phương ở Việt Nam
2.2.2.1 Kinh nhiệm của tỉnh Hải Dương
Tỉnh Hải Dương thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ, nằm ở trung tâm tam giác tăng trưởng kinh tế phía Bắc (Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh), có 263 xã, phường, thị trấn. Đến tháng 12-2008, Hải Dương có tổng số cán bộ chuyên trách là 2.738, cán bộ công chức cấp xã là 2.027, cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và thôn, khu dân cư là 10.019.
Xác định rõ tầm quan trọng của hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị
trấn trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, những năm qua Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo việc nâng cao chất lượng hệ thống chính trịở cơ sở, trong đó trọng tâm là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
cơ sở. Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành tiến hành điều tra, khảo sát nắm rõ thực trạng đội ngũ cán bộ để có biện pháp phù hợp. Trong các năm 2001-2005, Tỉnh ủy Hải Dương ban hành và chỉ đạo thực hiện Nghị quyết
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33
chuyên đề “Xây dựng đội ngũ cán bộ tỉnh Hải Dương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
trong tình hình mới”. Trên cơ sở bám sát tiêu chuẩn cán bộ trong thời kỳ mới, Ban Tổ chức Tỉnh ủy hướng dẫn xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ xã, phường, thị
trấn, định kỳ rà soát, bổ sung quy hoạch. Đồng thời, tích cực thực hiện đồng bộ các giải pháp vềđào tạo, bồi dưỡng và luân chuyển cán bộ. Định hướng trong công tác cán bộ nhiệm kỳ 2005-2010, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV tiếp tục xác định quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn. Thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã tham mưu với Ban Thường vụ Tỉnh ủy xây dựng, ban hành Chương trình hành động “Xây dựng hệ
thống chính trị vững mạnh” và hai đề án: “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến
đấu của tổ chức cơ sởđảng và đảng viên” và “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
và công tác cán bộđáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới”. Cấp
ủy các cấp đã lãnh đạo, chỉđạo xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cả
ba cấp tỉnh, huyện và xã. Riêng cấp xã, quy hoạch các chức danh chủ chốt (bí thư, phó bí thư, chủ tịch HĐND, UBND) có 2.367 đồng chí, trong đó 83 đồng chí nữ.
Trên cơ sở quy hoạch cán bộ, tỉnh chỉ đạo tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo hướng kết hợp giữa nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị với bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới phục vụ công tác cho từng
đối tượng cán bộ. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ chỉ đạo chặt chẽ việc xây dựng nội dung chương trình và kế hoạch đào tạo cho từng đối tượng cán bộ, đặc biệt coi trọng đào tạo để nâng cao năng lực thực hành cho đội ngũ cán bộ phù hợp với nhiệm vụ được giao. Trường Chính trị tỉnh, các trung tâm bồi dưỡng chính trị
cấp huyện và các cơ sở đào tạo trong tỉnh đã mở nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã với nội dung, chương trình đào tạo phù hợp, thiết thực như quản lý kinh tế, văn hoá, xã hội, kỹ thuật nông nghiệp, địa chính, luật, hành chính văn phòng, kế toán tài chính, tin học.
Nhằm khuyến khích cán bộ cơ sở tích cực học tập nâng cao trình độ, tỉnh thực hiện chế độ tiền lương theo ngạch bậc và trình độ đào tạo đối với cán bộ
chuyên trách và công chức cấp xã thay cho việc được hưởng phụ cấp theo Nghị định 09-NĐ/CP của Chính phủ. Hằng năm, tỉnh dành khoảng 30 tỷ đồng cho việc
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34
chi trả phụ cấp cho 19 chức danh quy định tại Nghị định 121-NĐ/CP của Chính phủ. CBCC cơ sở đi học được tạo điều kiện về thời gian, hỗ trợ tiền học phí, tài liệu, tiền đi nghiên cứu thực tế, mỗi đợt học tập được hưởng mức trợ cấp theo ngày là 8.000đ/ngày đối với nam, 10.000đ/ngày đối với nữ.
