Đối với chính quyền

Một phần của tài liệu vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới tại huyện hương sơn tỉnh hà tĩnh (Trang 121 - 123)

a, Định hướng nâng cao vai trò của phụ nữ

- Nâng cao vai trò của phụ nữ trong xây dựng Nông thôn mới trước hết gắn liền với lợi ích của thanh niên, thực hiện một số cách có hiệu quả chủ trương dân chủ cấp cơ sở và thực thi có hiệu quả các hoạt động. Chỉ thị 30-CT/TW ngày 12/8/1998 của Trung ương Đảng về thực hiện dân chủ cấp cơ sở; Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 7/7/2003 của Chính phủ là cách tiếp cận, đánh giá đúng tình hình ở cơ sở, thể chế hóa, pháp quy hóa những nội dung, nguyên tắc, phương châm cho sinh hoạt dân chủ ở nông thôn; Quyết định số 81/2005/QĐ- TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về danh sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn; Chỉ thị 03 – CT/TW về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; . Nghị quyết TW 4 –NQ/TW “Về một số vấn đề về cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay”; Hiến pháp sửa đổi năm 2013 về bảo vệ Chủ quyền biển đảo; Nghị quyết TW 5 (Khóa VIII) và Nghị quyết TW 9 (Khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Đây là cách tiếp cận, là sự đánh giá đúng tình hình ở cơ sở, hành lang pháp lý cho các hoạt động phát triển nông thôn, nâng cao dân chủ cấp cơ sở, nhất là nâng cao vai trò của phụ nữ trong tham gia xây dựng Nông thôn mới.

- Việc nâng cao vai trò của phụ nữ trong xây dựng Nông thôn mới phải đảm bảo nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch. Quá trình xây dựng Nông thôn mới tại cấp cơ sở thực hiện theo phương châm dựa vào nội lực là chính, tận dụng tối đa các nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài. Ngân sách Nhà nước hỗ trợ một phần làm động lực để phát huy sự đóng góp của phụ nữ và cộng đồng. Các cấp bộ Đoàn đóng vai trò hướng dẫn kỹ thuật, tổng hợp các đề xuất, kiến nghị, phê duyệt quy hoạch phát triển và tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ thực hiện vai trò làm chủ thông qua cộng đồng. Xây dựng Nông thôn mới đảm bảo phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, hài hòa với môi trường, từng bước nâng cao đời sống nhưng vẫn góp phần bảo tồn giá trị truyền thống của địa phương.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 111

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền sâu rộng về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để vận động phụ nữ tham gia chương trình.

- Tăng cường các hoạt động tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú như thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (phát thanh, truyền hình…), phát hành các tờ rơi, hoặc các hình thức khác như xây dựng thành các nội dung sinh hoạt trong các câu lạc bộ..

- Thực hiện các biện pháp tuyên truyền tác động và làm thay đổi nhận thức, trách nhiệm của mỗi phụ nữ và cộng đồng đối với xây dựng Nông thôn mới nhằm khơi dậy phong trào tự vận động phát triển trong cộng đồng dân cư nông thôn.

b, Nâng cao khả năng tiếp nhận thông tin cho phụ nữ

Khả năng tiếp nhận mọi thông tin của xã hội khi được đẩy mạnh sẽ tạo cho người phụ nữ một tầm hiểu biết sâu rộng hơn, từ đó thúc đẩy những đóng góp của họ cho cuộc sống. Vì bản thân người phụ nữ, đặc biệt người phụ nữ sinh sống, làm việc ở nông thôn như địa bàn huyện Hương Sơn luôn có những hạn chế nhất định vì thời gian chăm lo gánh vác công việc gia đình, hạn chế về nhận thức, về sức khỏe hoặc chịu sự gò bó về mọi mặt do bất bình đẳng giới nên việc nâng cao khả năng tiếp nhận thông tin cho phụ nữ vô cùng quan trọng.

Các cấp chính quyền cần chỉ đạo các Phòng ban liên quan và phối hợp với các tổ chức xã hội, nghề nghiệp sử dụng các biện pháp thông tin, tuyên truyền: truyền hình, truyền thanh vào các khung giờ phù hợp, treo băng rôn – khẩu hiệu, phát tờ rơi, sách hướng dẫn, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, tổ chức sinh hoạt cộng đồng, hỗ trợ sinh hoạt – thảo luận thường xuyên tại các tổ - nhóm, thành lập nên nhiều tổ - nhóm, chỉ đạo các cán bộ, đặc biệt cán bộ nữ quan tâm sâu sát, vận động các chị em để họ được tiếp nhận các thông tin một cách thiết thực nhất. Qua đó sự đóng góp của phụ nữ cho Chương trình Nông thôn mới sẽ hiệu quả hơn.

c, Quan tâm đến Dinh dưỡng, Sức khỏe Thể chất – Tinh thần Phụ nữ

Sức khỏe về thể chất – tinh thần là vốn quý của mọi người không riêng gì phụ nữ. Tuy nhiên, phụ nữ được coi là phái yếu, thể chất không được khỏe mạnh bằng nam giới, lại phải cáng đáng nhiêu công việc gia đình, bị hạn chế về nhiều mặt nên đời sống tinh thần không phong phú.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 112

Vì vậy, các cấp chính quyền cần chỉ đạo các Cơ sở y tế, giáo dục, Phòng – Ban thống kê, các tổ chức – xã hội nghề nghiệp… rà soát, đánh giá tình hình dinh dưỡng, sức khỏe phụ nữ để có những định hướng, giải pháp phù hợp nhằm nâng sức đề kháng, hạn chế ốm đau bệnh tật cho chị em phụ nữ. Tích cực tuyên truyền cách phòng, chống các bệnh tật, viêm nhiễm…cho bà mẹ - trẻ em, bảo vệ môi trường để có sức khỏe tốt; Chỉ đạo các Phòng, ban phụ trách văn hóa, thể thao, du lịch đẩy mạnh các hoạt động nâng hiểu biết của phụ nữ qua các hình thức xây dựng tủ sách gia đình, sinh hoạt cộng đồng, tham gia các lễ hội văn hóa địa phương, tham gia các hoạt động tập luyện, hội thao về thể dục – thể thao, ca – múa – nhạc, hỗ trợ cho các chị em có cơ hội du lịch, tham quan, tìm hiểu danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, hoặc các mô hình làm kinh tế giỏi…để nâng cao hiểu biết cũng như tìm được những nguồn vui trong cuộc sống, không đơn điệu về đời sống tinh thần của chị em. Làm được những điều đó, chính quyền sẽ tạo điều kiện thúc đẩy cho chị em tham gia một cách hiệu quả các hoạt động xã hội, đặc biệt Chương trình Nông thôn mới.

Chỉ đạo, thực hiện, kiểm tra giám sát, đúc rút kinh nghiệm thúc đẩy nâng cao thu nhập, tạo việc làm, phát triển đời sống kinh tế cho chị em phụ nữ địa phương.

Một phần của tài liệu vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới tại huyện hương sơn tỉnh hà tĩnh (Trang 121 - 123)