Mức độ thích hợp sử dụng đất đai biểu thị sự phù hợp các thuộc tính của đất
đai với mục đích của đất đai với mục đích đang sử dụng. Đất đai có nhiều công dụng khác nhau, tuy nhiên khi sử dung cần căn cứ vào các thuộc tính của đất đai để
lựa chọn mục đích sử dụng là tốt nhất và có lợi nhất. Đểđánh giá mức độ thích hợp sẽ dựa vào kết quảđánh giá mức độ thích nghi của đất đai.
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đôi tượng nghiên cứu
Toàn bộ quỹđất nông nghiệp của xã Chi Lăng - huyện Chi Lăng - tỉnh Lạng Sơn. Nghiên cứu những vấn đề có tính lý luận và thực tiến về hiệu quả sử dụng đất.
Đối tượng nghiên cứu trực tiếp của đề tài là quỹđất sản xuất nông nghiệp và vấn đề
liên quan đến quá trình sử dụng đất nông nghiệp và những giả pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
− Phạm vi không gian: Toàn bộ phạm vi trong địa giới hành chính của xã Chi Lăng - huyện Chi Lăng - tỉnh Lạng Sơn.
− Phạm vi thời gian: Đề tài được nghiên cứu trong khoảng thời gian từ
08/08/2014 đến 30/11/2014
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Điều tra đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có ảnh hưởng tới sử dụng đất nông nghiệp của xã Chi Lăng.
3.3.2. Hiện trạng sử dụng đất của xã Chi Lăng
− Hiện trạng các loại hình sử dụng đất và hệ thống cây trồng trong sản xuất nông nghiệp.
3.3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất đai
− Hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
+ Hiệu quả về mặt kinh tế: Đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế của các kiểu sử dụng đất nông nghiệp, nằng suất, sản lượng, giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị trung gian, giá trị gia tăng, giá trị ngày công và hiệu quảđồng vốn…
+ Hiệu quả về mặt môi trường: Đánh giá hiệu quả về mặt môi trường thông qua các tiêu chí: Bảo vệ ngồn nước, nâng cao đa dạng sinh học của hệ sinh thái tự nhiên.
+ Hiệu quả về mặt xã hội: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất về mặt xã hội thông qua các tiêu chí: Mức thu hút lao động tạo việc làm, tăng thu nhập, đáp ứng nhu cầu về thực phẩm, trình độ dân chí, hiểu biết xã hội, phù hợp với năng lực nông hộ, được cộng đồng chấp nhận.
3.3.4. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp của xã Chi Lăng – huyện Chi Lăng – tỉnh Lạng Sơn. – tỉnh Lạng Sơn.
− Tiềm năng sản xuất nông nghiệp.
− Dự kiến các loại hình sản xuất nông nghiệp trong tương lai.
− Giải pháp thực hiện, định hướng sử dung đất nông nghiệp.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập, số liệu, tài liệu
− Thu thập và xử lý số liệu: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Chi Lăng qua các báo cáo của UBND xã.
− Thu thập số liệu vềđặc điểm đất đai, địa hình, phân loại đất, các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của xã.
− Thu thập các số kiệu về tình sử dụng đất.
− Điều tra, thu thập số liệu thông qua điều tra nông hộ và phỏng vấn cán bộ xã.
3.4.2. Phương pháp điều tra
Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (PRA). Là phương pháp
đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân. PRA bao gồm một loạt cách tiếp cận và phương pháp khuyến khích, lôi cuốn người nông dân cùng tham gia chia sẻ, thảo luận và phân tích kiến thức của họ vềđời sống và điều kiện nông thôn
để họ lập kế hoạch thực hiện.
3.4.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Trên cơ sở số liệu, tài liệu thu thập được chúng tôi tiến hành tổng hợp và
đánh giá các loại hình sử dụng đất ruộng (LUT).
Trên cơ sở số liệu tài liệu thu thập được, chúng tôi tiến hành tổng hợp, nhiều loại khác nhau: Loại cây trồng, các khoản chi phí và xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất.
• Hiệu quả kinh tế:
Để tính hiệu quả sử dụng đất trên một ha của các LUT, đề tài sử dụng hệ
thống chỉ tiêu sau:
− Tổng chi phí: Bao gồm các khoản chi phí được sử dụng trong quá trình sản xuất (chi phí vật chất và chi công lao động).
