.1. Môi trường chung (PEST)
2.2.1.1. Chính trị - pháp luât (P)
Yếu tố chính trị, pháp luật ở Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội được đánh giá là ổn định, và có thể nói là điểm đến an toàn cho các nhà đầu tư. Việc giữ vững tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội đã tạo ra môi trường đầu tư, sản xuất và kinh doanh hết sức thuận lợi cho các doanh nghiệp.
Tình hình chính trị ổn định của Việt Nam có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người lao động, làm tăng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Điều này cũng tác động tích cực trong việc tạo lập và triển khai chiến lược của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung trong đó có Công ty cổ phần rượu Hương Bộc.
Trong xu hướng hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, Quốc hội đã ban hành và tiếp tục hoàn thiện các Bộ Luật như Luật thương mại, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật thuế,…để đẩy nhanh tiến trình cải cách kinh tế ở Việt Nam.
Ngành bia rượu luôn được coi là mảnh đất màu mỡ trong xu thế đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Nhà nước đã có những chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất nước giải khát, trong đó có sản phẩm rượu với thiết bị, công nghệ hiện đại phù hợp vệ sinh an thực phẩm và bảo vệ môi trường. Khuyến khích sử dụng các nguồn nguyên liệu trong nước gắn liên với việc xây dựng vùng nguyên liệu tại địa phương.
Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến sự cạnh tranh trên thị trường mạnh mẽ hơn, đòi hỏi Công ty muốn tồn tại và phát triển thì phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, họat động hiệu quả hơn.
2.2.1.2. Môi trường kinh tế
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có sự thay đổi và đạt được nhiều thành tựu hết sức quan trọng, đặc biệt là với bối cảnh kinh tế thế giới đang ở giai đoạn suy thoái. Nền kinh tế nước ta vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên, nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển trở thành nước có mức thu nhập trung bình. Tuy vậy, nền kinh tế vẫn còn nhiều hạn chế và đang đứng trước những thách thức to lớn như chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền
kinh tế còn thấp, kinh tế phát triển chưa bền vững vẫn ở dưới mức tiềm năng, tỷ lệ lạm phạt và nợ xấu vẫn ở mức cao...
Năm 2014 là năm thứ 4 Việt Nam thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015. Trong năm 2014, tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam diễn ra trước bối cảnh thế giới tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp. Kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn so với dự báo. Xung đột mâu thuẫn xảy ra ở nhiều nơi đặc biệt căng thẳng trên biển Đông. Trước tình hình đó, mặc dù thống kê cho thấy kinh tế Việt Nam đã xuất hiện dấu hiệu phục hồi, nhưng năng suất và sức cạnh tranh của nền kinh tế vẫn chưa mấy được cải thiện.
Theo số liệu do Tổng Cục Thống kê công bố, năm 2014 là năm đầu tiên trong kế hoạch 5 năm (2011-2015) kể từ 2011 đến nay, tăng trưởng kinh tế không chỉ về đích mà còn vượt kế hoạch. So với kế hoạch chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 5,8% mà Quốc hội đưa ra thì năm 2014 đạt 5,98% quả là con số đáng mừng cho nền kinh tế Việt Nam. Mức tăng trưởng năm 2014 cao hơn mức tăng trưởng 5,25% của năm 2012 và 5,42% của năm 2013 cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế trước bối cảnh chính trị có nhiều bất ổn khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép HD 981 trong vùng đặc quyền kinh tế lãnh thổ Việt Nam. Mức tăng trưởng có dấu hiệu hồi phục này đã giúp cho nền kinh tế vĩ mô có được sự ổn định - mục tiêu mà Việt Nam theo đuổi trong nhiều năm nay, đặc biệt là sau khi lạm phát lên tới trên 20% trong năm 2008 - năm đầu tiên Việt Nam chịu tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Con số tăng trưởng 5,98% được Tổng Cục Thống kê chính thức công bố đã khiến giới chuyên gia không khỏi bất ngờ.
Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2004-2014
Biểu đồ trên minh họa tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam qua các năm kể từ năm 2004. Kết quả cho thấy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2007 có mức tăng cao nhất và năm 2009 có mức tăng thấp nhất. Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO nên có nhiều cơ hội cũng như điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế, các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế đều được hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch. Trong năm 2007, Việt Nam được xếp vào hàng các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực. Trước tình hình khủng hoảng tài chính thế giới nổ ra năm 2008, nền kinh tế Việt Nam cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó. Ở giai đoạn này, mức tăng GDP luôn thấp hơn 7% và ngày càng đi xuống, đến năm 2012 chỉ còn 5,25%, chưa bằng hai phần ba so với mức trước khủng hoảng. Trong khi đó, trước thời điểm khủng hoảng, Việt Nam luôn được coi là một trong những điểm sáng trên bản đồ kinh tế toàn cầu với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,8%/ năm.
Những biến động kinh tế giai đoạn vừa qua cũng được phản ánh trong bức tranh toàn cảnh Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (Bảng xếp hạng VNR500). Theo thống kê của Vietnam Report, tổng doanh thu của nhóm doanh nghiệp VNR500 tăng dần qua các năm công bố. Đáng lưu ý, trong giai đoạn 2009-2010 và 2011-2012, tăng trưởng tổng doanh thu có dấu hiệu giảm tốc (năm 2009-2010 là 7,8%, năm 2011-2012 là 4,3%). Sang năm 2013-2014, kinh tế Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu phục hồi, tổng doanh thu của nhóm doanh nghiệp VNR500 cũng dần ổn định hơn với tốc độ tăng tương ứng trung bình 15%/năm.
Biểu đồ 2.2: Biến động tổng doanh thu toàn Bảng xếp hạng VNR500 qua các năm công bố
Mặc dù kinh tế Việt nam có dấu hiệu phục hồi tăng trưởng, nhưng khi xem xét cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế thì thấy doanh nghiệp tư nhân đóng góp chỉ khoảng trên dưới 10% và không thay đổi trong suốt từ năm 2005 - 2013. Trong khi đó, thành phần kinh tế cá thể đóng góp nhiều nhất vào GDP, chiếm khoảng 32% từ 2007 - 2013. Điều này phần nào cho thấy nền kinh tế hiện nay khá manh mún và phát triển nhỏ lẻ.
Năng suất lao động của Việt Nam liên tục tăng trong thời gian qua, bình quân đạt 3,7%/năm trong giai đoạn 2005 - 2014, góp phần thu hẹp dần khoảng cách so với năng suất lao động của các nước trong khu vực. Năm 2012 tăng 3,05%, năm 2013 tăng 3,83%, năm 2014 tăng 4,34%, chủ yếu do chuyển dịch cơ cấu lao động từ ngành nông nghiệp có năng suất lao động thấp hơn sang các ngành công nghiệp, dịch vụ có năng suất lao động cao hơn. Trong đó năng suất lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,4%, công nghiệp và xây dựng tăng 4,3%, dịch vụ tăng 4,4%. Tuy nhiên, hiện nay năng suất lao động Việt Nam chỉ bằng 1/18 năng suất lao động của Singapore; bằng 1/6 của Malaysia; bằng 1/3 của Thái Lan và Trung Quốc.
Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2015
Theo dự báo của IMF, nền kinh tế thế giới năm 2015 sẽ phục hồi mạnh hơn, tăng trưởng toàn cầu được dự báo là 4% tăng 0,6 điểm phần trăm so với dự báo tăng trưởng năm 2014. Song bên cạnh đó tình hình chính trị vẫn còn nhiều biến động: cuộc khủng hoảng và cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo IS ở Trung Đông, cấm vận của phương Tây với Nga... sẽ tác động đến nền kinh tế toàn cầu.
Sự hồi phục của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2014 là cơ sở quan trọng để các chuyên gia kinh tế thống nhất quan điểm và đặt ra mục tiêu tăng trưởng 6,2% trong năm 2015 là hợp lý. Trong năm 2015, Việt Nam sẽ sớm thực hiện các cam kết theo các Hiệp định mới ký kết gồm: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan Nga- Belarus-Kazakhstan. Đồng thời, tiếp tục đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU, Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN, qua đó tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP năm 2015. Việc thực thi các hiệp định thương mại trong thời gian tới sẽ khiến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2015 tăng mạnh hơn so với năm 2014.
