Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón đến thời gian sinh trưởng của gi ống đậu tương ĐT

Một phần của tài liệu nghiên cứu xác định giống và liều lượng phân bón thích hợp cho đậu tương tại huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 62 - 63)

B ảng 3.10 Năng suất của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm Giống Năng su (g/cây) ất cá thểNăng su(tạấ/ha) t lý thuyết Năng su(tạấ/ha) t thự c thu

3.2.2. Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón đến thời gian sinh trưởng của gi ống đậu tương ĐT

Trong sản xuất, việc chọn giống có năng suất cao, chất lượng tốt có thời gian sinh trưởng ngắn là hết sức cần thiết nhằm tăng vụ, bố trí cơ cấu luân canh, tránh các tác động bất lợi của điều kiện ngoại cảnh.

Thời gian sinh trưởng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, điều kiện ngoại cảnh, đất đai, chếđộ chăm sóc. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các liều lượng phân bón đến thời gian sinh trưởng của giống đậu tương ĐT20 được trình bày tại bảng 3.12

Bảng 3.12. Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón đến thời gian sinh trưởng của giống ĐT20 (ngày)

Loại phân bón Công thức phân bón Thời gian từ mọc đến ra hoa Thời gian từ ra hoa đến chín Tổng thời gian sinh trưởng HCVSSG CT1 37 52 89 CT2 36 51 87 CT3 36 51 87 HCSHĐT CT1 38 52 90 CT2 37 51 88 CT3 36 51 87

Thời gian từ mọc đến ra hoa đây là giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng của đậu tương, là giai đoạn tiền đề quyết định cho quá trình phân hóa mầm hoa nên là giai

đoạn rất quan trọng.

Thời gian từ mọc đến ra hoa của giống đậu tương ĐT20 trên 2 loại phân bón dài nhất ở công thức 1 và ngắn nhất ở công thức 3. Thời gian từ mọc đến ra hoa của giống ĐT20 trên nền phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh ở công thức phân bón 1 và 2

đều thấp hơn so với trên nền phân hữu cơ sinh học Đầu trâu CP.

Thời gian từ ra hoa đến chín

Thời gian từ ra hoa đến chín có ý nghĩa quyết định đến số quả và tỷ lệ quả

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52

đây là các yếu tố quan trọng có ảnh hưởng quyết định năng suất của cây đậu tương. Qua bảng số liệu cho thấy thời gian từ ra hoa đến chín của giống đậu tương ĐT20 trên hai loại phân bón có xu hướng giảm khi tăng lượng phân bón biến động từ 51 – 52 ngày.

Tổng thời gian sinh trưởng

Qua kết quả ở bảng 3.12 cho thấy thời gian sinh trưởng của đậu tương

ĐT20 có sự biến động ở các liều lượng phân bón khác nhau. Tại các công thức phân bón thì thời gian sinh trưởng của giống ĐT20 trên nền phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh đều thấp hơn trên nền phân hữu cơ sinh học Đầu trâu CP. Trên hai nền phân bón các công thức phân bón đều có xu hướng là tổng thời gian sinh trưởng ở công thức 1 dài nhất và công thức 3 ngắn nhất biến động từ 87 – 90 ngày.

Tóm lại thời gian sinh trưởng của giống đậu tương ĐT20 trên hai nền phân bón có xu hướng giảm khi tăng lượng phân bón. Thời gian sinh trưởng của giống

đậu tương ĐT20 trên nền phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh ngắn hơn trên nền phân hữu cơ sinh học Đầu trâu CP.

Một phần của tài liệu nghiên cứu xác định giống và liều lượng phân bón thích hợp cho đậu tương tại huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)