Đánh giá các loại hình sử dụng đất

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã chi lăng – huyện chi lăng – tỉnh lạng sơn (Trang 49 - 53)

Theo FAO: “Loại hình sử dụng đất (LUT) là bức tranh mô tả thực trạng sử

dụng đất của một vùng với những phương thức sản xuất trong các điều kiện kinh tế

- xã hội và kỹ thuật được xác định, nói cáh khác, LUT là những loại hình sử dụng

đất đai khác nhau để trồng một loại cây hay một tổ hợp cây trồng”.

Trên cơ sở nghiên cứu trên địa bàn xã Chi Lăng cho thấy các loại hình sử

dụng đất đa dạng và phong phú. Qua điều tra thực tế, có các loại hình sử dụng đất chính như sau:

• Đất trồng cây hang năm: 446,46 ha chiếm 18,30 % đất sản xuất nông nghiệp toàn xã gồm:

+ Đất trồng lúa: 243,35ha, chiếm 9.97 %

+ Đất chuyên màu/nương rẫy, diện tích là: 203,11 ha.

• Đất trồng cây lâu năm: 203,11ha, chiếm 8,32% đất sản xuất nông nghiệp toàn xã gồm:

+ Cây ăn quả, diện tích là: 425,90 ha.

• Đất lâm nghiệp: 624,00 ha, chiếm 25.59% đất sản xuất nông nghiệp toàn xã gồm: + Đất rừng sản xuất, diện tích là: 624,00 ha, chiếm 25.59%. + Đất rừng phòng hộ: 0 ha, chiếm 0%. + Đất rừng đặc dụng: 0 ha, chiếm 0 %. Bảng 4.5. Các loại hình, kiểu sử dụng đất STT Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đât

1.Đất ruộng 3 vụ 2 lúa – 1 màu (LUT 1) Lúa xuân – lúa mùa – khoai tây

2.Đất ruộng 2 vụ

2 lúa (LUT 2) Lúa xuân – lúa mùa

Màu – lúa mùa (LUT 3) Ngô xuân – lúa mùa

Lạc – lúa mùa

3.Đất ruộng 1 vụ Lúa (LUT 4) Lúa mùa

4.Đất chuyên màu/nương rẫy

Chuyên màu cây công nghiệp hàng năm (LUT 5) Ngô xuân Ngô đông Lạc Khoai tây Dưa hấu Sắn 5.Đất cây lâu năm Cây ăn quả (LUT 6)

Na Vải Hồng

Mô tả các loại hình sử dụng đất (LUT)

• Đất nông nghiệp

− Đất ruộng 3 vụ (Lúa xuân – lúa mùa – rau đông) LUT 1: Là loại hình sử

dụng đất chưa phát triển phổ biến trên địa bàn xã nhưng ban đầu cho kinh tế khá cao. Nhưng chỉ áp dụng cho các loại giống sinh trưởng ngắn ngày với thời gian khoảng 100 – 130 ngày, tập chung ở các vùng có địa hình bằng phẳng và chủ động trong công tác tưới tiêu.

− Đất ruộng 2 vụđược chia thành các loại hình sử dụng đất khác nhau gồm (LUT 2, LUT 3, LUT 4)

1. Loại hình sử dụng 2 lúa: Lúa xuân – lúa mùa (LUT 2) loại hình sử dụng

đất phổ biến trên địa bàn xã, tập chung ở các vùng trũng, bằng phẳng, có hệ thống tưới tiêu chủđộng hoặc từ các suối có nguồn nước chảy hàng năm. Phân bố hầu dải rác trên địa bàn xã.

+ Lúa xuân: Được trồng với các loại giống như khang dân, Giống lúa thơm T10, Giống lúa lai HYT83, lúa tám thơm; Thời gian gieo trồng từ 25/3 đến cuối tháng 4; Thời gian sinh trưởng từ 105 đến 120 ngày; Năng suất đạt 40 – 44 tạ/ha.

+ Lúa mùa: Trồng với các loại giống như khang dân, Giống lúa thơm T10, Giống lúa lai HYT83, lúa nếp thơm địa phương, lúa tam thơm; Thời gian gieo trồng từ cuối tháng 7 đến 20/8; Thời gian sinh trưởng từ 110 – 120 ngày; Năng suất đạt 43 – 47 tạ/ha.

