Vật liệu nghiên cứu.

Một phần của tài liệu nghiên cứu xác định giống và liều lượng phân bón thích hợp cho đậu tương tại huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 37 - 38)

* Giống đậu tương: gồm 7 giống:

- Giống 1: DT96 ( đối chứng ) do Viện di truyền nông nghiệp chọn tạo. DT96 được lai tạo từ 2 giống đậu tương DT90 và DT84, là giống có năng suất cực cao có thểđạt 3,5 - 4 tạ/ha, chống chịu sâu bệnh tốt, thích hợp cho các vùng

đất khô hạn, có thể trồng được 3 vụ/năm

- Giống 2: ĐT20 do Trung tâm đậu đỗ, Viện KHNN Việt Nam chọn tạo từ

giống TN 12 nhập nội từ Trung Quốc. Thời gian sinh trưởng từ 92 - 95 ngày, dạng cây đứng, lá hình trứng nhọn, hạt màu vàng, rốn hạt màu nâu. Cây sinh trưởng phát triển khoẻ, chống chịu sâu bệnh tốt, số quả/cây (29,7 quả), khối lượng 1.000hạt (170g), tỷ lệ quả 3 hạt/cây cao. Năng suất trung bình 21,6 - 27,3 tạ/ha.

- Giống 3: ĐVN10 do Viện nghiên cứu ngô chọn tạo. Thời gian sinh trưởng 92 - 100 ngày, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, số quả trên cây nhiều, tỷ lệ quả 3 hạt/cây cao. Có tiềm năng năng suất cao từ 25 - 35 tạ/ha.

- Giống 4: Đ 8 do viện cây lương thực lai tạo. Thời gian sinh trưởng vụ

xuân là 88 – 90 ngày, vụ hè 84 ngày, vụ đông 83 ngày, dạng cây đứng, lá hình trứng nhọn, rốn hạt màu nâu, số quả/cây 24,7 quả, tỷ lệ quả 3 hạt/cây cao, khối lượng 1.000 hạt (201g). Năng suất trung bình đạt 20,4 tạ/ha.

- Giống 5: ĐVN11 do Viện nghiên cứu ngô chọn tạo trên cơ sở lai giữa hai dòng AK-05 và Cúc tuyển. Đây là giống thuộc nhóm chín trung bình sớm, có thời gian sinh trưởng dao động khoảng 80-90 ngày. ĐVN11 là giống sinh trưởng khỏe, có khả năng phân cành mạnh, số quả trên cây đạt trung bình 20-40 quả tùy vụ gieo trồng. Giống có khả năng chống đổ và chống chịu tương đối tốt với các loại sâu bệnh. Năng suất trung bình của ĐVN11 khoảng 20-24 tạ/ha và có thể

trồng ba vụ trong năm.

- Giống 6: D140 do bộ môn cây công nghiệp, Học viện nông nghiệp Việt Nam lai tạo. Là con lai của tổ hợp DL02 x DH4, D140 có khả năng sinh trưởng và phát triển ở cả 3 vụ: xuân, hè và vụ đông. Thời gian sinh trưởng 90-100 ngày,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27

khả năng thích ứng rộng nên có thể đưa vào cơ cấu đậu tương vụ xuân, hè trung và đông. D140 có chiều cao cây trung bình 45-55cm, số quả nhiều, tỷ lệ quả 3 hạt cao, khối lượng 1000 hạt khá (150-170g), cho năng suất cao ở cả 3 vụ, nhưng cao nhất là vụ xuân và vụ hè (14,8-26,8 tạ/ha)

- Giống 7: Đ2101 do Trung tâm Đậu đỗ, Viện cây lương thực và cây thực phẩm lai tạo. Giống đậu tương Đ2101 được chọn tạo từ tổ hợp lai Đ95 x Đ9037, có thời gian sinh trưởng trung ngày từ 90 - 100 ngày, có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, cứng cây chống đổ, chống chịu sâu, bệnh tốt. Giống đậu tương

Đ2101 có tiềm năng đạt năng suất cao (20 - 26 tạ/ha)

* Phân bón:

- Phân Urê (46%N).

- Phân Super lân (16%P2O5). - Kaliclorua (60%K2O).

- Phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh: hữu cơ≥ 15%; P2O5≥ 1,5%, humic ≥ 2,5%; độẩm ≤ 30%; Ca ≥ 1%; Mg >0,5%; S ≥ 0,3%.

Thành phần vi sinh vật có ích: - Aspergillus.sp 1x 106 CFU/g. - Azotobacter 1 x 106 CFU/g. - Bacillus 1 x 106 CFU/g.

- Phân hữu cơ sinh học Đầu Trâu CP: hữu cơ: 25%; N: 4%; P2O5: 2%; K2O: 3%; CaO: 0,05%; MgO: 0,2%; S, Penac K: 0,1%; Zn: 1200ppm; Cu: 300ppm; Fe: 200ppm; B: 400ppm.

Một phần của tài liệu nghiên cứu xác định giống và liều lượng phân bón thích hợp cho đậu tương tại huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)