Tóm tắt một số nghiên cứu liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới tại huyện hương sơn tỉnh hà tĩnh (Trang 49)

Nhận thức được vai trò của phụ nữ trong nông nghiệp, nông thôn, trong xây dựng Nông thôn mới, những năm gần đây có nhiều tác giả đã nghiên cứu về vai trò của phụ nữ trong nông nghiệp nông thôn.

Trong những năm gần đây có khá nhiều những tác giả nổi tiếng trong nước như GS Lê Thi, TS Lê Thị Nhân Tuyết…với những tác phẩm như: Phụ nữ nông thôn với việc phát triển ngành nghề phi nông nghiệp, XB KHXH năm 1998 của TS Lê Thị Nhân Tuyết; Việc làm - đời sống của phụ nữ trong chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam, NXB KHXH năm 1999 của Lê Thi, nghiên cứu này khẳng định vai trò của phụ nữ nông thôn đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, nghề nghiệp và phát triển ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn .

Học viện Nông nghiệp Việt Nam có khá nhiều nghiên cứu liên quan đến phụ nữ nông thôn của các thầy cô giáo như đề tài Vai trò của phụ nữ trong nông nghiệp nông thôn ở xã Nghĩa Hiệp, Hưng Yên” của PGS.TS Quyền Đình Hà và nhóm nghiên cứu. Trong nghiên cứu, nhóm tác giả so sánh vai trò của phụ nữ so với Nam giới trong sản xuất, kiểm soát nguồn lực kinh tế. Khi khảo sát sự tham gia của phụ nữ trong các tổ chức chính quyền, đoàn thể và việc tiếp cận các kênh thông tin và các quan hệ xã hội thông qua các hoạt động cộng đồng, nghiên cứu cũng đã phát hiện và chỉ ra “Phụ nữ nông thôn ít được tham gia hội họp thôn xóm, ít được tiếp cận các phương tiện truyền thông. Nhưng phụ nữ có ưu thế và trách nhiệm hơn nam giới khi tham gia các

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39

hoạt động xã hội, môi trường và xây dựng thôn, xã”. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy năng lực của phụ nữ nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi để phụ nữ hoàn thành tốt vai trò của mình trong sản xuất, trong đời sống và xã hội.

Về vai trò của cộng đồng trong xây dựng Nông thôn mới, có nhiều công trình như Khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Nghiên cứu vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình” của Hoàng Thị Oanh, 2013; Luận văn Thạc sỹ với đề tài “Sự tham gia của thanh niên trong thực hiện chương trình nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” của Nguyễn Hoàng Trung, 2012. Các đề tài này đã đi sâu vào phân tích vai trò cũng như sự tham gia của cộng đồng và cũng đưa ra được các kết luận nhất định về các hoạt động xây dựng Nông thôn mới của từng địa phương.

Về đề tài vai trò của phụ nữ trong xây dựng Nông thôn mới hiện tại chưa có công trình nào nghiên cứu, đặc biệt vai trò của phụ nữ trong xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40

Tóm lại, qua quá trình nghiên cứu lí luận và thực tiễn, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

- Vai trò là những gì mà một cá nhân phải làm để giữ vị thế của mình có giá trị, là những hành vi mà xã hội mong chờ, kỳ vọng một cá nhân thực hiện phù hợp với vị thế xã hội của họ.

- Vai trò của phụ nữ trong một lĩnh vực nào đó tương đương với vị thế mà họ nắm giữ là tất cả những gì họ thực hiện để giữ vị thế của mình có giá trị, là những hành vi mà xã hội mong chờ họ thể hiện phù hợp với vị thế của họ. Khi xét về vai trò của phụ nữ, cần xét trong mối tương quan của họ với cộng đồng, với nam giới và cần có sự chia sẻ của cộng đồng, của Chính phủ và đặc biệt nam giới để phụ nữ thích ứng với sự phát triển của xã hội để có thể đảm đương tốt một hay nhiều vai trò của mình.