Bằng nhiều biện pháp tích cực, đồng bộ, trong 3 năm 2006-2008, đội ngũ cán bộ, công chức cơ sởđã có 896 người được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn (đại học, cao đẳng 354, trung cấp 542); 763 người được đào tạo về lý luận chính trị (cao cấp 2, trung cấp 761); 234 cán bộ không chuyên trách được đào tạo về chuyên môn (đại học, cao đẳng 81, trung cấp 153), 121 cán bộ không chuyên trách được đào tạo trung cấp lý luận chính trị.
Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở từng bước đáp ứng yêu cầu lãnh
đạo, quản lý thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở. Đến nay, trong 6 chức danh chủ
chốt bí thư, phó bí thư, chủ tịch HĐND, chủ tịch UBND, phó chủ tịch HĐHD, phó chủ tịch UBND có 68,3% đạt trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên (trong đó cao đẳng, đại học là 20,5%); 75% có trình độ lý luận chính trị trung cấp. Đội ngũ
công chức cấp xã: 10,36% có trình độ chuyên môn đại học, cao đẳng, 64,3% có trình độ chuyên môn trung cấp; 31,8% có trình độ lý luận chính trị trung cấp, 0,4% có trình độ đại học về quản lý nhà nước, 4,2% có trình độ trung cấp về quản lý nhà nước và 27,4% có kiến thức về tin học.
Tuy nhiên, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã còn thấp so với mục tiêu trong Đề án số 02-ĐA/TU ngày 26-01-2007 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Để đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ
XIV, vấn đề mấu chốt là phải tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở, xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị, có phẩm chất đạo
đức tốt, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, có năng lực quản lý, điều hành và thực thi công vụ. Trên cơ sở tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VIII) về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã đề ra phương hướng, mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 là:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35
Có ít nhất 90% số cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn (bí thư, phó bí thư, chủ tịch HĐND, chủ tịch UBND, phó chủ tịch HĐND, phó chủ tịch UBND) phải có trình độ
chuyên môn trung cấp trở lên, trong đó 35-40% có trình độ chuyên môn đại học; 100% có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên. Đối với trưởng các đoàn thể và công chức xã, phường, thị trấn phải có 75-80% có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên, 70% có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên. Phấn đấu đến năm 2020, 100% số cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn có trình độ chuyên môn trung cấp trở
lên, trong đó 50-60% có trình độ chuyên môn đại học, 100% trưởng các đoàn thể và công chức cấp xã có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên, 90% có trình độ
trung cấp lý luận chính trị trở lên.
Bài học để nâng cao chất lượng CBCC cơ sở tại tỉnh Hải Dương thể hiện qua một số giải pháp như sau:
Một là, tiếp tục đổi mới, thực hiện tốt các khâu trong công tác cán bộ, trước hết là công tác đánh giá cán bộ phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, toàn diện, thực sự lấy hiệu quả công tác và sựđóng góp thực tế làm thước đo phẩm chất và năng lực cán bộ. Đánh giá đúng cán bộ tạo tiền đề quy hoạch, bố trí, sử
dụng đúng cán bộ.
Hai là, làm tốt công tác quy hoạch cán bộ cơ sở. Trên cơ sở quy hoạch cán bộ và căn cứ vào tiêu chuẩn, nhu cầu đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã để
xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp. Tiếp tục thực hiện tốt quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn ban hành kèm theo Quyết định số 1304/2007/QĐ-UBND, ngày 28- 3-2007 của UBND tỉnh.
Ba là, xây dựng tiêu chuẩn về trình độ, năng lực chuyên môn từng chức danh cán bộ cơ sở, tiến hành khảo sát, đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã và chất lượng cán bộ trong nguồn quy hoạch hằng năm, nhất là sau đại hội đảng và sau bầu cử HĐND để điều chỉnh kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng từng năm đáp ứng yêu cầu thực tế của địa phương.
