Nhóm yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới tại huyện hương sơn tỉnh hà tĩnh (Trang 33 - 35)

2.2.2.1 Trình độ học vấn, chuyên môn, nhận thức của phụ nữ

Theo đánh giá của hầu hết các nghiên cứu về phụ nữ thì trình độ học vấn của phụ nữ hầu hết thấp hơn nam giới. Thực trạng này khiến cho công tác xã hội hoá hoạt động giáo dục, môi trường, dân số rất khó triển khai ở các vùng nông thôn và kém hiệu quả ở khu vực thành thị. Muốn nâng cao dân trí, xoá đói giảm nghèo thì phải trang bị những kiến thức cơ bản cho người dân đặc biệt là phụ nữ,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 23

để họ thay đổi nếp nghĩ, tiếp thu cái mới, để thay đổi nếp cũ, từ đó tự khẳng định vai trò của mình trong gia đình- xã hội.

Phụ nữ bị hạn chế về trình độ kỹ thuật, chuyên môn và sự hiểu biết nên đã gây cho họ không ít khó khăn cho việc nắm bắt các thể chế pháp luật, tìm nguồn vốn, tìm kiếm thông tin, khó khăn trong việc tiếp cận và áp dụng khoa học kỹ thuật mới hay các phương tiện hiện đại vào sản xuất và đời sống, do vậy hiệu quả của công việc và năng suất lao động còn thấp cho nên vai trò đóng góp của phụ nữ cho phát triển kinh tế hộ gia đình bị hạn chế.

Vì vậy, khả năng nhận thức của phụ nữ càng cao thì vai trò của họ đóng góp của họ trên mọi lĩnh vực nói chung và xây dựng Nông thôn mới càng cao.

2.2.2.2 Khả năng tiếp nhận thông tin của phụ nữ

Muốn theo kịp được sự phát triển của xã hội chúng ta phải có thông tin. Đây có lẽ là một nguyên lý hiển nhiên trong xã hội. Nhưng những nguyên lý, những điều tưởng chừng là hiển nhiên đó lại rất xa vời đối với khu vực nông thôn đặc biệt là đối với phụ nữ. Sự thờ ơ đối với thông tin mới đang xảy ra phổ biến ở khu vực nông thôn cụ thể là ở phụ nữ. Điều này dẫn đến một kết quả tất yếu là sự thiếu hụt thông tin ở người phụ nữ, làm cho khả năng tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật nói chung và những đổi mới trong ngành nông nghiệp nói riêng bị hạn chế, làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm. Từ đó hạn chế sự đóng góp của phụ nữ vào thu nhập của gia đình khiến vai trò của người phụ nữ trong kinh tế hộ không cao.

Mọi sự cố gắng của Đảng, Nhà nước, xã hội và nam giới sẽ không có hiệu quả khi mà bản thân người phụ nữ không nhận thức được, không tự ý thức thoát ra khỏi tư tưởng cũ, mà vươn lên khẳng định vị trí của bản thân trong gia đình- xã hội. Chính vì thế việc động viên làm cho phụ nữ làm thay đổi tư duy, đó là việc làm cần thiết trong công việc phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế cũng như xã hội.

2.2.2.3 Điều kiện kinh tế gia đình của phụ nữ.

Điều kiện kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt đời sống của phụ nữ, khi kinh tế vững mạnh, người phụ nữ có cơ hội được học tập, vui chơi, nghỉ ngơi theo ý muốn...

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24

Việc đóng góp về tiền bạc, vật chất cũng như mọi mặt của người phụ nữ cho công cuộc xây dựng Nông thôn mới được tăng lên.

Chính vì thế, việc ưu tiên phát triển kinh tế hộ là rất quan trọng, chính điều này tạo những cơ hội cho phụ nữ được phát triển đời sống tinh thần, vật chất, nâng cao sức khỏe, để phụ nữ thể hiện tốt hơn vai trò trên mọi lĩnh vực.

Một phần của tài liệu vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới tại huyện hương sơn tỉnh hà tĩnh (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)