+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế - Tổng giá trị sản xuất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 55
+ Tổng hợp nguồn kinh phí nhân dân đóng góp cho các hoạt động (tiền mặt, ngày công lao động, vật chất, hiến đất...)
+ Tổng số phụ nữ tuổi không phân biệt độ tuổi, ngành nghề… + Số lượng, tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp.
+ Số lượng, tỷ lệ phụ nữ tham gia vào lao động, sản xuất và các công việc khác trong gia đình và khu vực nông thôn.
+ Số phụ nữ tham gia các hoạt động trong xây dựng Nông thôn mới: Quy hoạch xây dựng Nông thôn mới, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu phát triển kinh tế nâng cao thu nhập, giảm nghèo, đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả tại nông thôn.
+ Số phụ nữ, tỷ lệ phụ nữ tham gia các hoạt động trong xây dựng Nông thôn mới: xây dựng đời sống văn hóa, vệ sinh môi trường nông thôn, nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, Chính quyền và giữ vững an ninh trật tự xã hội.
+Tỷ lệ phụ nữ = (Số phụ nữ tham gia/Tổng số người)*100
+ Số phụ nữ, tỷ lệ phụ nữ tham gia đóng góp nguồn lực (tiền, hiện vật, đất, công lao động) trong quá trình thực hiện xây dựng Nông thôn mới
+ Số ngày công lao động, giám sát xây dựng công trình Nông thôn mới + Các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội, môi trường mà phụ nữ tham gia. + Hiệu quả của các hoạt động kinh tế mà phụ nữ mang lại: Nâng cao thu nhập của hộ, giảm tỉ lệ hộ nghèo…
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 56
PHẦN IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thực trạng vai trò của phụ nữ trong xây dựng Nông thôn mới tại Huyện Hương Sơn
4.1.1 Khái quát về kết quả hoạt động xây dựng Nông thôn mới tại huyện Hương Sơn Hương Sơn
Hương Sơn có 30/30 xã thực hiện chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, đến nay kết quả như sau:
Bảng 4.1 Tình hình thực hiện các tiêu chí Nông thôn mới trên địa bàn huyện Hương Sơn
Thứ tự
tiêu chí Tên tiêu chí
Số xã đạt (xã)
Tỉ lệ trên tổng số xã (%)
1 Quy hoạch và thực hiện quy hoạch 30 100 2 Giao thông 6 20 3 Thủy lợi 6 20 4 Điện 22 73,33 5 Trường học 9 30
6 Cơ sở vật chất văn hóa 2 6,67
7 Chợ nông thôn 7 23,33
8 Bưu điện 30 100
9 Nhà ở dân cư 6 20
10 Thu nhập 3 10
11 Hộ nghèo 2 6,67
12 Cơ cấu lao động 3 10
13 Hình thức tổ chức sản xuất 7 23,33 14 Giáo dục 21 70 15 Y tế 17 56,67 16 Văn hóa 3 10 17 Môi trường 2 6,67 18 Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh 7 23,33 19 An ninh, trật tự xã hội 25 83,33
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 57
Bảng 4.2 Đánh giá tình hình xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn Huyện Hương Sơn thông qua thực hiện các tiêu chí.
Các xã huyện Hương Sơn xây dựng Nông thôn mới
SL (xã) Cơ cấu (%) Xã đạt 14-19 tiêu chí 2 6,67 Xã đạt 10-13 tiêu chí 6 20 Xã đạt 7-9 tiêu chí 15 50 Xã đạt dưới 7 tiêu chí 7 23,33 Tổng cộng 30 100
(Nguồn: Văn phòng điều phối Nông thôn mới huyện Hương Sơn, 2014)
- Số xã đạt 14- 19 tiêu chí: 2 xã chiếm 6,67%
- Số xã đạt từ 10 - 13 tiêu chí: 06 xã, chiếm 20 %, gồm: 01 xã đạt 13 tiêu chí; 5 xã đạt 10 tiêu chí.
- Số xã đạt từ 7-9 tiêu chí: 15 xã, chiếm 50 %, gồm: 04 xã đạt 9 tiêu chí ; 04 xã đạt 8 tiêu chí; 07 xã đạt 7 tiêu chí;
- Số xã đạt dưới 7 tiêu chí: 7 xã, chiếm 23,33%, gồm: 05 xã đạt 6 tiêu chí; 01 xã đạt 5 tiêu chí và 01 xã đạt 4 tiêu chí.
