Xuất một số giả pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên đị bàn xã Ch

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã chi lăng – huyện chi lăng – tỉnh lạng sơn (Trang 67 - 70)

4.4.2.1. Giải pháp kỹ thuật

− Cần mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng đưa thêm nhiều cây trồng mới

để tạo ra giá trị hàng hoá xuất khẩu và tiêu dùng có giá trị cao.

− Chuyển mục đích sử dụng đất 1 vụ lúa hiệu quả thấp sang mục đích khác phù hợp hơn.

− Đưa các giống lúa có chất lượng cao vào gieo cấy trên diện tích đất chuyên lúa hoặc 1 vụ lúa - 1 vụ màu.

− Với phương châm sử dụng điều kiện sẵn có ở các cơ sở nghiên cứu về

giống cây trồng, vật nuôi tại địa phương, ứng dụng các thành tựu khoa học về

giống, lựa chọn giống phù hợp với điều kiện sản xuất của từng nơi.

− Đưa các giống ngô, đậu tương, có năng suất cao, chất lượng tốt, chịu

được nhiệt độ thấp trong vụđông để thay thế các loại giống cũ.

4.4.2.2. Sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững

Ưu tiên sử dụng đất tốt cho nông nghiệp, dành đất xấu (có khả năng sản xuất thấp) cho các mục đích phi nông nghiệp. Điều hòa giữa áp lực tăng dân số và tăng trưởng về kinh tế nhằm đáp ứng yêu cầu sử dụng đất bền vững. Quản lý hệ thống nông nghiệp nhằm đảm bảo có sản phẩm tối đa về lâu dài, đồng thời duy trì độ phì nhiêu đất. Sử dụng đất trên cơ sở quy hoạch bảo đảm lợi ích trước mắt cũng như lâu

dài của người sử dụng đất và cộng đồng. Khi phân bố sử dụng đất cho các ngành kinh tế quốc dân cần sử dụng bản đồ, tài liệu đất và đánh giá phân hạng đất đai mới xây dựng, nâng cao chất lượng quy hoạch và dự báo sử dụng lâu dài.

Thực hiện chiến lược phát triển đa dạng, khai thác tổng hợp đa mục tiêu: nông - lâm kết hợp, chăn nuôi dưới rừng, nông - lâm và chăn nuôi kết hợp, nông - lâm - ngư kết hợp, giữ vững cân bằng sinh thái. Phát triển các cây lâu năm có giá trị

kinh tế, thương mại cao và góp phần bảo vệ đất. Áp dụng quy trình và công nghệ

canh tác thích hợp theo từng tiểu vùng và hệ thống cây trồng. Nâng cao hiệu quả sử

dụng phân bón thông qua viêc phối hợp tốt giữa phân bón hữu cơ, vô cơ, phân sinh học, vi lượng, trên cơ sở kết quả nghiên cứu phân tích đất, đặc điểm đất đai và nhu cầu dinh dưỡng của cây.

Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, giao đất, giao rừng, cho dân vay vốn phát triển sản xuất, thâm canh nhằm xóa đói, giảm nghèo và bảo đảm an toàn lương thực

4.4.2.3. Chống xói mòn, rửa trôi, hủy hoại đất

− Canh tác theo đường đồng mức: Canh tác theo đường đồng mức là nguyên tắc xuyên suốt mọi hoạt động sử dụng đất dốc, cần tuân thủ từ khai hoang, cày bừa đến trồng trọt, chăm sóc.

− Trồng trong rãnh: Một số cây như cây ăn quả… được trồng mới theo rãnh là biện pháp chống xói mòn rất hiệu quả.

− Tạo bồn: Một số cây lâu năm mật độ thưa (cây ăn quả…) cần được tạo bồn. Bồn là bờ nhỏ dạng vành khăn bao quanh gốc ứng với mép tán cây, được tạo ra khi chăm sóc, làm cỏ, bón phân.

− Áp dụng kỹ thuật canh tác phù hợp điều kiện đất dốc, kết hợp nông - lâm trong sử dụng đất để có hệ số sử dụng cao nhất và không có thời gian đất trống.

− Hạn chế việc sử dụng chất hóa học trong sản xuất nông nghiệp, mạnh dạn chuyển dần sang sản xuất nông nghiệp theo công nghệ sinh học và giám sát chặt chẽ việc sử dụng chất thải công nghiệp độc hại trước khi thải ra môi trường chung quanh không ảnh hưởng tới môi trường đất và môi trường sống của nhân dân.

4.4.2.5. Giải pháp bảo vệ môi trường:

− Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường cho người dân, các doanh nghiệp, nhà quản lý thông qua các hình thức về bảo vệ môi trường đến các tầng lớp nhân dân.

− Các giải pháp bảo vệ môi trường nước: hạn chế nguồn thải từ khu dân cư, cơ

sở sản xuất kinh doanh, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề... vào môi trường nước. Thực hiện nghiêm các quy định bảo vệ môi trường.

4.4.2.4. Các biện pháp khác

− Hỗ trợ cho hộ gia đình được vay vốn thông qua các chương trình cho vay với lãi suất thấp để phát triển sản xuất trên địa bàn đạt hiệu quả cao trong việc khai thác, sử dụng đất, nhằm nâng cao cuộc sống cho ngưòi dân trong toàn xã.

− Xã phải có chính sách thu hút, tìm kiếm thị trường tiêu thụđể người dân yên tâm trong sản xuất.

− Áp dụng việc sử dụng bón phân hợp lý, cân đối sử dụng thuốc trừ sâu bệnh đúng quy trình. Kết hợp tưới tiêu, cải tạo lại đồng ruộng với việc luân canh cây trồng cho phù hợp.

− Khai thác được tiềm năng thế mạnh ởđịa phương.

− Tổ chức tập huấn, hướng dẫn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và kỹ năng lao

động cho nhân dân.

− Chuyển đổi cơ cấu giống và hệ thống cây trồng, thử nghiệm và phát triển các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương. Đồng thời có biện pháp bảo tồn các giống cây trồng tốt của bản địa có chất lượng cao được thị trường ưa dùng.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã chi lăng – huyện chi lăng – tỉnh lạng sơn (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)