Xã có chợ thuộc thôn Ga, khu đất thuộc sự quản lý của Lâm trường. Đường
đi lại là đường đất lầy lội vào mùa mưa không thuận tiện cho bà con họp chợ. Hiện này diện tích khuôn viên chợ còn nhỏ hẹp 1235m2, cơ sở hạ tầng đã được xây dựng,
Ngành dịch vụ thương mại phục vụ sản xuất, sinh hoạt và đời sống của nhân dân trong xã với các ngành hàng như: cung ứng vật tư nông nghiệp, vật tư xây dựng, hàng công nghệ phẩm, giao thông vận tải, kinh doanh nông sản.
Tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ thấp. Chủ yếu là những quán bán lẻ, hàng hóa chủ yếu phục vụ sinh hoạt hàng ngày và thu mua nông sản, hoạt động kinh doanh cá thể và dịch vụ vận tải.
4.1.2.4. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập − Dân số Tình hình dân số của Xã Chi Lăng Bảng 4.1. Tình hình dân số xã Chi Lăng Chỉ tiêu Đơn vị tính 2011 2012 2013 Tổng số nhân khẩu Người 5192 5307 5414 Số sinh/năm Người 120 143 139 Số tử/năm Người 29 46 37 Số chuyển đến/năm Người 13 11 17
Số chuyển đi/năm Người 19 16 27
Tỷ lệ gia tăng dân số Người 1.75 1.83 1.88
Theo kết quả điều tra, dân số của xã năm 2013 có 5414 người với 1115 hộ
(quy mô 4,6 người/hộ). Mật độ dân số trung bình toàn xã là 247 người/km2, cao hơn mật độ dân số chung của huyện Chi Lăng (105 người/km2). Tỷ lê tăng dân số tự
nhiên 1.13 %.
Thành phần dân tộc: Tày, Nùng, Kinh trong đó dân tộc Tày, Nùng chiếm đa số, sống đan xen ở 14 thôn bản
− Lao động
Hiện có 2398 lao động chiếm 46,7 % dân số toàn xã. Lao động trên địa bàn xã chủ yếu là lao động nông nghiệp chiếm: 85 %; tiểu thủ công nghiệp: chiếm 5 %, dịch vụ, hành chính sự nghiệp khoảng 10 % tổng số lao động tham gia làm việc.
Lao động mang tính thời vụ, người lao động có nhiều việc làm vào thời gian gieo trồng và thu hoạch nông sản.
− Thu nhập và mức sống dân cư
Thu nhập chủ yếu của người dân trong xã là nhờ vào kinh tế nông lâm nghiệp. Xã đang khuyến khích các mô hình vườn đồi, tiến hành chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả kinh tế cao, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập người dân.
Mức sống dân cưđang còn ở mức thấp, tỷ lệ hộ nghèo: 145 hộ, chiếm 12 %, thu nhập bình quân đầu người đạt 15 triệu đồng/người/năm.
Các chính sách xã hội đối với gia đình chính sách được đặc biệt quan tâm như tặng quà vào các dịp tết nguyên đán, chi trả trợ cấp thường xuyên cho các đối tượng chính sách theo quy định. Các chính sách xã hội đối với gia đình chính sách
được đặc biệt quan tâm.
- Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn
Toàn xã có 14 thôn, dân cưđược phân bố đồng đều ở 14 thôn trong xã, đất khu dân cư nông thôn 49,71 ha, chiếm 2,04 % diện tích tự nhiên xã (diện tích đất ở
nông thôn là 30,63 ha). Bình quân đất ở nông thôn là 274 m2/hộ.
Do đặc điểm địa hình phong tục tập quán sản xuất phân bố dân cư trên địa bàn huyện theo các thôn bản gần các trục đường giao thông, nguồn nước, địa bàn sản xuất thuận tiện cho sinh hoạt và sản xuất.
Kết cấu hạ tầng nông thôn, nhất là giao thông, thuỷ lợi, điện, trường học, trạm xá trong thời gian qua được đầu tư cải thiện. Các công trình công cộng như
nhà văn hoá, khu thể thao đạt tiêu chuẩn và chất lượng. Cơ sở hạ tầng của các điểm dân cư nông thôn đã hoàn chỉnh, hệ thống giao thông, hệ thống cấp nước còn nhiều hạn chế.