Bốn là, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo. Thực hiện việc đào tạo theo tiêu chuẩn chức danh về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, kiến thức quản lý
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36
nhà nước. Đồng thời, quan tâm bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp trong thực thi công vụ, kỹ năng xử lý tình huống ở cơ sở, bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho chủ tịch HĐND, chủ tịch UBND, đại biểu HĐND; kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ không chuyên trách ở xã, thôn, khu dân cư. Giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, trau dồi đạo đức công chức cho cán bộ (cả
chuyên trách và không chuyên trách); xây dựng tinh thần sống và làm việc theo pháp luật, thái độ tôn trọng dân, phục vụ dân. Tổ chức thực hiện nghiêm túc Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về ý thức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, tinh thần trách nhiệm trước nhiệm vụđược giao, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
Đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới phương thức đào tạo theo hướng cơ bản, thiết thực, gắn với thực tiễn. Đồng thời, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, nhất là giảng viên kiêm chức.
Tăng cường sự quan tâm chỉ đạo của cấp uỷ các cấp, sự phối hợp chặt chẽ
giữa Ban Tổ chức Tỉnh uỷ, Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở
Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở đào tạo trong xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; lập dự toán kinh phí đào tạo; theo dõi kiểm tra thực hiện kế hoạch và nội dung, chương trình đào tạo.
Năm là, thực hiện trẻ hóa đội ngũ cán bộ trên cơ sở đảm bảo tiêu chuẩn, tính liên tục, tính kế thừa. Đẩy mạnh việc luân chuyển cán bộ nhằm tạo “dòng chảy” trong công tác cán bộ. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt ở cơ
sở, cán bộ nữ.
Sáu là, thực hiện nghiêm túc các quy chế, quy định về công tác cán bộ và chính sách bảo đảm vật chất, động viên tinh thần đối với cán bộ cơ sở. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thực hiện tốt việc nhân dân giám sát cán bộ, công chức tại cộng đồng dân cư. Thực hiện tốt việc lấy phiếu tín nhiệm hằng năm đối với các chức danh chủ tịch, phó chủ tịch HĐND, UBND cấp xã. Nâng cao chất lượng tuyển dụng cán bộ, công chức cơ sở. Chú trọng thu hút cán bộ giỏi và sinh viên mới tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng về công tác tại xã, phường, thị trấn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37
2.2.2.2 Kinh nghiệm tại Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh
Quận Phú Nhuận đã nhận thức rõ việc chăm lo công tác cán bộ là nhiệm vụ
trong yếu, trên cơ sở rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ công chức một cách toàn diện. Quận đã chú trọng công tác nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho đội ngũ CBCC.
Trên cơ sở cụ thể hóa tiêu chuẩn chức danh, quận Phú Nhuận đã đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đối với CBCC chính quyền cấp xã, đồng thời tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong công tác đào tạo bồi dưỡng CBCC cấp cơ sở. Theo số
liệu thống kê tháng 6/2005 có 74,3% CBCC có trình độ THPT, 23% trình độ THCS, 21,5% tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp; 3% trình độ cao đẳng; 24,6% trình độ đại học; về trình độ lý luận chính trị có 30% sơ cấp lý luận chính trị, 47,7% trung cấp và 9,7% cao cấp và cử nhân lý luận chính trị. Tính đến nay hầu hết CBCC quận
đã có trình độ chuyên môn đại học, một số cán bộ có trình độ thạc sỹ và nhiều cán bộđăng theo học thạc sỹ.
Bài học để nâng cao chất lượng CBCC cơ sở tại quận Phú Nhuận, Thành phố
Hồ Chí Minh thể hiện qua một số nội dung như sau:
- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng từ quận đến cơ sở.
- Cụ thể hóa tiêu chuẩn chức danh cán bộ cấp xã làm cơ sở bố trí, sắp xếp cán bộ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.
- Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ văn hóa, lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ. Kết hợp nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng và đề cao ý thức tự học, tự rèn luyện.
- Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đánh giá, quy hoạch cán bộ; đẩy mạnh việc điều động, luân chuyển cán bộ.
- Xây dựng, quy hoạch cán bộ đi đôi với xây dựng, củng cố tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể; phát huy vai trò của chính quyền, đoàn thểở cơ sở.