4.1.1.1 Về công tác tổ chức chỉđạo xây dựng Nông thôn mới
Hệ thống các văn bản về cơ chế, chính sách về nông nghiệp, nông thôn và xây dựng Nông thôn mới đã được tỉnh, huyện ban hành các văn bản sửa đổi, bổ sung khá đồng bộ;
Ban Thường vụ Huyện ủy, Uỷ ban nhân dân huyện, Ban chỉ đạo, Văn phòng điều phối Nông thôn mớiban hành nhiều văn bản hướng dẫn đôn đốc, chỉ đạo;
Công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chương trình ở cơ sở được tăng cường như Hội đồng nhân dân huyện tổ chức giám sát chuyên đề "Công tác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng Nông thôn mới" tại 6 xã. Ban thường vụ huyện ủy thành lập Đoàn kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chương trình Xây dựng Nông thôn mới tại các xã; Thành lập tổ công tác chỉ đạo tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng Nông thôn mới tại các xã điểm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 58
Ban chỉ đạo Nông thôn mới huyện được kiện toàn với 31 thành viên, phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên chỉ đạo 1 xã.
4.1.1.2 Kết quả thực hiện tổng hợp theo Bộ chỉ sốđánh giá kết quả thực hiện 19 tiêu chí và cơ sở dữ liệu Chương trình xây dựng Nông thôn mới của các xã
a, Quy hoạch
Năm 2014 các xã tập trung bổ sung một số nội dung còn thiếu như: Niêm yết bản vẽ quy hoạch ở một số thôn chưa đáp ứng yêu cầu theo thông tư 41/2013/TT-BNN, một số công trình đã cắm mốc quy hoạch nhưng chưa đạt tiêu chuẩn hoặc đã bị hư hỏng nhưng chưa kịp thời khắc phục để đảm bảo duy trì tiêu chí đạt chuẩn bền vững (30/30 xã đạt chuẩn về quy hoạch).
b, Hạ tầng kinh tế - xã hội
- Giao thông: Năm 2014 cứng hóa 79,72 km đường giao thông, trong đó cứng hóa theo cơ chế hỗ trợ xi măng của tỉnh và huyện là 74,25 km, đạt 74 %. Đến nay toàn huyện có 685,2 km giao thông cứng hóa đạt chuẩn đạt 39,8%.
- Thủy lợi: Cứng hóa 8,22 km kênh mương theo chương trình hỗ trợ xi măng đạt 37,6% kế hoạch. Đến nay huyện có 450,44 km kênh mương, trong đó 207,51 km đã được kiên cố hóa, chiếm 46,2 %. Các hệ thống hồ đập, trạm bơm phục vụ tưới tiêu, cơ bản đáp ứng 90% diện tích sản xuất và sinh hoạt; Công tác quản lý được phân cấp cụ thể tùy chức năng nhiệm vụ và quy mô của công trình giao cho các tổ chức quản lý vận hành để phát huy hiệu quả công trình.
- Điện: Rà soát, di dời 128/401 cột điện còn nằm trong hành lang an toàn giao thông của 23 xã, phát động đợt sẻ phát hành lang an toàn lưới điện. Đến nay có 22/30 xã đạt.
- Trường học: Xây mới 19 phòng học trường Mầm non (Sơn Lĩnh, Sơn Lâm, Sơn Quang, TT.Phố châu); nâng cấp, chỉnh trang trường học khuôn viên trường học các xã Sơn Ninh, Sơn Phúc, Sơn Diệm, Sơn Hồng, Sơn Mai, Sơn Hòa. Sơn Hồng. Đến nay có 9 xã đạt.
- Cơ sở vật chất văn hóa: Hoàn thành xây mới 19 hội quán thôn, 1 nhà văn hóa xã, chỉnh trang khuôn viên 36 hội quán thôn, nâng cấp, mở rộng 3 sân thể thao xã (Sơn Châu, Sơn Kim 1, Sơn Bằng). Đến nay có 02 xã đạt.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 59
- Chợ: Đầu tư xây dựng chợ Mới, xã Sơn Long.
- Bưu điện: Nâng cấp, sửa chữa, bổ sung trang thiết bị 4 điểm bưu điện văn hóa xã (Sơn Hà, Sơn Mai, Sơn Phúc, Sơn Trường). Đến nay 30 xã đạt.