4.1.2.5. Cơ sở hạ tầng * Giao thông
− Mạng đường chính của xã được phát triển dưới dạng mạng lưới đường xương.
− Đường bộ có đường quốc lộ 1A mới đã rải nhựa với chiều dài khoảng 5.363 km chiều rộng 10 m chạy qua khu vực nghiên cứu quy hoạch.
− Đường bộ có đường tỉnh lộ 234B cũ đã rải nhựa với chiều dài khoảng 5.252 km chiều rộng 6m chạy qua khu vực nghiên cứu quy hoạch.
− Đường liên xã có có chiều dài 1.488 km, chiều rộng 4.5 m, đường đất đá.
− Đường liên thôn, đường làng, ngõ xóm chưa được bê tông hoá 100 % có chiều rộng từ 2 m đến 4 m có chiều dài 26.937 m.
− Đánh giá hiện trạng giao thông.
Xã Chi Lăng có hiện trạng giao thông tương đối thuận lợi cho đối ngoại và đối nội. Mạng lưới giao thông nội bộ liên thông tương đối hoàn chỉnh, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại và sản xuất của nhân dân trong xã.
* Hệ thống cấp nước, thoát nước và xử lý chất thải
• Nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất: Nguồn nước sinh hoạt chủ yếu dùng các giếng đào, giếng khoan, nước mưa và các nguồn nước khác. Nguồn nước sản xuất theo hệ thống thuỷ lợi bơm từ sông Thương và các đập ngăn và các nguồn nước ngầm, nước mạch khác.
• Hệ thống thoát nước thải: Trên địa bàn xã Chi Lăng chưa có hệ thống thoát nước. Nước thải sinh hoạt chủ yếu là tự thấm, một phần thoát ra mương rãnh.
− Công trình vệ sinh: Trên địa bàn xã có khoảng 22,4 % (250 hộ) số nhà dân sử dụng xí hợp vệ sinh, còn lại 75,8 % (845 hộ) số hộ vẫn sử dụng xí thùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp 20 hộ trong xã có bể khí Bioga .
• Rác chưa được thu gom, nhân dân tự xử lý: Đốt hoặc ủ để tự hoại thành phân bón cho cây trồng, chưa có hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn.
* Thuỷ lợi
Có 3 trạm bơm thủy lợi đang cung cấp nước tưới cho nông nghiệp và các vườn cây ăn qủa
Trạm bơm số 1: Trạm bơm Quán Bầu. Trạm bơm số 2: Trạm bơm Đồng Đĩnh. Trạm bơm số 3: Trạm bơm Đồng Ngầu.
− Các công trình Hồ chứa, gồm Đập Bãi Hào, Đập Khuân Cát, Đập Nà Sà, là nguồn nước tưới cho nông nghiệp và hoa màu.
− Mương tưới chính: Dùng để tưới lúa có chiều dài 3,234 km được xây kiên cố bằng bê tông. Cấp nước tưới tiêu từ các Hồ, Đập cấp về.
Nhìn chung: Các công trình thuỷ lợi cơ bản đủđáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho nông nghiệp. Cần cải tạo, kiên cố hóa các mương máng.
* Giáo dục, đào tạo
Sự nghiệp giáo dục xã luôn được cấp uỷ và chính quyền các cấp quan tâm, nên phát triển nhanh, thể hiện tính vững chắc về chất lượng dạy và học. Phổ cập giáo dục
được duy trì tốt, 100 % trẻ em trong độ tuổi được đến trường.
* Hệ thống điện, thông tin, bưu điện
• Nguồn điện: Nguồn điện cung cấp cho xã Chi Lăng là lưới điện quốc gia xuất tuyến 375 và 975 của trạm 110KV Thị trấn Đồng Mỏ.
• Lưới điện:
− Lưới trung áp 35KV: Tuyến 375 từ thanh cái 35KV của trạm 110KV
Đồng Mỏ cung cấp điện cho toàn bộ xã Chi Lăng và các vùng lân cận.