- Quan điểm của nhà nước Việt Nam về vai trò của phụ nữ trong xây dựng Nông thôn mới là tiếp tục đổi mới, nâng cao công tác phụ nữ để phụ nữ có thể tham gia nhiều hơn, tốt hơn, đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của gia đình, cộng đồng, đất nước, đặc biệt cho Chương trình Mục tiêu quốc gia Nông thôn mới. - Vai trò của phụ nữ trong xây dựng Nông thôn mới được thể hiện qua các nội dung sau:

* Vai trò của phụ nữ trong việc tham gia Ban chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới * Vai trò của phụ nữ trong quy hoạch tổng thể và lập kế hoạch xây dựng Nông thôn mới

* Vai trò của phụ nữ trong xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông Nông thôn

* Vai trò của phụ nữ trong việc đóng góp nguồn lực: tiền mặt, hiện vật, đất đai cho xây dựng Nông thôn mới

* Vai trò của phụ nữ trong tổ chức thực hiện quy hoạch, đề án, kế hoạch xây dựng Nông thôn mới: Vai trò của phụ nữ trong tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng Nông thôn, vai trò của phụ nữ trong việc bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên, vai trò của phụ nữ trong tham gia phát triển kinh tế.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41

* Vai trò của phụ nữ trong kiểm tra, giám sát, nghiệm thu khai thác sử dụng các công trình xây dựng Nông thôn mới.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ trong xây dựng Nông thôn mới gồm hai nhóm yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan:

* Nhóm yếu tố khách quan gồm: Đường lối, Chính sách của Đảng và Nhà nước về phát huy vai trò của Phụ nữ; Nhận thức và tạo điều kiện của chính quyền địa phương về vai trò của phụ nữ trong xây dựng Nông thôn mới; Sự tham gia của Hội phụ nữ.

* Nhóm yếu tố chủ quan gồm: Trình độ học vấn, chuyên môn, nhận thức của phụ nữ; Khả năng tiếp nhận thông tin của phụ nữ; Điều kiện kinh tế gia đình của phụ nữ. - Việt Nam có cơ hội được học tập kinh nghiệm hai nước châu Á đã thực hiện rất thành công các chính sách nhằm phát triển nông thôn, qua đó phát huy mạnh mẽ vai trò của phụ nữ, đó là phong trào Làng mới Seamaul Undong của Hàn Quốc và phong trào Mỗi làng một sản phẩm của Nhật Bản, qua đó có những gợi mở chính sách phát triển nông thôn cho Việt Nam. Chương trình Nông thôn mới cũng rút ra nhiều mô hình tốt, cách làm hay, thể hiện kinh nghiệm hoạt động nhằm phát huy vai trò của phụ nữ ở nhiều địa phương trên cả nước như Hà Nội, Hà Nam, Móng Cái, Ninh Thuận, Thái Nguyên, Quảng Ngãi... với các kinh nghiệm về: vận động tuyên truyền trong xây dựng Nông thôn mới, tổ chức các hoạt động đóng góp nguồn lực, xây dựng cơ sở hạ tầng trong xây dựng Nông thôn mới, trong vận hành, quản lý, giám sát, nghiệm thu các công trình dự án trong xây dựng Nông thôn mới, trong tự quản về vệ sinh môi trường trong xây dựng Nông thôn mới, trong phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, giảm nghèo, làm kinh tế giỏi trong xây dựng Nông thôn mới. Có nhiều công trình nghiên cứu đã phân tích, thảo luận khá sâu sắc về vai trò của phụ nữ trong nông nghiệp, nông thôn, tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu về vai trò của phụ nữ trong xây dựng Nông thôn mới, đặc biệt tại huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 42

PHẦN III

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên huyện Hương Sơn

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Huyện Hương Sơn thuộc phía Tây của tỉnh Hà Tĩnh, chạy dọc theo quốc lộ 8A. Phía nam của huyện giáp huyện Vũ Quang, phía bắc giáp các huyện Thanh Chương và Nam Đàn (tỉnh Nghệ An), phía tây giáp tỉnh Bô-li-khăm-xay của Lào, phía đông giáp huyện Đức Thọ. Vị trí địa lý của huyện khá thuận lợi cho việc mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa và là nền tảng cho phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ.

