Các chỉ tiêu về sinh trưởng của các giống khác nhau là khác nhau bởi chúng phụ thuộc chủ yếu vào bản chất di truyền của từng giống. Nghiên cứu các chỉ
tiêu về sinh trưởng tạo điều kiện thuận lợi trong việc sản xuất theo hướng cơ giới hóa và là một trong những yếu tố phản ánh khả năng chống chịu của giống, đặc biệt là tính chống đổ. Kết quả nghiên cứu các chỉ tiêu sinh trưởng của các giống
đậu tương thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.7.
Bảng 3.7. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của các giống đậu tương
Giống Chiều cao đóng quả (cm) Số cành cấp 1 (cành/cây) Sốđốt hữu hiệu (đốt/thân) Đường kính thân (cm) DT96 (đc) 12,70 5,40 10,10 0,61 ĐT20 7,10 6,20 11,00 0,58 ĐVN10 8,50 5,70 11,20 0,62 Đ 8 9,60 7,10 10,50 0,60 ĐVN11 9,50 8,70 9,10 0,68 D140 9,40 6,50 10,80 0,54 Đ2101 11,40 6,00 10,70 0,72 LSD0,05 0,96 1,56 CV% 8,40 8,30
Chiều cao đóng quả là chỉ tiêu cần quan tâm trong công tác chọn tạo giống vì là chỉ tiêu có ý nghĩa trong việc cơ giới hóa khi thu hoạch đậu tương. Chiều
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43
cao đóng quả quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng không tốt đến công tác thu hoạch cũng như quá trình lưu giữ quả trên cây.
Chiều cao đóng quả của các giống từ 7,1 đến 12,7cm, giống DT96 có chiều cao đóng quả cao nhất đạt 12,7cm, giống ĐT20 có chiều cao đóng quả thấp nhất
đạt 7,1 cm, các giống còn lại đều có chiều cao đóng quả thấp hơn so với giống
đối chứng.
Số cành cấp 1 là chỉ tiêu quan trọng được đặc biệt quan tâm trong công tác chọn giống, đồng thời là chỉ tiêu có liên quan mật thiết với năng suất. Những giống có số cành cấp 1 cao thì số quả trên cây thường nhiều, do đó năng suất cao. Các giống trong thí nghiệm có số cành cấp 1 biến động từ 5,4 đến 8,7 cành/cây. Trong đó giống ĐVN11 có số cành cấp 1 cao nhất đạt 8,7 cành/cây; thấp nhất là giống DT96 đạt 5,4 cành/cây. Các giống ĐT20, ĐVN10, Đ2101 có số cành cấp 1 sai khác không có ý nghĩa so với giống đối chứng. Các giống còn lại có số cành cấp 1 lớn hơn có ý nghĩa so với giống đối chứng ở mức độ tin cậy là 95%.
Sốđốt hữu hiệu trên thân chínhđây là một trong những chỉ tiêu có ý nghĩa với các yếu tố cấu thành năng suất đậu tương. Sốđốt hữu hiệu càng nhiều thì khả
năng mang quả trên cây càng lớn. Qua bảng 3.7 cho thấy sốđốt hữu hiệu của các giống biến động từ 9,1 đến 11,2 đốt/thân. Tất cả các giống có sốđốt hữu hiệu sai khác không có ý nghĩa so với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.
Đường kính thân là chỉ tiêu quan trọng có ảnh hưởng đến khả năng phát triển của cây, đặc biệt là khả năng chống đổ. Đường kính thân phát triển phù hợp với chiều cao cây, tán lá thì khả năng chống đổ và vận chuyển chất hữu cơ của cây sẽ tốt. Các giống có đường kính thân to thì có thể nâng đỡ được khối lượng thân, lá, hoa quả lớn nên khả năng chống đổ sẽ cao.
Kết quảở bảng 3.7 cho thấy đường kính thân của các giống đậu tương biến
động trong khoảng từ 0,54 đến 0,72cm. Các giống có đường kính thân lớn hơn giống đối chứng (0,61cm) là ĐVN10, ĐVN11, Đ2101 và lớn nhất là Đ2101 đạt 0,72 cm. Giống có đường kính thân nhỏ hơn so với giống đối chứng là ĐT20, Đ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44