− Lưới trung áp 10KV: Tuyến 975 từ thanh cái 10KV của trạm 110KV
Đồng Mỏ cung cấp điện cho 1 số thôn trong xã Chi Lăng.
* Các công trình xây dựng khác
• Y tế
− Vị trí: Trong khu vực trung tâm xã thuộc thôn Khu Ga, gần trụ sở UBND, liên hệ thuận tiện với các khu ở dân cư.
− Công tác phòng chống dịch bệnh nguy hiểm ở người và gia súc, gia cầm
được tổ chức tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dân. Cho đến nay xã không có dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn.
• Chợ
Thuộc thôn Khu Ga, đây là vị trí họp chợ mà khu đất thuộc sự quản lý của Lâm trường. Đường đi lại là đường đất lầy lội vào mùa mưa không thuận tiện cho bà con họp chợ. Hiện này diện tích khuôn viên chợ còn nhỏ hẹp 1235 m2, công trình tồi tàn, hệ thống thoát nước, thu gom rác không có, mất vệ sinh.
* Về công tác văn hóa – thể dục thể thao
Trên địa bàn xã có khu di tích lịch sử Chi Lăng được xếp hạng quốc gia. Khu di tích lịch sử Chi Lăng có tính chất và ý nghĩa giá trịđặc biệt với lịch sử văn hoá là trung tâm văn hoá quan trọng trong việc tuyên truyền giáo dục truyền thống đấu
tranh, xây dựng và bảo vệ đất nước. Nhưng do thời gian và khai thác đá đã khiến một số điểm di tích không còn nguyên trạng. Các công trình phục vụ di tích hiện nay được xây dựng quy mô nhỏ, đã xuống cấp.
* Công tác an ninh - quốc phòng
− An ninh: Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn ổn
định, Ban công an xã luôn duy trì chếđộ giao ban hàng tháng theo định kỳ.
− Quốc phòng: Tuyệt đối chấp hành nghiêm chỉ thị, mệnh lệnh cấp trên, thực hiện đúng theo nghị quyết chuyên đề của Đảng uỷ xã, tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành đúng công tác quốc phòng toàn dân, nhân dân yên tâm tăng gia sản xuất.
4.1.2.6. Đánh giá chung về tình hình kinh tế - xã hội * Những thuận lợi
Trên địa bàn xã có tuyến đường Quốc lộ 1A và tỉnh lộ 234B chạy qua tạo thuận lợi về mặt giao thông, vận chuyển hàng hóa.
Điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho sản xuất nông - lâm nghiệp, phát triển hướng theo mô hình canh tác vườn đồi và trồng rừng.
Tỷ lệ che phủ thảm thực vật trên địa bàn xã tương đối khá (62%) . Vì vậy, trong quy hoạch sử dụng đất cần chú ý bảo vệ, chăm sóc diện tích rừng hiện có - nhằm tăng độ che phủ, đảm bảo cân bằng sinh thái và bảo vệ tài nguyên đất.
Xã có nguồn lao động dồi dào là nguồn lực lớn cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo của xã cũng được tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, lý luận chính trị.
Đất sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn xã trong thời gian qua đã được sử
dụng tương đối hiệu quả, với diện tích đất nông nghiệp chiếm 61,78% đất tự nhiên là một thuận lợi lớn trong việc phát triển của một xã thuần nông.
* Những khó khăn và thách thức
Khí hậu, thuỷ văn phân hoá theo mùa, gây nên tình trạng thiếu nước về mùa khô, ngập úng về mùa mưa, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất và đời sống của nhân dân trên địa bàn. Lượng mưa phân bố không đều, dẫn tới hiện tượng rửa trôi, xói mòn đất.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã chưa cao, cơ cấu ngành thương mại dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ. Sản xuất vẫn mang tính thuần nông. Hiệu quả sử dụng đất chưa cao. Lực lượng lao động dồi dào nhưng trình độ kỹ thuật còn yếu kém. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm, một số chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch đề ra.
Hệ thống hạ tầng còn hạn chế, chưa có hệ thống cấp nước sạch sinh hoạt, hệ
thống thoát nước còn tự phát, chưa có bãi thu gom rác thải.