Kết quả đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Chi Lăng –

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã chi lăng – huyện chi lăng – tỉnh lạng sơn (Trang 70 - 71)

5.1.1.1. Thuận lợi

Trên địa bàn xã có tuyến đường Quốc lộ 1A và tỉnh lộ 234B chạy qua tạo thuận lợi về mặt giao thông, vận chuyển hàng hóa.

Điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho sản xuất nông - lâm nghiệp, phát triển hướng theo mô hình canh tác vườn đồi và trồng rừng. .

Xã có nguồn lao động dồi dào là nguồn lực lớn cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo của xã cũng được tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, lý luận chính trị.

5.1.1.2. Khó khăn

Khí hậu, thuỷ văn phân hoá theo mùa, gây nên tình trạng thiếu nước về mùa khô, ngập úng về mùa mưa, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất và đời sống của nhân dân trên địa bàn. Lượng mưa phân bố không đều, dẫn tới hiện tượng rửa trôi, xói mòn đất.

Lực lượng lao động dồi dào nhưng trình độ kỹ thuật còn yếu kém. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm, một số chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch

đề ra.

5.2.1. Kết qu đánh giá hin trng s dng đất nông nghip ca xã Chi Lăng – huyn Chi Lăng – tnh Lng Sơn huyn Chi Lăng – tnh Lng Sơn

5.2.1.1 Mặt tích cực

− Tiềm năng thâm canh tăng vụ: Chi Lăng là xã miền núi, hệ số sử dụng đất của chưa cao. Nhưng xã đã có kế hoạch đầu tư hợp lý, hiệu quả sử dụng đất nông, chủ yếu là đất lúa nước và cây lâu năm.

− Vùng cây ăn quả: Phát triển tại 14 thôn dựa trên nền khu vực đã có sẵn, đẩy mạnh kinh tế vườn đồi, trồng cây ăn quả phù hợp với điều kiện thổ

nhưỡng như: Vải, nhãn, xoài… trong đó đặc biệt có cây na - một đặc sản, cây ăn

quảchủlực, góp phầnxóađóigiảmnghèo củabà con nông dân xã Chi Lăng.

5.2.1.2. Những vấn đề còn tồn tại

− Chưa tạo ra được nhiều mô hình vùng sản xuất tập trung có quy mô lớn.

− Giao thông đi lại khó khăn, đặc biệt là giữa các thôn.

− Trình độ ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa cao, khả năng nắm bắt thông tin giá cả thị trường của người dân còn hạn chế.

− Một số cây trồng cho hiệu quả kinh tế không cao nên người dân ít chú ý

đến việc bón phân hữư cơ lẫn vô cơ nên có nguy cơ làm mất cân bằng dinh dưỡng trong đất.

Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi còn chậm và nhiều lúng túng.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã chi lăng – huyện chi lăng – tỉnh lạng sơn (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)