- Nhà ở: Rà soát nhà ở toàn huyện có 27/30 xã, tổng số 90 nhà tạm, hư hỏng nặng, trong đó 35 hộ người có công và 55 hộ nghèo. Thường trực Mặt trận tổ quốc huyện đã phân bổ kinh phí hỗ trợ 86 nhà để triển khai. Đến nay có 6 xã đạt.
c, Kinh tế và tổ chức sản xuất
Chính quyền và cấp ủy huyện Hương Sơn thống nhất chỉ đạo tập trung cao trong việc chỉ đạo phát triển sản xuất, trọng tâm là xây dựng các mô hình kinh tế gắn với sản phẩm chủ lực, mở rộng các hình thức liên kết theo chuỗi giá trị. Xác định rõ sản phẩm hàng hoá chủ lực của huyện, của từng xã từ đó có chủ trương, chính sách, ưu tiên nguồn lực cho sản xuất sản phẩm hàng hoá chủ lực. Năm 2014 hình thành mới 354 mô hình có doanh thu dự ước trên 100 triệu đồng. Hiện nay toàn huyện có 70 hợp tác xã, 53 doanh nghiệp, 26 trang trại.
d, Văn hóa - xã hội - y tế
Chất lượng giáo dục có bước chuyển biến tích cực, đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và THCS được củng cố và giữ vững, tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông trong 3 năm trở lại đây đạt trên 95%, tỷ lệ học sinh được vào lớp 10, các trường công lập, dân lập và giáo dục thường xuyên, dạy nghề trên 94 %, trường đạt chuẩn Quốc gia đạt tỷ lệ 70% trên tổng số trường. Đến nay 21/30 xã đạt chuẩn Tiêu chí Giáo dục (đạt 56,66%).
Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trên toàn huyện được đẩy mạnh. Công tác chỉ đạo xây dựng gia đình, làng văn hóa, công sở văn minh được chú trọng, có 73 làng đạt tiêu chí văn hóa (đạt 19,28%), 23.700 gia đình được công nhận gia đình văn hóa (đạt 68%). Đến nay 3/30 xã đạt Tiêu chí Văn hóa (6,67%).
Huyện Hương Sơn cũng rất quan tâm đến vấn đề nâng cấp, hoàn thiện các hạng mục cơ sở hạ tầng, chỉnh trang khuôn viên, bổ sung trang thiết bị trạm y tế. Năm 2014 có 4 xã (Sơn Quang, Sơn Lâm, Sơn Bình, Sơn Phú) được nâng cấp về
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 60
cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế; Toàn huyện còn 08 xã có tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm y tế dưới 70%, đến nay 17 đơn vị đạt chuẩn Quốc gia về y tế. e, Hệ thống chính trị xã hội
Hệ thống tổ chức chính trị xã hội của huyện Hương Sơn được đánh giá vững mạnh. Đội ngũ cán bộ công chức xã, toàn huyện có 585/676 cán bộ đạt chuẩn (chiếm 86,53%). Hiện tại có có 7/30 xã đạt tiêu chuẩn này.
f, Kết quả vay vốn hỗ trợ lãi suất
Đến thời điểm 11/11/2014 có 2.075 khách hàng vay với số tiền 154.713 triệu đồng, số lãi tiền vay 7.612 triệu đồng, có 5 xã có dư nợ trên 10 tỷ đồng (Sơn Tây, Sơn Kim1, Sơn Kim 2, Sơn Trường, Sơn Tiến), có 7 xã có dư nợ từ 5-10 tỷ đồng. h, Kết quả giải ngân nguồn vốn
Kết quả giải ngân nguồn vốn 15/11/2014: Có 30/30 xã tiến hành giải ngân với số tiền 28.357 triệu đồng đạt 44,29 %, trong đó nguồn vốn sự nghiệp 5.829 triệu đồng, đạt 28,43%. Một số xã có số liệu giải ngân khá như Sơn Hàm đạt 94,43%, Sơn Tiến 94,4%, Sơn Quang 82,44% (Ban chỉđạo Nông thôn mới huyện Hương Sơn, 2014).
Nhìn chung kết quả đạt được qua tỉ lệ các xã còn thấp, chỉ có 5 tiêu chí mà số xã đạt được chiếm trên 50%. Chính vì vậy, chính quyền, các cấp ủy và nhân dân huyện Hương Sơn còn phải tháo gỡ rất nhiều khó khăn để hòan thành các chỉ tiêu xây dựng Nông thôn mới.
