3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
3.2.5.1.Chỉ tiêu phản ánh số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
- Độ tuổi cán bộ, công chức cấp xã;
- Trình độ học vấn của cán bộ, công chức cấp xã;
- Trình độ quản lý nhà nước và lý luận chính trị của CBCC cấp xã;
- Hiệu quả sử dụng cán bộ cấp xã: Sử dụng một số tiêu chí đánh giá nhu cầu sử dụng ở cấp xã như: Tự đánh giá nhận xét trong quá trình thực thi công vụ của cán bộ, công chức; cán bộ làm đúng chuyên môn đào tạo;
- Xác định nhu cầu đào tạo: Số lượng cán bộ, cơ cấu vềđộ tuổi, trình độ đào tạo, phương pháp đào tạo và thời gian đào tạo.
3.2.5.2. Chỉ tiêu đánh giá về hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã qua đánh giá của quần chúng nhân dân
- Mức độ hài lòng của nhân dân đối với hoạt động của chính quyền cấp xã. - Đánh giá của nhân dân về những hạn chế trong hoạt động của chính quyền cấp xã.
- Đánh giá của người dân về nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt
động của chính quyền cấp xã.
- Đánh giá của nhân dân về những nhiệm vụ quan trọng của chính quyền cấp xã. - Ý kiến của nhân dân về những điều kiện cần thiết đối với người CBCC cấp xã trong giai đoạn hiện nay.
- Đánh giá của quần chúng nhân dân về hoạt động của đội ngũ CBCC cấp xã. - Đánh giá của người dân về những biện pháp nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.
- Đánh giá của người dân về những biện pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 50