năm 2014
Yếu tố cấu thành năng suất là những hợp phần rất quan trọng để tạo thành năng suất của cây và là cơ sở tạo nên năng suất của giống. Giá trị của chúng phụ
thuộc vào bản chất di truyền của từng giống và điều kiện ngoại cảnh cũng như kỹ
thuật canh tác. Các yếu tố cấu thành năng suất của đậu tương gồm: tổng số quả
trên cây, tổng số quả chắc, tỷ lệ quả 1 hạt, 3 hạt, khối lượng 1000 hạt.
Kết quả theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất của các giống đậu tương thí nghiệm được trình bày tại bảng 3.9.
Bảng 3.9. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống đậu tương Chỉ tiêu Tên giống Tổng số quả (quả/cây) Tổng số quả chắc (quả/cây) Tỷ lệ quả 3 hạt (%) Tỷ lệ quả 1 hạt (%) Khối lượng 1000 hạt (g) DT96 (đc) 55,87 53,87 41,09 2,60 152,64 ĐT 20 46,27 44,87 94,80 3,12 152,80 ĐVN10 71,23 70,13 22,34 2,71 175,29 Đ 8 48,20 46,57 7,66 3,51 131,68 ĐVN11 43,47 42,07 6,97 4,12 159,29 Đ2101 45,50 43,73 10,37 3,28 145,78 D140 46,13 44,50 17,53 2,25 107,84 LSD0,05 3,59 13,40 CV% 4,10 5,10 Tổng số quả/cây là một trong những yếu tố cấu thành năng suất có ý nghĩa quyết định tới năng suất của cây và năng suất quần thể. Đây cũng là chỉ tiêu phản ánh khả năng đậu quả của giống và số hoa hữu hiệu trên cây.
Qua số liệu trình bày trên bảng 3.9 cho thấy: tổng số quả trên cây của các giống đạt từ 43,47 đến 71,23 quả/cây. Giống đạt số quả/cây lớn nhất là giống
ĐVN10 đạt 71,23 quả/cây. Các giống còn lại có số quả/cây thấp hơn giống đối chứng DT96 đạt 55,87 quả/cây, trong đó giống có số quả/cây thấp nhất là
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47
Tổng số quả chắc là yếu tốđược quyết định vào giai đoạn quả mẩy nên phụ
thuộc rất lớn vào khả năng tích lũy chất khô, vận chuyển vật chất về hạt của giống. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy giống có tỷ lệ quả chắc cao thì thường có tiềm năng năng suất cao.
Kết quả bảng 3.9 cho thấy tổng số quả chắc trên cây biến động từ 42,07 đến 70,13 quả/cây. Giống có số quả chắc trên cây cao nhất là ĐVN10 đạt 70,13 quả/cây, Các giống còn lại có số quả chắc trên cây thấp hơn có ý nghĩa so với giống đối chứng DT96 (53,87 quả/cây) ở mức tin cậy 95%.
Tỷ lệ quả 1 hạt, 3 hạt đây là các yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất
đậu tương, trong đó tỷ lệ quả 3 hạt có tương quan thuận với năng suất. Giống có tỷ lệ quả 3 hạt càng cao thì số hạt càng nhiều và khả năng cho năng suất càng cao. Ngược lại tỷ lệ quả 1 hạt lại có tương quan nghịch với năng suất, giống nào có tỷ lệ quả 1 hạt cao thì năng suất thấp.
Số liệu bảng 3.9 cho thấy: tỷ lệ quả 1 hạt cao nhất ở giống ĐVN11 (4,12%). Giống D140 có tỷ lệ quả 1 hạt thấp nhất (2,25). Giống đối chứng DT96 có tỷ lệ
quả 1 hạt là 2,6%, các giống còn lại đều có tỉ lệ quả 1 hạt cao hơn so với giống
đối chứng.
Tỷ lệ quả 3 hạt của các giống khác nhau là khác nhau rất rõ rệt. Tỷ lệ này biến
động từ 6,97 đến 94,8%. Trong đó giống có tỷ lệ quả 3 hạt cao nhất là ĐT20 đạt 94,8%, tiếp đến là giống đối chứng DT96 đạt 41,09%. Các giống còn lại có tỷ lệ quả
3 hạt thấp hơn giống đối chứng, trong đó thấp nhất là giống ĐVN11 đạt 6,97%.
Khối lượng 1000 hạt là chỉ tiêu rất quan trọng thể hiện đặc tính của mỗi giống, có liên quan đến đặc tính di truyền và ít bị biến đổi bởi điều kiện ngoại cảnh. Khối lượng 1000 hạt do độ lớn của hạt quyết định, giống có hạt to mẩy thì khối lượng 1000 hạt cao, đây là cơ sở quyết định đến năng suất của các giống. Kết quả theo dõi thí nghiệm cho thấy, khối lượng 1000 hạt của các giống biến
động từ 107,84 đến 175,29g. Giống có khối lượng 1000 hạt lớn nhất là giống
ĐVN10 đạt 175,29g, giống có khối lượng 1000 hạt thấp nhất là giống D 140 đạt 107,84g. Các giống còn lại có khối lượng 1000 hạt sai khác không có ý nghĩa so với giống đối chứng DT96 (152,64g) ởđộ tin cậy 95%.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48