Mức độ nhiễm sâu bệnh và khả năng chống đổ của các giống đậu tương

Một phần của tài liệu nghiên cứu xác định giống và liều lượng phân bón thích hợp cho đậu tương tại huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 55 - 57)

Sâu bệnh hại là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất

đậu tương một cách đáng kể vì nó gây tổn thương đến tất cả các bộ phận của cây và làm giảm mật độ cây trên đồng ruộng.

Sự phát triển của sâu bệnh hại phụ thuộc rất lớn vào điều kiện khí hậu thời tiết. Vụ hè thu là vụ thích hợp cho cây sinh trưởng, phát triển nhưng cũng thuận lợi cho sâu, bệnh hại phát triển mạnh. Đậu tương là loại cây trồng có nhiều loại sâu, bệnh hại như sâu cuốn lá, sâu đục quả, bệnh do nấm, vi khuẩn, virus hại rễ, hại lá… Vì vậy việc nghiên cứu để chọn ra những giống đậu tương có khả năng chống chịu sâu, bệnh tốt sẽ góp phần nâng cao năng suất đậu tương.

Bảng 3.8. Mức độ nhiễm sâu bệnh của các giống đậu tương

Giống Sâu hại Bệnh hại Sâu cuốn lá thời kỳ ra hoa (%) Sâu đục quả thời kỳ chín (%) Bệnh lở cổ rễ thời kỳ cây con (%) Bệnh gỉ sắt (cấp 1 - 9) Điểm đổ (điểm 1 - 5) DT96 (đc) 3,3 2,3 2,7 2 2 ĐT 20 3,1 2,5 2,4 2 2 ĐVN10 2,8 2,3 2,5 1 1 Đ 8 3,2 2,6 2,6 2 1 ĐVN11 2,9 3,1 2,9 3 2 D140 3,2 2,4 2,8 1 2 Đ2101 3,1 2,3 2,6 2 2 Sâu cuốn lá

Qua theo dõi thí nghiệm cho thấy ở thời kỳ phát triển mạnh thân lá, tỷ lệ

sâu cuốn lá gây hại thấp, dao động từ 2,8 đến 3,3%; giống ĐVN10 nhiễm sâu hại nhẹ nhất (2,8%), giống bị hại nhiều nhất là giống DT96 (3,3%), các giống còn lại bị hại nhẹ hơn giống đối chứng DT96.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45

Sâu đục quả

Vụ hè thu 2014, sâu đục quả chỉ phát sinh và gây hại ở thời kỳ quả chín, tuy nhiên mật độ sâu trên đơn vị diện tích thấp nên mức độ gây hại là không đáng kể, không làm ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng hạt đậu tương. Tỷ lệ quả bị

hại của các giống tham gia thí nghiệm dao động từ 2,3 đến 3,1%. Trong đó giống

ĐVN10, Đ2101 và DT96 có tỷ lệ quả bị hại thấp nhất là 2,3%, giống ĐVN11 có tỷ lệ quả bị hại cao nhất là 3,1%. Các giống còn lại có tỷ lệ quả bị hại cao hơn giống đối chứng DT96.

Bệnh lở cổ rễ

Vụ hè thu 2014, sau khi trồng khoảng 10 ngày (giai đoạn cây con) thì gặp mưa kéo dài, trời âm u, ẩm độ không khí cao, sau đó nhiệt độ tăng dần lên,

đây là điều kiện thuận lợi cho nấm Rhizotoniasolani gây bệnh lở cổ rễ phát triển. Qua theo dõi cho thấy tỷ lệ nhiễm bệnh lở cổ rễ của các giống tham gia thí nghiệm dao động từ 2,4 đến 2,9%, trong đó giống ĐVN11 nhiễm nặng nhất (2,9%), tiếp là giống D 140 (2,8%), các giống còn lại nhiễm bệnh lở cổ rễ thấp hơn giống đối chứng DT96 (2,7%).

Bệnh gỉ sắt

Bệnh gỉ sắt bắt đầu phát sinh gây hại ở thời kỳ quả chắc; do vậy, không làm ảnh hưởng tới năng suất của các giống đậu tương thí nghiệm; các giống đậu tương nhiễm bệnh gỉ sắt đều ở mức nhẹ và rất nhẹ, trong đó giống đậu tương nhiễm bệnh gỉ sắt ở mức nhẹ (điểm 3) là ĐVN11. Các giống D 140, ĐVN10 có khả năng chống chịu bệnh gỉ sắt (điểm 1) tốt hơn so với giống đối chứng DT96. Các giống còn lại có khả năng chống chịu bệnh gỉ sắt ngang bằng với giống đối chứng (điểm 2).

Khả năng chống đổ của các giống đậu tương

Qua theo dõi cho thấy cuối vụ khi thu hoạch gặp mưa lớn và gió mạnh nên hầu hết các giống tham gia thí nghiệm đều bịđổ nhẹ (điểm 2). Giống ĐVN10 và Đ

8 không bịđổ. Tuy vậy, vẫn không làm ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng hạt khi thu hoạch.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46

Một phần của tài liệu nghiên cứu xác định giống và liều lượng phân bón thích hợp cho đậu tương tại huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)