− Tổng thu nhập = Sản lượng x Đơn giá.
− Thu nhập hỗn hợp (TNHH) = Tổng thu nhập – Chi phí vật chất.
− Thu nhập thuần (TNT) = Tổng thu nhập – Tổng chi phí.
− Hiệu quả kinh tế ngày công lao động = Thu nhập hỗ hợp/Số công lao động.
− Hiệu xuất đồng vốn = Thu nhận hỗn hợp/Tổng chi phí.
• Hiệu quả xã hội
Đánh giá hiệu quả xã hội là chỉ tiêu khó định lượng. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, do thời gian có hạn, chúng tôi chỉđề cập đến một số chỉ tiêu sau:
− Khả năng thu hút lao động, giải quyết việc làm cho người sản xuất.
− Giá trị ngày công phản ánh được hiệu quả của quá trình sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân, khuyến khích nông dân tích cực sản xuất.
− Chấp nhận loại hình sử dụng đất của người dân thể hiện ở mức độ đầu tư,
đánh giá ở hiệu quảđồng vốn.
• Hiệu quả môi trường:
− Mức độ sử dụng phân bón, đặc biệt là phân vô cơ.
− Khả năng duy trì và cải thiện độ phì của đất (khả năng che phủ đất, giữ ẩm, trả lại cho đất tàn dư cây trồng có chất lượng).
− Mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc kích thích so với tiêu chuẩn cho phép.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Chi Lăng - huyện Chi Lăng – tỉnh Lạng Sơn tỉnh Lạng Sơn
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Chi Lăng nằm ở phía Nam trung tâm huyện Chi Lăng có các bên tiếp giáp với như sau:
− Phía Đông giáp với huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang.
− Phía Tây giáp với xã Y Tịch.
− Phía Nam giáp với Thị Trấn Chi Lăng.
− Phía Bắc giáp với xã Quang Lang.
Là xã vùng một nằm ở phía Nam trung tâm huyện Chi Lăng có tổng diện tích
đất tự nhiên là: 2438.8 ha, với hơn 5 nghìn dân, gồm 14 thôn. Xã có đường QL1A mới và cũ chạy qua ngoài ra còn có tuyến đường sắt Hà – Lạng vá Sông Thương chạy qua địa bàn xã, nên cũng có rất nhiều thuận lợi và khó khăn cho công tác thống kê đất đai.
4.1.1.2. Địa hình, diện mạo
Xã Chi Lăng có địa hình thuộc vùng núi cao, có độ cao từ 49 đến 443 m, độ
cao trung bình khoảng 246 m, độ dốc trung bình 230, địa hình đồi núi cao chia cắt phúc tạp. Địa hình của xã giống như một lòng chảo lớn, cao dần về 2 phía Tây và
Đông. Địa hình có thể chia làm 2 dạng chính:
− Dạng điạ hình đồi núi cao: Chiếm phần lớn diện tích của xã khoảng hơn 1/2 diện tích tự nhiên. Địa hình cao dần dọc về hai phía Đông và Tây với đỉnh cao nhất là đỉnh núi nằm ở góc Tây với độ cao 443,3 m. Ở dạng địa hình này hiện nay chỉ có diện tích khoảng 22% có rừng cây phân bố rải rác trên địa bàn xã, diện tích còn lại chỉ có cây bụi rải rác hoặc cỏ bụi và một phần trồng cây na ở các chỗ thấp, chân núi. Đây là diện tích đất cần khai thác phục vụ cho mục đích lâm nghiệp.
− Dạng địa hình thung lũng chiếm một phần nhỏ diện tích, phân bố xen kẽ ở các khu vực núi, tương ứng với thung lũng suối, chủ yếu diện tích chạy theo dọc trung tâm xã theo hướng Đông – Tây. Đây là diện tích canh tác chính của nhân dân trong xã với các loại cây lúa và màu luân xen.
4.1.1.3. Điều kiện khí hậu
Là khu vực nằm trong vùng khí hậu trung du miền núi phía Bắc, mang những nét điển hình của khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Xã Chi Lăng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm chia hai mùa rõ rệt. Mùa nóng (mùa mưa) từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa lạnh (mùa khô) từ
tháng 11 đến tháng 4.