3.1.1.2 Đặc điểm khí hậu thời tiết, khí hậu, thủy văn

Huyện Hương Sơn nằm trong tiểu vùng khí hậu Bắc Trung Bộ, có tính chất của khí hậu chí tuyến với đặc điểm chung thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau và mùa hè nắng nóng từ tháng 4 đến tháng 10 với đặc trưng là gió Phơn Tây Nam khô nóng. Tháng lạnh nhất là tháng 1 với nhiệt độ xuống dưới 10°C, tháng nóng nhất là tháng 6 và tháng 7 nhiệt độ trung bình từ 37°C đến 40°C, giai đoạn này có gió phơn Tây – Nam hoạt động mạnh gây ra khí hậu khô nóng nên thường gây ra hạn hán, mất mùa, giảm thu nhập của các hộ nông dân. Huyện Hương Sơn thuộc vùng chịu ảnh hưởng của bão trong khu vực miền Trung, bão thường xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 10 và kèm theo mưa lớn gây ra lụt lội, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

Huyện Hương Sơn có nhiệt độ trung bình năm là 23,8ºC, thuộc vùng mưa nhiều, lượng mưa bình quân hàng năm là 2661 mm, độ ẩm bình quân năm là 86%, năng lượng mặt trời khá lớn, số giờ nắng bình quân 1600 giờ mỗi năm, hướng gió chủ đạo Tây Nam – Đông Bắc, tốc độ gió bình quân đạt 40 m/s, gió mạnh nhất thường xuyên xuất hiện theo hướng Bắc, Tây Bắc, Đông Nam. Lượng mưa hàng năm lớn nhưng phân bố không đều, thường tập trung vào hai tháng 8,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 43 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9. Do địa hình dốc nên khả năng giữ nước rất kém, mùa khô thiếu nước sinh hoạt và mùa mưa hay xảy ra lũ lụt.

Nhìn chung, thời tiết ởđây tương đối khắc nghiệt, mùa khô có gió phơn Tây Nam gây ra nắng nóng, hạn hán, mất mùa, mùa mưa thường xảy ra lũ lụt gây ra hậu quả nghiêm trọng và ảnh hưởng không nhỏđến sản xuất nông nghiệp.

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Hương Sơn

3.1.2.1Tình hình phân bố và sử dụng đất đai

Hương Sơn có diện tích đất đất nông nghiệp chiếm hơn 60% diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất nông nghiệp giảm dần qua các năm, bình quân một năm giảm đi khoảng 0,1%. Nguyên nhân của việc giảm đất nông nghiệp là do dân số tăng lên, nhu cầu sử dụng đất làm nhà ở ngày càng tăng, một số khu đất nông nghiệp được chính quyền thu hồi và bán lại nhằm sử dụng vào các mục đích khác như làm nhà ở, buôn bán. Tuy nhiên, diện tích đất nông nghiệp giảm là biểu hiện của kinh tế phát triển theo hướng có lợi, giảm dần tỉ trọng ngành nông nghiệp. Diện tích chưa sử dụng hầu hết là các diện tích đất đồi, cằn cỗi, không có khả năng sản xuất.

10.93%

60.88% 28.19%

Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng 9.30% 0.57% 90.13% Đất sản xuất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất nuôi trồng thủy sản Biểu đồ 3.1 Cơ cấu diện tích đất tự nhiên năm 2013 Biểu đồ 3.2 Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp năm 2013

(Nguồn: Phòng Thống kê Huyện Hương Sơn, 2014)

Trong diện tích nông nghiệp thì đất sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, diện tích này hàng năm giảm khoảng 0,05%, bên cạnh đó đất lâm nghiệp có xu hướng tăng lên. Nguyên nhân của việc này là một số hộ đã mở rộng quy mô trồng rừng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 44

Bên cạnh đó, đất đai kém màu mỡ, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, cây trồng cho năng suất thấp, thích hợp cho phát triển lâm nghiệp hơn sản xuất lương thực thực phẩm, do đó mấy năm gần đây diện tích đất lâm nghiệp đang có xu hướng tăng dần (Phòng Tài nguyên Môi trường, Phòng Thống kê UBND huyện Hương Sơn, 2014)