4.1.2 Phát huy vai trò của phụ nữ huyện Hương Sơn trong xây dựng Nông thôn mới thôn mới
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng Nông thôn mới theo các tiêu chí đặt ra, phụ nữ huyện Hương Sơn là lực lượng đông đảo góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo bộ mặt nông thôn và xây dựng đời sống mới thông qua việc tham gia quyết định các vấn đề xây dựng Nông thôn mới, đóng góp nguồn lực xây dựng Nông thôn mới, tham gia các hoạt động xây dựng Nông thôn mới, đặc biệt việc xây dựng kinh tế, tham gia giám sát nghiệm thu vận hành các công trình nông thôn. Dưới đây luận văn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 61
đi sâu phân tích, thảo luận về vai trò của phụ nữ Hương Sơn trong xây dựng Nông thôn mới.
4.1.2.1 Vai trò của phụ nữ Hương Sơn trong hoạt động tham gia Ban chỉ đạo Nông thôn mới
Bảng 4.3 Tương quan giữa tỉ lệ nam và nữ tham gia trong Ban chỉđạo xây dựng Nông thôn mới trên toàn huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh
Nội dung Số lượng
(người)
Cơ cấu (%) Nữ giới tham gia Ban chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới 366 42,06 Nam giới tham gia Ban chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới 504 57,94
Tổng 870 100
(Nguồn: Ban chỉđạo Nông thôn mới huyện Hương Sơn, 2014)
Trong công tác tổ chức, quản lý xây dựng Nông thôn mới phụ nữ có vai trò hết sức quan trọng. Phụ nữ từ trước đến nay luôn đóng vai trò then chốt trong gia đình về khả năng sản xuất. Sự nghiệp giải phóng phụ nữ đã đem lại cho xã hội nguồn nhân lực, trí lực dồi dào và ngày càng phát triển. Vì vậy trong lao động sản xuất, sinh hoạt cộng đồng cũng như trong tất cả các lĩnh vực nói chung, và xây dựng nông thôn mới nói riêng phụ nữ có vai trò to lớn.
Trong công tác xây dựng Nông thôn mới, vai trò tổ chức quản lý của cán bộ nữ lại càng quan trọng. Theo bảng 4.3, tỉ lệ nữ của tổng các Ban quản lý Nông thôn mới các xã, xóm và văn phòng điều phối Nông thôn mới huyện là 366 trên tổng số 870 cán bộ Chiếm 42,06%.
Theo bảng 4.4 Số lượng chị em xã Sơn Châu tham gia Ban chỉ đạo Nông thôn mới là 17 người chiếm 48,57%, trong khi đó xã Sơn Kim1 là 11 người chiếm 31,42% và xã Sơn Diệm là 11 người chiếm 28,97%. Có thể nhận thấy rằng ở xã Sơn Châu số lượng chị em tham gia Ban chỉ đạo Nông thôn mới nhiều hơn hai xã còn lại.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 62
Bảng 4.4 Phụ nữ tham gia Ban chỉđạo Nông thôn mới tại một số xã
Nội dung
Sơn Châu Sơn Kim 1 Sơn Diệm Tổng
SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL phụ nữ tham gia BCĐ NTM 17 48,57 11 31,42 11 28,97 36 33,33 SL người tham gia BCĐ NTM 35 100 35 100 38 100 108 100
(Nguồn: UBND xã Sơn Châu,UBND xã Sơn Kim1, UBND xã Sơn Diệm, 2014)
Vì vậy, việc quan tâm, đề cao vai trò của phụ nữ trong công tác quản lý xây dựng Nông thôn mới là rất quan trọng. Công tác bổ sung, điều chỉnh cán bộ nữ trong Ban quản lý xây dựng Nông thôn mới, cơ quan điều phối xây dựng Nông thôn mới, chính quyền các cấp để nâng cao tiếng nói, vị thế của người phụ nữ, cũng như đóng góp của họ trong tất cả các lĩnh vực.
4.1.2.2 Vai trò của phụ nữ trong quy hoạch tổng thể và lập kế hoạch xây dựng Nông thôn mới
Các cuộc họp có ý nghĩa rất lớn đối với sự thành công trong xây dựng Nông thôn mới, đặc biệt ở đây là các cuộc họp bàn giữa Ban chỉ đạo, trưởng các xóm, các tổ chức và đoàn thể trong xã với người dân, đặc biệt là phụ nữ, sau khi bàn bạc và thống nhất thì việc đưa ra triển khai các công việc đa được bàn bạc trước đây diễn ra rất tôt.
Các cuộc họp dân đều mang tính chất dân chủ, người dân ai cũng có thể tham gia đóng góp ý kiến. Nội dung các cuộc họp đều được đưa bàn bạc, thảo luận công khai. Ai cũng có quyền đưa ra ý kiến chủ quan của mình, cung cấp những thông tin liên quan đến từng cá nhân, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống sinh hoạt của họ. Điều
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 63