Nhiệt độ: Trung bình hàng năm là 230C, nhiệt độ cao nhất là 390C, nhiệt độ
thấp nhất là 3,80C vào tháng 12, tháng 1, trong suốt thời gian này có những năm xuất hiện sương muối.
Nhìn chung, khí hậu có ảnh hưởng rõ rệt tới đời sống sinh hoạt và sản xuất của
địa phương.
4.1.1.4. Điều kiện thủy văn
Xã có con sông Thương chảy xuyên suốt từ Bắc sang phía Nam của xã và một số khe, suối nhỏ, mùa mưa lưu lượng nước lớn, chảy siết thường hay có lũ, có
những năm nước lũ dâng cao làm ngập lụt hầu hết các vùng thấp và các bản ven sông gây thiệt hại không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp và tài sản của nhân dân, ngược lại mùa đông thì nước cạn kiệt. Trong xã cũng có một số hồ nước đóng vai trò điều hoà cho khu vực.
4.1.1.5. Tài nguyên đất
Xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 2.438,80 ha. Trong đó:
− Đất nông nghiệp là 1506,68 ha, chiếm 61,78% diện tích tự nhiên;
− Đất phi nông nghiệp là 168,89 ha, chiếm 6,93% diện tích tự nhiên;
− Đất chưa sử dụng là 763,23 ha, chiếm 31,30% diện tích tự nhiên;
Theo tài liệu thổ nhưỡng của tỉnh Lạng Sơn, trên địa bàn xã có các loại đất chính sau:
• Đất Feralit biến đổi do trồng lúa:
Có diện tích khoảng 243,60 ha, chiếm 9,99% diện tích tự nhiên của xã, phân bố chủ
yếu dọc theo các thung lũng xen kẽ các dãy núi của xã. Đây là diện tích canh tác chính của xã, tập trung ở trung tâm xã.
• Đất Feralit đỏ vàng trên đá sét vùng núi cao:
Có diện tích khoảng 300 ha, chiếm 12,3% diện tích tự nhiên của xã. Phân bố chủ
yếu ở khu vực phía Đông và phía Tây của xã.
• Đất Feralit vàng trên đá macma axit vùng núi cao:
Có diện tích khoảng 150 ha, chiếm 6,1% diện tích tự nhiên. Phân bốở phía Tây của xã, khu vực núi cao, độ phân cắt mạnh.
• Đất Feralit vàng nhạt trên đá cát vàng núi cao:
Có diện tích khoảng 310 ha, chiếm 12,4% diện tích tự nhiên của xã. Phân bốở phía Tây và phần phía Đông của xã.
• Đất Feralit đỏ vàng trên đá sét điển hình vùng nhiết đới:
Có diện tích khoảng 600 ha, chiếm 24,6% diện tích tự nhiên của xã, phân bố
rải rác trên địa bàn của xã trên địa hình núi cao. Diện tích này thích hợp để phát triển lâm nghiệp.
Đánh giá chung:
− Loại đất có độ dốc thấp, độ phì từ trung bình đến khá, thành phần cơ giới trung bình, tầng đất trên mặt dày khoảng 30 cm chưa bị cứng rắn, thích hợp với các loại cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày.
− Trong các loại đất đồi núi, khu vực có độ dốc < 150, tầng dày trên 70 cm thích hợp với mục đích nông nghiệp, đặc biệt là các loại cây lâu năm, cây ăn quả. Diện tích còn lại và núi đá chủ yếu thích hợp cho phát triển nông lâm nghiệp (ở độ
dốc < 250) và lâm nghiệp (ởđộ dốc > 250).
4.1.1.6. Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt gồm có hệ thống ao, hồ nhỏ diện tích khoảng 0,2 đến 7 ha và các suối nhỏ, ngoài ra còn có Sông Thương chảy qua khu vực nghiên cứu. Toàn bộ các nguồn nước này đang cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong xã.
Nguồn nước ngầm: Qua khảo sát sơ bộ, điều tra để đánh giá trữ lượng nước ngầm, của một số thôn bản trong xã cho thấy mực nước ngầm không quá sâu, chất lượng nước khá tốt, không bị nhiễm sắt, chì... có thể cho khai thác sử dụng phục vụ
sinh hoạt cho đời sống nhân dân. Nguồn nước ngầm tuy chưa được tính toán cụ thể
nhưng qua thăm dò và thực tế sử dụng của nhân dân cho thấy mực nước ngầm có độ
sâu từ 15-25 m.
