Biểu đồ 4.4. Tỷ trọng diện tích đất của xã Chi Lăng đất nông nghiệp năm 2013
Theo báo cáo của UBND xã Chi Lăng thì tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 2438.80 ha. Tỷ trọng diện tích đất nông nghiệp đạt khá cao so với diện tích đất tự
nhiên (61,78%). Diện tích đất nông nghiệp có xu hướng tăng là do chuyển mục đích từđất trồng cây hàng năm, đất chưa sử dụng sang trồng rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm, nuôi trồng thủy sản, xây dựng trường học, công trình công cộng, trạm y tế…diện tích đất phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp (6,93%). Diện tích đất chưa sử
dụng cũng chiếm tỷ lệ khá lớn (31,3%). Như vậy, có thể thấy đất đai trên địa bàn xã đã được sử dụng khá triệt để. 4.3.2. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp 35.77 26.32 0.41 Đất sản xuất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất nuôi trồng thủy sản
Biểu đồ cho ta thấy: Cơ cấu sử dụng đất của xã Chi Lăng không đa dạng, diện tích đất sản xuất chiếm tỷ trọng lớn, do mấy năm trở lại đây, đa số người dân chuyển diện tích đất lâm nghiệp ít hiệu quả và một phần diện tích chưa sử dụng sang trồng cây ăn quả.
Nguyên nhân do là:
− Nhiều lớp tập huấn tại địa phương nên người dân họ rất chú trọng và tận tình nên diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng.
− Đất đai ở đây khá phù hợp nên diện tích trồng cây ăn quả và trồng cây lâu năm ngày càng tăng.
Như vậy, xét về khía cạnh tăng thu nhập và bảo vệ môi trường, thì cơ cấu sử
dụng đất là khá tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế của xã.
4.3.3. Hệ số sử dụng đất
Theo kết quả điều tra, thu thập số liệu từ UBND xã Chi Lăng có thể thấy, tổng diện tích gieo trồng của xã năm 2013 là 243,35ha. Diện tích đất trồng cây hàng năm là 203,11ha. Vì vậy, hệ số sử dụng đất của xã là 1,2 lần, chỉ đạt mức thấp. Nguyên nhân là do:
+ Phần lớn diện tích đất có độ phì thấp.
+ Địa hình bị chia cắt bởi đồi núi tạo thành những thung lũng dễ thường xẩy ra lũ khi trồi mưa to, sạt lởđất.
+ Người dân thiếu vốn đểđầu tư sản xuất.
+ Người dân còn thiếu kiến thức về khoa học kĩ thuật.
4.3.4. Đánh giá các loại hình sử dụng đất
Theo FAO: “Loại hình sử dụng đất (LUT) là bức tranh mô tả thực trạng sử
dụng đất của một vùng với những phương thức sản xuất trong các điều kiện kinh tế
- xã hội và kỹ thuật được xác định, nói cáh khác, LUT là những loại hình sử dụng
đất đai khác nhau để trồng một loại cây hay một tổ hợp cây trồng”.
Trên cơ sở nghiên cứu trên địa bàn xã Chi Lăng cho thấy các loại hình sử
dụng đất đa dạng và phong phú. Qua điều tra thực tế, có các loại hình sử dụng đất chính như sau:
• Đất trồng cây hang năm: 446,46 ha chiếm 18,30 % đất sản xuất nông nghiệp toàn xã gồm:
+ Đất trồng lúa: 243,35ha, chiếm 9.97 %
+ Đất chuyên màu/nương rẫy, diện tích là: 203,11 ha.
• Đất trồng cây lâu năm: 203,11ha, chiếm 8,32% đất sản xuất nông nghiệp toàn xã gồm:
+ Cây ăn quả, diện tích là: 425,90 ha.