2.2.1.3. Văn hóa - Xã hội (S)
Với trên 88 triệu dân (có cơ cấu dân cư thuộc loại trẻ) 60% dân số dưới độ tuổi 30, lệ tăng dân số hằng năm trung bình khỏang 1,57%, vì thế Việt Nam thực sự là một thị trường đầy tiềm năng cho ngành rượu phát triển.
Biểu đồ 2.3. Chỉ số phát triển con người của Việt Nam
Hơn thế nữa theo báo cáo phát triển con người năm 2010 do Tổ chức Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) công bố, Việt Nam xếp thứ 116/182 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới về chỉ số phát triển con người (HDI).
Trong báo cáo về phát triển con người 2010, chỉ số phát triển con người HDI của Việt Nam là 0,589. Chỉ số này đã tăng 7% so với mức 0,451 được công bố 10 năm trước đây. Xếp hạng HDI của Việt Nam năm 2011 không thay đổi so với năm 2013 trong khi của Campuchia, Lào, Indonesia, Philippines, và Malaysia đã tăng lên đáng kể.
Bên cạnh đó sự dịch chuyển của xu hướng sử dụng các loại thức uống có cồn, điều này ngày càng thể hiện rõ hơn khi Việt Nam đã hội nhập sâu vào thị trường chung thế giới, nó không chỉ mạng lại những chuyển biến tích cực về kinh tế mà còn cả về mặt đời sống tinh thần và văn hoá tiêu dùng.
2.2.1.4. Khoa học công nghệ (T)
Đối với sản phẩm của ngành rượu, các yếu tố kỹ thuật công nghệ có ý nghĩa trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm vì đây là những sản phẩm liên quan trực tiếp đến sức
khỏe của con người, chính vì vây đòi hỏi về đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng cao.
Trong những năm qua, ngành bia rượu đã có những bước phát triển nhanh, vượt bậc, đó là nhờ có vai trò không nhỏ của việc nghiên cứu, ứng dụng KH&CN vào sản xuất và chế biến các sản phẩm rượu.
2.2.2. Phân tích môi trường ngành
2.2.2.1. Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp
Nhìn chung, công ty có quan hệ tốt đẹp đối với các nhà cung cấp. Nguyên liệu để sản xuất rượu chủ yếu là các loại hạt có hàm lượng tinh bột cao thông dụng như gạo tẻ, gạo nếp, gạo lứt…Gạo nếp là loại gạo cho thành phẩm rượu được ưa chuộng nhất trong vùng do gạo rất thơm và rượu có độ ngọt nhất định. Các loại gạo nếp mà công ty sử dụng là gạo nếp bông chát, nếp ruồi, nếp mỡ, nếp sáp… được sử dụng, cho thấy sự đa dạng và đôi khi là sự kén chọn hết sức cầu kỳ.
Gạo nếp được nhập từ những người nông dân trong xã Thạch Hương, vì đây là xã có truyền thống sản xuất rượu nếp từ rất lâu. Chính vì vậy nguyên liệu để sản xuất rượu mà công ty nhập từ những người nông dân trong vùng hầu như không có khó khăn gì. Hơn nữa Công ty còn liên kết với những người nông dân trong sản xuất chế biến và tiêu thụ lúa nếp. Bên cạnh sản xuất kinh doanh rượu công ty chuyên cung cấp lúa nếp giống.
2.2.2.2. Áp lực cạnh tranh từ khách hàng
Với mức độ phát triển nhanh chóng của xã hội thì mức sống của người dân cũng ngày càng một nâng cao do đó nhu cầu của người dân cũng luôn được thay đổi, theo thống kê thì số lượng người tiêu thụ rượu gia tăng theo từng năm trong đó chi phí cho uống rượu hiện nay của dân Việt Nam vào khoảng trên 10 nghìn tỷ đồng/năm.
