Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại và khả năng chống chịu của giống đậu tương ĐT

Một phần của tài liệu nghiên cứu xác định giống và liều lượng phân bón thích hợp cho đậu tương tại huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 72 - 74)

B ảng 3.10 Năng suất của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm Giống Năng su (g/cây) ất cá thểNăng su(tạấ/ha) t lý thuyết Năng su(tạấ/ha) t thự c thu

3.2.8. Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại và khả năng chống chịu của giống đậu tương ĐT

hi và kh năng chng chu ca ging đậu tương ĐT20

Sâu bệnh hại là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất đậu tương một cách đáng kể vì nó làm giảm mật độ cây trên đồng ruộng, gây tổn thương đến tất cả các bộ phận của cây. Cũng giống như nhiều loại cây trồng khác, đậu tương là loại cây có khá nhiều loài sâu bệnh hại như sâu cuốn lá, sâu

đục quả, bệnh do nấm, vi khuẩn...

Kết quả theo dõi ảnh hưởng của các liều lượng phân bón đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại và khả năng chống chịu của giống ĐT20 được trình bày tại bảng 3.18.

Từ số liệu bảng 3.18 cho thấy mức độ nhiễm sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của giống đậu tương ĐT20 ở các liều lượng phân bón khác nhau như

sau:

Sâu cuốn lá

Kết quả theo dõi cho liều lượng phân bón đã ảnh hưởng đến mức độ gây hại của sâu cuốn lá. Lượng phân bón càng tăng thì mức độ gây hại của sâu cuốn lá càng giảm. Tỷ lệ lá bị hại của giống ĐT20 trên nền phân hữu cơ vi sinh Sông

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62

Gianh cao hơn trên nền phân hữu cơ sinh học Đầu Trâu CP ở cả 3 công thức phân bón.

Bảng 3.18. Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại và khả năng chống chịu của giống đậu tương ĐT20 Loại phân bón Công thức phân bón Sâu cuốn lá (%) Sâu đục quả (%) Bệnh lở cổ rễ (%) Bệnh gỉ sắt (cấp 1-9) Điểm đổ (điểm1-5) HCVSSG CT1 3,51 2,43 2,57 2 1 CT2 3,30 2,14 2,33 1 1 CT3 2,87 1,86 2,15 1 1 HCSHĐT CT1 3,31 3,43 2,63 2 1 CT2 3,20 2,61 2,17 2 1 CT3 2,77 1,94 2,10 1 1 Sâu đục quả

Kết quả theo dõi cho thấy tỷ lệ quả bị hại của giống ĐT20 trên nền phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh biến động từ 1,86% - 2,43%, còn trên nền phân hữu cơ sinh học Đầu Trâu CP dao động trong khoảng từ 1,94% – 3,43%. Lượng phân bón tăng thì tỷ lệ quả bị hại giảm đi, tỷ lệ quả bị hại cao nhất ở công thức 1 và thấp nhất ở công thức 3.

Bệnh lở cổ rễ

Số liệu ở bảng 3.18 cho ta thấy mức độ nhiễm bệnh của giống ĐT20 trên 2 nền phân bón là tương đương nhau. Khi lượng phân bón tăng lên thì tỷ lệ cây bị

bệnh giảm đi. Tỷ lệ bệnh lở cổ rễ ở giống ĐT20 trên nền phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh biến động từ 2,15% - 2,57%, còn trên nền phân hữu cơ sinh học Đầu Trâu CP dao động trong khoảng từ 2,1% – 2,63%.

Bệnh gỉ sắt hại đậu tương

Nhìn chung ở các liều lượng phân bón khác nhau giống ĐT20 đều bị nhiễm bệnh gỉ sắt nhưng ở mức độ nhẹ là ở mức độ 1 - 2, nhưng cần lưu ý thực hiện tốt

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 63

các biện pháp phòng trừđể bệnh không phát triển mạnh hơn.

Khả năng chống đổ

Kết quả theo dõi tính chống đổ của giống đậu tương ĐT20 cho thấy khả

năng chống đổ của giống này rất tốt, cây không bị đổ nghiêng ngả trên mọi liều lượng phân bón, điểm đổ đánh giá ởđiểm 1.

Như vậy, các liều lượng phân bón có ảnh hưởng đến khả năng chống chịu của giống đậu tương ĐT20. Ở công thức 1 và 2 có xu hướng bị nhiễm bệnh cao hơn ở công thức 3. Điều này do ở công thức 3 đậu tương được cung cấp đầy đủ

dinh dưỡng nên sinh trưởng phát triển mạnh, cây có khả năng chống chịu cao hơn đã hạn chế sự phát sinh phát triển của sâu bệnh hại.

3.2.9. nh hưởng ca các liu lượng phân bón đến các yếu t cu thành năng sut và năng sut ca ging đậu tương ĐT20

Một phần của tài liệu nghiên cứu xác định giống và liều lượng phân bón thích hợp cho đậu tương tại huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)