• Đất lâm nghiệp: 624,00 ha, chiếm 25.59% đất sản xuất nông nghiệp toàn xã gồm: + Đất rừng sản xuất, diện tích là: 624,00 ha, chiếm 25.59%. + Đất rừng phòng hộ: 0 ha, chiếm 0%. + Đất rừng đặc dụng: 0 ha, chiếm 0 %. Bảng 4.5. Các loại hình, kiểu sử dụng đất STT Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đât
1.Đất ruộng 3 vụ 2 lúa – 1 màu (LUT 1) Lúa xuân – lúa mùa – khoai tây
2.Đất ruộng 2 vụ
2 lúa (LUT 2) Lúa xuân – lúa mùa
Màu – lúa mùa (LUT 3) Ngô xuân – lúa mùa
Lạc – lúa mùa
3.Đất ruộng 1 vụ Lúa (LUT 4) Lúa mùa
4.Đất chuyên màu/nương rẫy
Chuyên màu cây công nghiệp hàng năm (LUT 5) Ngô xuân Ngô đông Lạc Khoai tây Dưa hấu Sắn 5.Đất cây lâu năm Cây ăn quả (LUT 6)
Na Vải Hồng
Mô tả các loại hình sử dụng đất (LUT)
• Đất nông nghiệp
− Đất ruộng 3 vụ (Lúa xuân – lúa mùa – rau đông) LUT 1: Là loại hình sử
dụng đất chưa phát triển phổ biến trên địa bàn xã nhưng ban đầu cho kinh tế khá cao. Nhưng chỉ áp dụng cho các loại giống sinh trưởng ngắn ngày với thời gian khoảng 100 – 130 ngày, tập chung ở các vùng có địa hình bằng phẳng và chủ động trong công tác tưới tiêu.
− Đất ruộng 2 vụđược chia thành các loại hình sử dụng đất khác nhau gồm (LUT 2, LUT 3, LUT 4)
1. Loại hình sử dụng 2 lúa: Lúa xuân – lúa mùa (LUT 2) loại hình sử dụng
đất phổ biến trên địa bàn xã, tập chung ở các vùng trũng, bằng phẳng, có hệ thống tưới tiêu chủđộng hoặc từ các suối có nguồn nước chảy hàng năm. Phân bố hầu dải rác trên địa bàn xã.
+ Lúa xuân: Được trồng với các loại giống như khang dân, Giống lúa thơm T10, Giống lúa lai HYT83, lúa tám thơm; Thời gian gieo trồng từ 25/3 đến cuối tháng 4; Thời gian sinh trưởng từ 105 đến 120 ngày; Năng suất đạt 40 – 44 tạ/ha.
+ Lúa mùa: Trồng với các loại giống như khang dân, Giống lúa thơm T10, Giống lúa lai HYT83, lúa nếp thơm địa phương, lúa tam thơm; Thời gian gieo trồng từ cuối tháng 7 đến 20/8; Thời gian sinh trưởng từ 110 – 120 ngày; Năng suất đạt 43 – 47 tạ/ha.
2. Loại hình sử dụng màu – lúa (LUT 3): Cây màu vụ xuân – lúa mùa đây là loại hình sử dụng đất khá phổ biến trên tất cả loại đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã. Tập chung chủ yếu trên các địa hình vàn, bằng phẳng. Loại hình sử dụng đất này chủ yếu nhờ nước trời.
+ Cây vụ xuân: Chủ yếu trồng ngô và lạc
Ngô: Được trồng chủ yếu là các giống 8668, K54, VN10… Thời vụ gieo trồng cuối tháng 2 – 3; Thời gian sinh trưởng từ 115 – 125 ngày; Năng suất đạt 38 – 42 tạ/ha.
Lạc: Được trồng chủ yếu là giống lạc cao sản, lạc địa phương…Thời vụ gieo trồng từ tháng 2 – 3; Thời gian sinh trưởng từ 110 – 120 ngày; Năng suất đạt 15 – 18 tạ/ha.
+ Lúa mùa: Trồng với các loại giống như khang dân, Giống lúa thơm T10, Giống lúa lai HYT83, lúa tam thơm; Thời gian gieo trồng từ cuối tháng 7 đến 20/8; Thời gian sinh trưởng từ 110 – 120 ngày; Năng suất đạt 41 – 45 tạ/ha.