2. Loại hình sử dụng màu – lúa (LUT 3): Cây màu vụ xuân – lúa mùa đây là loại hình sử dụng đất khá phổ biến trên tất cả loại đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã. Tập chung chủ yếu trên các địa hình vàn, bằng phẳng. Loại hình sử dụng đất này chủ yếu nhờ nước trời.

+ Cây vụ xuân: Chủ yếu trồng ngô và lạc

Ngô: Được trồng chủ yếu là các giống 8668, K54, VN10… Thời vụ gieo trồng cuối tháng 2 – 3; Thời gian sinh trưởng từ 115 – 125 ngày; Năng suất đạt 38 – 42 tạ/ha.

Lạc: Được trồng chủ yếu là giống lạc cao sản, lạc địa phương…Thời vụ gieo trồng từ tháng 2 – 3; Thời gian sinh trưởng từ 110 – 120 ngày; Năng suất đạt 15 – 18 tạ/ha.

+ Lúa mùa: Trồng với các loại giống như khang dân, Giống lúa thơm T10, Giống lúa lai HYT83, lúa tam thơm; Thời gian gieo trồng từ cuối tháng 7 đến 20/8; Thời gian sinh trưởng từ 110 – 120 ngày; Năng suất đạt 41 – 45 tạ/ha.

3. Loại hình sử dụng 1 vụ lúa (LUT 4): Tập chung trên địa hình vàn cao, vùng đất trũng; loại hình sử dụng đất ít phổ biến trên địa bàn xã, LUT này chủ yếu nhờ nước trời. Trồng với các loại giống như khang dân, Giống lúa thơm T10, Giống lúa lai HYT83, lúa tam thơm; Thời gian gieo trồng từ cuối tháng 7 đến 20/8; Thời gian sinh trưởng từ 110 – 120 ngày; Năng suất đạt 41 – 45 tạ/ha.

4. Loại hình sử dụng đất chuyên màu cây công nghiệp hàng năm (LUT 5): Bao gồm các loại hình sử dụng đất như ngô xuân – lạc mùa, ngô màu, sắn, lạc mùa – rau đông. LUT này tập chung chủ yếu ở vùng có độ dốc thấp (dưới 12 độ), địa hình vàn cao, vùng thung lũng, phân bốở dải rác khắp trên địa bàn xã.

+ Ngô xuân: Được trồng chủ yếu là các giống 8668, K54, VN10… Thời vụ

gieo trồng cuối tháng 2 – 3; Thời gian sinh trưởng từ 115 – 125 ngày; Năng suất đạt 39 – 43 tạ/ha.

+ Ngô mùa: Được trồng chủ yếu là các giống 8668, K54, VN10…Thời vụ

gieo trồng tháng 6 – 7; Thời gian sinh trưởng từ 110 – 115 ngày; Năng suất đạt 40 – 44 tạ/ha.

+ Lạc mùa: Được trồng chủ yếu là các giống lạc cao sản, lạc địa phương…Thời vụ gieo trồng từ tháng 2 – 3; Thời gian sinh trưởng từ 110 – 120 ngày; Năng suất đạt 15 – 18 tạ/ha.

+ Sắn: Được trồng chủ yếu các giống sắn cao sản, sắn địa phương…; Thời vụ gieo trồng từ tháng 3 – 4; Thời gian sinh trưởng từ 160 - 180 ngày; Năng suất đạt 45 – 49 tạ/ha.

5. Loại hình sử dụng đất cây lâu năm (LUT 6): Tập chung chủ yếu ở các vùng địa hình vàn cao, các gò đồi, các sườn núi đá vôi. LUT này phân bố rộng rãi

trên địa bàn xã. Được trồng chủ yếu các loại cây ăn quả như là na, hồng, vải…Năng suất na đạt 48 – 52 tạ/ha, năng suất hồng đạt 40 – 44 tạ/ha và năng suất vải đạt 42 – 46 tạ/ha.

• Đất lâm nghiệp

Diện tích này chủ yếu là các hội nông dân của thôn trong địa bàn xã được UBND phân cho các thôn trồng và bảo vệ còn một số ít là của các hộ nông dân

được hội nông dân thôn chia cho tự trồng và chăm sóc bảo vệ chiếm diện tích không

đáng kể.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã chi lăng – huyện chi lăng – tỉnh lạng sơn (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)