Đồng thời xuất phát từ sự nâng cao nhận thức về sức khoẻ, kinh tế ngày càng khó khăn hiện nay xu hướng có sự chuyển dịch từ các loại thức uống có cồn nồng độ cao ( các loại rượu mạnh) sang các loại thức uống có nồng độ cồn thấp hơn (Các loại rượu truyền thống…). Một điều quan trọng nữa trong nhận thức người tiêu dùng nữa là khi mức sống và thu nhập tăng lên thì người dân cũng có khuynh hướng chuyển sang các loại thức uống có thương hiệu, có sự đảm bảo về nguồn gốc và chất lượng thay vì
các loại thức uống và không rõ nguồn gốc xuất sứ. Với tình hình cạnh tranh về sản phẩm diễn ra gay gắt như hiện nay, thì phân khúc phổ thông được các công ty cố gắng khai thác một cách có hiệu quả và có chất lượng cao. Tuy nhiên với lượng khách hàng tuy ổn định, nhiều tiềm năng nhưng vẫn chưa khai thác hết được tiềm năng này.
Nhóm khách hàng của công ty rất đa dạng: từ những người có thu nhập thấp, trung bình đến những người có thu nhập khá và trong tương lai công ty đang nghiên cứu, tìm tòi để cho ra dòng sản phẩm có chất lượng cao ( lâu năm) dành cho những người có thu nhập cao, cạnh tranh với sản phẩm rượu nổi tiếng trong nước và rượu nước ngoài.
2.2.2.3. Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn
Hiện nay có một số tên tuổi lớn nhảy vào thị trường và đang dần gây ra ảnh hưởng đối với thị trường rượu trên địa bàn. Đặc biệt là sự xuất hiện của rượu nếp Trung Thu, rượu BS đây là những đối thủ tiềm ẩn và sẽ gây ra mối nguy hiểm cho các doanh nghiệp sản xuất rượu trên địa bàn. Chính vì vậy Công ty cổ phần rượu Hương Bộc cần chuẩn bị quá trình kinh doanh tốt nhằm chống chọi lại những sự tấn công bất ngờ hay ồ ạt của đối thủ.
2.2.2.4. Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế
Như đã trình bày ở trên, xu hướng tiêu dùng của người Việt Nam đang dần chuyển sang các loại thức uống có cồn nhẹ, do đó bia là dòng sản phẩm quan trọng, có định hướng tiếp tục đầu tư phát triển. Bên cạnh đó công nghệ sản xuất ngày càng phát triển các loại nước giải khát, đặc biệt là dùng cho các dịp lễ tết, hội hè… ngày càng đa dạng, chinh vì vậy Công ty rượu Hương Bộc sẽ chịu áp lực từ sản phẩm thay
thế là khá lớn.
2.2.2.5. Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành
Hiện nay các công ty sản xuất rượu trong nước khá nhiều như công ty TNHH rượu VODKA Hà Nội, VODKA MEN’S, rượu cá sấu…đây sẽ là những khó khăn với công ty cổ phần rượu Hương Bộc nhất là trong giai đoạn đất nước ta trở thành thành viên chính thức của WTO, môi trường kinh doanh mới mở ra với nhiều thời cơ nhưng cũng không ít thách thức. Có thể nêu ra một số đối thủ cạnh tranh của công ty như công ty rượu VODKA MEN’S, rượu cá sấu Trung Thu, rượu BS, rượu Khánh Lộc và Công ty rượu Mỹ Lộc.
Là những doanh nghiệp sản xuất rượu trong ngành, có cùng một phân khúc và thị trường mục tiêu, các đối thủ truyền thống và chiếm vị trí dẫn đầu trên địa bàn. Hiện nay các công ty rượu nhỏ trên địa bàn đang có xu hướng đầu tư cơ sở vật chất sản xuất nhằm tăng tiềm lực và vị thế của công ty mình trên địa bàn. Có rất nhiều đối thủ cạnh tranh với Công ty cổ phần rượu Hương Bộc, tuy nhiên những đối thủ sau đây được