3. Loại hình sử dụng 1 vụ lúa (LUT 4): Tập chung trên địa hình vàn cao, vùng đất trũng; loại hình sử dụng đất ít phổ biến trên địa bàn xã, LUT này chủ yếu nhờ nước trời. Trồng với các loại giống như khang dân, Giống lúa thơm T10, Giống lúa lai HYT83, lúa tam thơm; Thời gian gieo trồng từ cuối tháng 7 đến 20/8; Thời gian sinh trưởng từ 110 – 120 ngày; Năng suất đạt 41 – 45 tạ/ha.
4. Loại hình sử dụng đất chuyên màu cây công nghiệp hàng năm (LUT 5): Bao gồm các loại hình sử dụng đất như ngô xuân – lạc mùa, ngô màu, sắn, lạc mùa – rau đông. LUT này tập chung chủ yếu ở vùng có độ dốc thấp (dưới 12 độ), địa hình vàn cao, vùng thung lũng, phân bốở dải rác khắp trên địa bàn xã.
+ Ngô xuân: Được trồng chủ yếu là các giống 8668, K54, VN10… Thời vụ
gieo trồng cuối tháng 2 – 3; Thời gian sinh trưởng từ 115 – 125 ngày; Năng suất đạt 39 – 43 tạ/ha.
+ Ngô mùa: Được trồng chủ yếu là các giống 8668, K54, VN10…Thời vụ
gieo trồng tháng 6 – 7; Thời gian sinh trưởng từ 110 – 115 ngày; Năng suất đạt 40 – 44 tạ/ha.
+ Lạc mùa: Được trồng chủ yếu là các giống lạc cao sản, lạc địa phương…Thời vụ gieo trồng từ tháng 2 – 3; Thời gian sinh trưởng từ 110 – 120 ngày; Năng suất đạt 15 – 18 tạ/ha.
+ Sắn: Được trồng chủ yếu các giống sắn cao sản, sắn địa phương…; Thời vụ gieo trồng từ tháng 3 – 4; Thời gian sinh trưởng từ 160 - 180 ngày; Năng suất đạt 45 – 49 tạ/ha.
5. Loại hình sử dụng đất cây lâu năm (LUT 6): Tập chung chủ yếu ở các vùng địa hình vàn cao, các gò đồi, các sườn núi đá vôi. LUT này phân bố rộng rãi
trên địa bàn xã. Được trồng chủ yếu các loại cây ăn quả như là na, hồng, vải…Năng suất na đạt 48 – 52 tạ/ha, năng suất hồng đạt 40 – 44 tạ/ha và năng suất vải đạt 42 – 46 tạ/ha.
• Đất lâm nghiệp
Diện tích này chủ yếu là các hội nông dân của thôn trong địa bàn xã được UBND phân cho các thôn trồng và bảo vệ còn một số ít là của các hộ nông dân
được hội nông dân thôn chia cho tự trồng và chăm sóc bảo vệ chiếm diện tích không
đáng kể.
4.3.5. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Chi Lăng
4.4.5.1. HIệu quả kinh tế
− Tình hình sử dụng phân bón
Số lượng các cơ sở cung cấp phân bón khá nhiều và cung cấp nhiều chủng loại phân nên đa số người dân sử dụng phân vô cơ nhiều hơn phân hữu cơ. Cho lại bây giờ số lượng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn xã số lượng giảm nhiều nên người dân không thể bón phân hữu cơ như xữa nữa nếu bón chỉ có thể là mua từ các vùng lân cận hoặc từ những người buôn từ các tỉnh khác về. Nguồn vốn của nông hộ khá phong phú nên đầu tư phân bón vô cơ để tăng năng xuất cây trồng ngày một cao tạo cho sản lượng lương thực thực phẩm, hoa quả ngày càng có giá trị cao.