4.1.1.7. Tài nguyên động thực vật
Theo số liệu thống kê năm 2010, toàn xã có 624,00 ha rừng nhưng đến năm 2013 diện tích rừng toàn xã không có gì thay đổi vấn giữ nguyên là 624,00 ha. Những năm gần đây, do đẩy nhanh công tác giao đất giao rừng cho các hộ nông dân, gắn với tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và trồng mới rừng nên đất lâm nghiệp có rừng trên địa bàn xã ngày càng ổn định và không có dấu hiệu giảm. Thảm thực phủ chủ yếu là cây gỗ tạp.
4.1.1.8. Tài nguyên nhân văn
Xã Chi Lăng cũng như các xã khác trong huyện Chi Lăng đã có nhiều thành tích tham gia cùng nhân dân cả nước chiến đấu giành độc lập dân tộc và bảo vệ Tổ
quốc. Nhân dân trong xã cần cù lao động, lực lượng lao động dồi dào, hưởng ứng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về các cuộc vận động xóa đói giảm
nghèo, kế hoạch hoá gia đình và áp dụng các phương pháp kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp từng bước công nghịêp hoá, hiện đại hoá nông thôn, xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp.
4.1.1.9. Tài nguyên khoáng sản
Trên địa bàn xã chưa có nguồn tài nguyên khoáng sản nào đáng kể, chủ yếu là nhân dân khai thác cát xây dựng dọc theo các con suối nhưng chất lượng không
được tốt phục vụ cho xây dựng, giao thông. Trước đây cũng có cơ sở làm gạch nhưng việc điều tra và đánh giá chất lượng chưa được tiến hành.
4.1.1.10. Tình hình sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp
Hiện nay, Việt Nam có khoảng 26.100.160,00 ha đất nông nghiệp chiếm 78,87% diện tích đất tự nhiên. Theo số liệu thu thập được, đến năm 2013, bình quân diện tích đất nông nghiệp tính theo đấu người của nước ta là 3.002,35 m2/người. Theo đánh giá, Việt Nam là nước có bình quân diện tích đất nông nghiệp tính theo
đầu người thuộc loại thấp trên thế giới.
So với cả nước thì xã Chi Lăng có bình quân diện tích đất nông nghiệp tính theo đầu người cao hơn vói 273.341,82 m2/người. Có thể thấy xã Chi Lăng là một xã nông nghiệp của huyện Chi Lăng, thu thập của cá hộ gia đình chủ yếu vấn dựa vào sản xuất nông nghiệp. Trong những năm gần đây, cùng với sự phất triện kinh tế của cả nước, nên kinh tế xã có những chuyển biến đáng kể. Theo báo cáo của UBND xã thì tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn xã không ngừng tăng lên qua các năm và đạt 8,1 tỷđồng năm 2013.
4.1.1.11. Tình hình ngành trồng trọt
• Diện tích, năng suất và cơ cấu cây trồng chính
Chi Lăng là một xã thuần nông nên ngành trồng trọt thu hút đa số nguời dân tham gia và đóng vai trò rất quan trọng trong thu nhập của người dân và của xã (khoảng 60% tổng thu nhập của xã). Các yếu tố khí hậu, đất đai, nguồn nước ảnh hưởng trực tiếp và quyết định năng suất của cây trồng. Những năm gần đây, thời tiết diễn ra bất thường, đầu vụ Đông Xuân lạnh kéo dài, kèm theo đó là rét đậm và rét hại và sương muối sảy ra thường xuyên hơn, kéo dài hơn so với trước hạn gay gắt.
Đến vụ Hè Thu, nắng hạn gay gắt làm cây trồng không thể sinh trưởng được hoặc sinh trưởng chậm, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Với sự hỗ trợ
của các cơ quan chức năng, nhiều giống cây trồng đã được đưa vào sản xuất và cho năng suất cao, chất lượng tốt. Nhờ có sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo các cấp, các ngành mà trực tiếp là lãnh đạo ở địa phương kết hợp với kinh nghiệm của người dân nên sản xuất nông nghiệp năm nay đạt được nhiều kết quả khả quan. Bên cạnh đó, người dân có các hình thức bố trí cây trồng hợp lý như luân canh, xen canh nên đạt được hiệu quả kinh tế khá cao đồng thời tích cực góp phần bảo vệ môi