Trên cơ sở số liệu tài liệu thu thập được, chúng tôi tiến hành tổng hợp, nhiều loại khác nhau: Loại cây trồng, các khoản chi phí và xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất.
• Hiệu quả kinh tế:
Để tính hiệu quả sử dụng đất trên một ha của các LUT, đề tài sử dụng hệ
thống chỉ tiêu sau:
− Tổng chi phí: Bao gồm các khoản chi phí được sử dụng trong quá trình sản xuất (chi phí vật chất và chi công lao động).
− Tổng thu nhập = Sản lượng x Đơn giá.
− Thu nhập hỗn hợp (TNHH) = Tổng thu nhập – Chi phí vật chất.
− Thu nhập thuần (TNT) = Tổng thu nhập – Tổng chi phí.
− Hiệu quả kinh tế ngày công lao động = Thu nhập hỗ hợp/Số công lao động.
− Hiệu xuất đồng vốn = Thu nhận hỗn hợp/Tổng chi phí.
• Hiệu quả xã hội
Đánh giá hiệu quả xã hội là chỉ tiêu khó định lượng. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, do thời gian có hạn, chúng tôi chỉđề cập đến một số chỉ tiêu sau:
− Khả năng thu hút lao động, giải quyết việc làm cho người sản xuất.
− Giá trị ngày công phản ánh được hiệu quả của quá trình sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân, khuyến khích nông dân tích cực sản xuất.
− Chấp nhận loại hình sử dụng đất của người dân thể hiện ở mức độ đầu tư,
đánh giá ở hiệu quảđồng vốn.
• Hiệu quả môi trường:
− Mức độ sử dụng phân bón, đặc biệt là phân vô cơ.
− Khả năng duy trì và cải thiện độ phì của đất (khả năng che phủ đất, giữ ẩm, trả lại cho đất tàn dư cây trồng có chất lượng).
− Mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc kích thích so với tiêu chuẩn cho phép.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Chi Lăng - huyện Chi Lăng – tỉnh Lạng Sơn