3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Yên Dũng là một huyện trung du miền núi nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Bắc Giang, cách trung tâm tỉnh lỵ Bắc Giang khoảng 15 km, cách Thủ đô Hà Nội 65 km. Với vị trí nằm liền kề với khu tam giác kinh tế phía Bắc và gần các trung tâm đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long, Thái Nguyên, Thành phố Bắc Giang, Thành phố Bắc Ninh, huyện Yên Dũng có lợi thế quan trọng trong giao lưu kinh tế, văn hoá với trung tâm này. Diện tích đất tự nhiên 21.587,69 ha. Yên Dũng là một huyện không lớn, so với Bắc Giang chỉ chiếm 5,58% về diện tích và 10,7% về dân số, với số dân là 169.189 người. Ranh giới hành chính của huyện xác định như sau:
- Phía Đông Bắc giáp huyện Lục Nam- Bắc Giang và tỉnh Hải Dương. - Phía Bắc giáp huyện Lạng Giang và thành phố Bắc Giang.
- Phía Tây giáp huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. - Phía Nam giáp tỉnh Bắc Ninh.
Trên địa bàn huyện có đường quốc lộ 1A cũ và mới chạy qua cùng với hệ
thống giao thông đường thuỷ và đường sắt khá thuận lợi, có cơ hội giao lưu với thị
trường bên ngoài, là tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới. Huyện Yên Dũng được chia thành 21 xã, thị trấn, trong đó có 21 xã gồm: Tư
Mại, Cảnh Thụy, Đồng Phúc, Đồng Việt, Đức Giang, Tiến Dũng, Thắng Cương, Nham Sơn, Yên Lư, Tiền Phong, Nội Hoàng, Tân Liễu, Hương Gián, Xuân Phú, Tân An, Lão Hộ, Quỳnh Sơn, Lãng Sơn, Trí Yên và 02 thị trấn là: Neo và Tân Dân. Các đơn vị hành chính của huyện Yên Dũng được tổ chức tương đối ổn định (năm 2007, xã Tân An
được chia tác thành xã Tân An và Thị trấn Tân Dân).
3.1.1.2 Địa hình
Địa hình của huyện Yên Dũng đa dạng, dãy núi Nham Biền chạy qua các xã Nội Hoàng, Yên Lư, Tiền Phong, Nham Sơn, Đồng Sơn, Tân Liễu, Cảnh Thuỵ,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40
Tiến Dũng và thị trấn Neo, có cao độ trên 20 - 230 m cắt ngang qua địa bàn huyện. Phần lãnh thổ còn lại là địa hình bằng có độ dốc dưới 30%, cao độ phổ
biến từ 2 - 15m, chiếm 72,9% tổng diện tích tự nhiên. Tuỳ theo độ cao tuyệt đối và tình hình úng ngập trong mưa, chia vùng đồng bằng của huyện thành 3 dạng địa hình khác nhau: Địa hình vàn cao là 2.516,69 ha (17,81%); địa hình vàn là 6.702,59 ha (347,43%); địa hình thấp là 4.912,14 ha (34,76%).
3.1.1.3 Điều kiện khí hậu, thời tiết
Điều kiện khí hậu, thời tiết: Yên Dũng có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu của huyện có những đặc trưng chủ yếu sau:
- Khí hậu: Là vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có hai mùa rừ
rệt, mựa đông lạnh và khô, mùa hè nóng và ẩm. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,30C, nhiệt độ trung bình cao nhất 28,80C vào tháng 6, 7 nhiệt độ trung bình thấp nhất là 16,40C vào tháng 1.
- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.553mm, những năm cao có thể đạt tới 2.358mm. Trong năm có khoảng 134,4 ngày mưa nhưng phân bố
không đều giữa các tháng trong năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 11, tập trung nhiều vào các tháng 6 - 7,8; đây cũng là nguyên nhân gây ra úng lụt các tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 1, 2, 12.
- Độẩm: Độẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất là 85% vào tháng 8, thấp nhất là 77% vào tháng 12.
3.1.1.4 Thuỷ văn và tài nguyên thiên nhiên
Thuỷ văn: Huyện Yên Dũng được bao bọc bởi hệ thống 3 dòng sông lớn chảy qua gồm: Sông Cầu chảy dọc ranh giới giữa Huyện Yên Dũng và huyện Quế
Võ (Bắc Ninh), chiều dài 25km. Sông Thương: chảy cắt ngang lãnh thổ huyện theo chiều Tây Bắc xuống Đông Nam, chiều dài qua địa bàn huyện 34 km. Sông Lục Nam chạy dọc ranh giới huyện Yên Dũng với huyện Lục Nam, chiều dài 6,7 km.
Cả 3 dòng sông này hợp lưu với nhau ở ranh giới phía Đông của huyện. Đây là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất và đời sống đồng thời là hệ thống tiêu thoát nước chính cho hầu hết các xã trong huyện. Tuy nhiên, nó cũng là nguyên nhân gây ra lũ lụt hàng năm vào mùa mưa bão đối với huyện.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41
Tài nguyên thiên nhiên: Yên Dũng không có các loại khoáng sản có giá trị và trữ lượng cao để khai thác theo quy mô công nghiệp, trừ Cao lanh với trữ lượng khoảng 3 triệu tấn. Ngoài ra dọc theo sông Cầu và sông Thương có khoáng sét để
sản xuất nguyên vật liệu xây dựng như gạch, ngói,.…
Diện tích đất lâm nghiệp có rừng của huyện là 2.132,95 ha, chiếm 10% tổng diện tích tự nhiên. Qua nhiều năm khai thác, tài nguyên rừng đã bị cạn kiệt, diện tích rừng tự nhiên không còn, chủ yếu là rừng trồng với các loại cây như keo, bạch
đàn, thông... Trữ lượng rừng trồng thấp, sản lượng khai thác hàng năm bình quân khoảng 1.800 m3 gỗ và 4.200 tấn củi.