3.1.2.2 Dân số và lao động

Số nhân khẩu trên địa bàn huyện là 119.856 người, mấy năm gần đây dân số tăng khá nhanh tăng ở mức 0,4% mỗi năm, đều là gia tăng dân số tự nhiên. Huyện có lực lượng lao động khá dồi dào, theo ước tính của Phòng Lao động Thương binh và xã hội tổng số lao động trong độ tuổi toàn huyện là 72213 lao động, chiếm tỉ lệ 60,25 % tổng dân số. Trong số lao động của địa phương chủ yếu là lao động phổ thông tay nghề thấp hoặc không có tay nghề, lao động đã qua đào tạo có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chiếm tỉ lệ rất thấp (5,3%). Tỉ lệ lao động trong ngành nông nghiệp có xu hướng giảm, trong các ngành tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ có xu hướng tăng, điều này phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của huyện (Phòng Thống kê huyện Hương Sơn, 2014).

3.1.2.3 Cơ sở hạ tầng

Trong những năm gần đây, hệ thống đường giao thông, thủy lợi, điện, trường học, y tế… luôn được quan tâm và xây dựng để dần hoàn thiện đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.

- Giao thông

Hiện nay hệ thống giao thông trong huyện khá thuận lợi với các tuyến đường bộ, đường thuỷ. Tổng chiều dài đường bộ các loại toàn huyện là 1750 km. Quốc lộ 8A chạy dọc huyện từ Đông sang Tây nối với nước bạn Lào với chiều dài gần 70 Km và các tuyến tỉnh lộ, đường mòn Hồ Chí Minh từ Nam Đàn (Nghệ An) chạy qua huyện sang huyện Vũ Quang, hầu hết các tuyến đường trên đã được rải nhựa. Về huyện lộ, toàn huyện có hai tuyến đường qua huyện với tổng chiều dài 85km, về đường liên xã của toàn huyện đã cải tạo nâng cấp theo tiêu chuẩn cấp phối được 150 km đường liên xã. Trong những năm gần đây huyện

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 45

luôn đầu tư nâng cấp và xây dựng các tuyến đường trong địa bàn như mở hơn 10 km đường mới, xây dựng thêm 53 km đường bê tông, nâng cấp gần 100 km đường… do đó chất lượng các tuyến đường đã được nâng lên phục vụ tốt cho việc đi lại và vận chuyển hàng hoá trong huyện.

- Thủy lợi

Toàn huyện đã xây dựng được 160 km kênh mương để phục vụ cho công tác tưới tiêu trong toàn huyện. Toàn bộ hệ thống đã được quy hoạch và từng bước điều chỉnh bổ sung cho phù hợp. Đến nay toàn huyện có 6.200 con kênh, 7.540 cống đập điều tiết nội đồng và 84 trạm bơm các loại với tổng công suất 415 kw/h. Tuy công tác tưới tiêu đã có tiến bộ nhưng mới chỉ phục vụ chủ yếu cho trồng lúa còn việc tưới tiêu cho hoa màu, cây vụ đông và cây lâu năm chưa được đảm bảo nên cần đầu tư cải tạo, nâng cấp và hoàn chỉnh hệ thống công trình thuỷ nông để đáp ứng yêu cầu mới của sản xuất.

- Hệ thống điện

Hệ thống đường điện đã đưa đến các xã, thôn, xóm và hộ gia đình, tỷ lệ hộ dùng điện cho sinh hoạt chiếm 98,6%. Toàn huyện có 150 km đường điện cao thế, 840 km đường điện hạ thế, 55 trạm biến áp hạ thế. Ngoài ra trong những năm gần đây huyện cũng đã đầu tư xây dựng mới và nâng cấp mạng lưới điện trong toàn huyện để phục vụ cho nhu cầu ngày một tăng cao của người dân.

- Giáo dục – Y tế

Chất lượng giáo dục toàn diện được giữ vững, chất lượng mũi nhọn được nâng lên, đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và THCS được củng cố và giữ vững. Các kỳ thi được tổ chức nghiêm túc, an toàn, tiết kiệm, đúng quy chế. Tỷ lệ tốt nghiệp THCS năm học 2012 - 2013 đạt 95,8%; tốt nghiệp THPT đạt 91,54%; tốt nghiệp bổ túc THPT 82%. Thêm

Một phần của tài liệu vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới tại huyện hương sơn tỉnh hà tĩnh (Trang 49)