Bảng 4.6. Giá các loại phân bón
STT Loại phân bón Giá (đồng/kg)
1 Phân lân NPK Lâm Thao 5000
2 Phân lân NPK đầu trâu 13000
3 Đạm URÊ 12000
4 Phân chuồng 1300
(Nguồn phiếu điều tra)
− Tình hình chế biến nông sản
Đối với sản xuất nông nghiệp, thì việc bảo quản và chế biến các loại nông sản sau khi thu hoạch là một việc làm rất có ý nghĩa trong việc đảm bảo chất lượng của nông sản, góp phần nâng cao giá trị nông sản phẩm và lợi nhuận của người sản xuất.
Tuy nhiên, trên địa bàn xã Chi Lăng hiện rất it cơ sở chế biến nông sản nào cho nên sản phẩm đưa ra thị trường là sản phẩm thô, chưa qua sơ chế do đó giá các nông sản là không cao, hiện tượng ép giá xảy ra thường xuyên đã gây nản lòng không ít cho người sản xuất trên địa bàn xã.
− Giá bán một số loại sản phẩm
Bảng 4.7. Giá các loại nông sản chính trên địa bàn xã
STT Tên nông sản Giá bán (nghìn đồng/kg)
1 Lúa 7 - 10 2 Lạc 12 - 15 3 Hồng 4 - 7 4 Na 20 - 25 5 Sắn 3 – 4,5 6 Vải 5,5 – 7,5 7 Ngô 7 - 9
(Nguồn phiếu điều tra)
Nhìn chung giá các loại nông sản không có sự chênh lệch lớn. Trừ giá na, vào đầu vụ giá lên tới 50 (nghìn đồng/kg) nhưng tới lúc giữa vụ giá giảm xuống 20 (nghìn đồng/kg) còn vào những ngày lễ, tết giá na còn giảm xuống thêm có lúc tới 15 (nghìn đồng/kg), với năng suất 15 tấn/ha thì lạc là nông sản có năng xuất và giá trị cao nhất, mang lại nhiều lợi nhuận lớn cho người dân. Với cây lâu năm và cây lâm nghiệp giá bán cũng tương đối ổn định.
Một chỉ tiêu không thể thiếu được trong đánh giá hiệu quả sử dụng đất là hiệu quả kinh tế, đây là căn cứ quan trọng đầu tiên để tìm ra giả pháp kĩ thuật và lựa chọn các loại hình sử dụng đất. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất thông qua các chỉ
tiêu: Giá trị sản xuất (GO), chi phí trung gian (IC), thu thập hốn hợp.
− Hiệu quả kinh tế các cây trồng chính của xã
Bảng 4.8. Hiệu quả kinh tế của từng loại cây trồng chính của xã Chi Lăng STT Cây trồng NS ta/ha Giá trị sản xuất (1000đ) Chi phí trung gian (1000đ) Công lao động TNHH (1000đ) Giá trị ngày công lao động Hiệu quả sửđồng vốn (lần) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) 1 Lúa xuân 40,5 32400 13180 240 19220 80,08 1,46 2 Lúa mùa 43 34400 18130 223 16270 72,95 0,89 3 Ngô xuân 40,7 28490 15840 189 12650 66,93 0,80 4 Ngô đông 42,4 29680 17200 168 12480 74,28 0,73 5 Lạc 16 24000 13000 142 11000 77,46 0,85 6 Khoai tây 20 10000 5600 150 4400 29.33 0,79 7 Sắn 45 18900 9750 176 9150 51,98 0,94 8 Dưa hấu 40 16000 8730 225 7270 32,3 0,83 9 Na 48 100800 21090 360 79710 221,42 3,78 10 Vải 46 29900 10480 240 19420 80,92 1,85 11 Hồng 41 34850 12000 198 22850 115,40 1,90 (Kết quả từ phiếu điều tra)
Qua bảng 4.7 ta thấy nhóm cây như ngô, khoai tây, dưa hấu, lạc cho hiệu quả
kinh tế không cao, điển hình như cây ngô là 12650 - 12480 nghìn đồng/ha, khoai tây 4400 nghìn đồng/ha, dưa hấu là 7270 nghìn đồng/ha và lạc là 11000 nghìn
đồng/ha.
Cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao thu nhập hỗn hợp đạt trên 19420 nghìn đồng/ha, nhưng lại không ổn định qua các vụ, năm thì phụ thuộc nhiều vào thời tiết nhưng người dân đã khắc phục với mọi khó khăn và rất chú trọng vào phát triển, áp dụng mọi khoa học kĩ thuật mới vào canh tác làm tăng năng suất cây trồng phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Thu nhập hỗn hợp của cây na đạt giá trị
cao nhất là 79710 nghìn đồng/ha. Tuy nhiên chi phí trung gian (CPTG) của loại cây này lại khá cao là 21090 nghìn đồng/ha. Hiệu quả kinh tế thu lại tính trên một đồng
vốn bỏ ra cao nhất là cây na (3,78), đối với cây na trong thời gian bắt đầu trồng cho
đến khi cho thu hoạch là (3 năm đầu) thì chi phí cao hơn, các năm sau khi na đã trưởng thành cho thu nhập thì chi phí trung gian bình thường như các cây ăn quả
khác, chu kỳ sống cây na khoảng 26 năm mới bắt đầu trồng lại cây con khác. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất luân canh của xã
Bảng 4.9. Hiệu quả kinh tế cơ cấu các kiểu sử dụng đất SST Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất Giá trị sản xuất (1000đ) Chi phí trung gian (1000đ) Số công lao động Thu nhập hốn hợp (1000đ) Hiệu quả sử đồng vốn (lần) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) 1 2 lúa – 1 màu (LUT 1) LX – LM – khoai tây 76800 36910 613 39890 1,08
2 2 lúa (LUT 2) Lúa xuân –
lúa mùa 66800 31310 463 35490 1,13 3 Màu – lúa (LUT 3) Ngô xuân – lúa mùa 62890 33970 412 28920 0,85 Lạc – lúa mùa 58400 31130 365 27270 0,88 Khoai tây – lúa mùa 44400 23730 373 21870 0,92 Dưa hấu – khoai tây 50400 26860 448 23540 0,88
4 Lúa (LUT 4) Lúa mùa 34400 18130 223 16270 0,90
5 Màu (LUT 5) Ngô xuân – sắn 47390 25590 365 21800 0,81 Ngô đông – sắn 48580 26950 344 21630 0,80 Ngô 58170 33040 357 25130 0,76 Sắn 18900 9750 176 9150 0,94 6 Cây ăn quả (LUT 6) Na 100800 21090 360 79710 3,78 Hồng 34850 12000 198 22850 1,90 Vải 29900 10480 240 19420 1,85 (Kết quả từ phiếu điều tra)
Dựa vào các chỉ tiêu trên ta thấy:
− Loại hình sử dụng đất (LUT 1): Kiểu sử dụng đất chính lúa xuân – lúa mùa – khoai tây cho giá trị sản xuất ở mức trung bình (79800 nghìn đồng/ha), chi phí trung gian ở mức cao (36910 nghìn đồng/ha), thu nhập hỗn hợp khá cao (39890 nghìn đồng/ha) và hiệu quả sử dụng đồng vốn trung bình ở mức (1.08 lần), nguyên nhân là do chi phí đầu vào cao (giá của các loại sản phẩm đầu vào cao như phân
đạm, NPK, thuốc bảo vệ thực vật…).
− Loại hình sử dụng đất (LUT 2): Kiểu sử dụng đất chính lúa xuân – lúa mùa cho giá trị sản xuất ở mức trung bình (66800 nghìn đồng/ha), chi phí trung gian ở mức cao (31310 nghìn đồng/ha), thu nhập hỗn hợp trung bình (35490 nghìn đồng/ha) và hiệu quả sử dụng đồng vốn trung bình ở mức (1.13 lần).
− Loại hình sử dụng đất (LUT 3): Kiểu sử dụng đất chính gồm: Ngô xuân – lúa, lạc – lúa, khoai tây – lúa mùa, Dưa hấu – khoai tây cho giá trị sản xuất ở mức