Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Hương Sơn

Một phần của tài liệu vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới tại huyện hương sơn tỉnh hà tĩnh (Trang 54 - 60)

3.1.2.1Tình hình phân bố và sử dụng đất đai

Hương Sơn có diện tích đất đất nông nghiệp chiếm hơn 60% diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất nông nghiệp giảm dần qua các năm, bình quân một năm giảm đi khoảng 0,1%. Nguyên nhân của việc giảm đất nông nghiệp là do dân số tăng lên, nhu cầu sử dụng đất làm nhà ở ngày càng tăng, một số khu đất nông nghiệp được chính quyền thu hồi và bán lại nhằm sử dụng vào các mục đích khác như làm nhà ở, buôn bán. Tuy nhiên, diện tích đất nông nghiệp giảm là biểu hiện của kinh tế phát triển theo hướng có lợi, giảm dần tỉ trọng ngành nông nghiệp. Diện tích chưa sử dụng hầu hết là các diện tích đất đồi, cằn cỗi, không có khả năng sản xuất.

10.93%

60.88% 28.19%

Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng 9.30% 0.57% 90.13% Đất sản xuất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất nuôi trồng thủy sản Biểu đồ 3.1 Cơ cấu diện tích đất tự nhiên năm 2013 Biểu đồ 3.2 Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp năm 2013

(Nguồn: Phòng Thống kê Huyện Hương Sơn, 2014)

Trong diện tích nông nghiệp thì đất sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, diện tích này hàng năm giảm khoảng 0,05%, bên cạnh đó đất lâm nghiệp có xu hướng tăng lên. Nguyên nhân của việc này là một số hộ đã mở rộng quy mô trồng rừng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 44

Bên cạnh đó, đất đai kém màu mỡ, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, cây trồng cho năng suất thấp, thích hợp cho phát triển lâm nghiệp hơn sản xuất lương thực thực phẩm, do đó mấy năm gần đây diện tích đất lâm nghiệp đang có xu hướng tăng dần (Phòng Tài nguyên Môi trường, Phòng Thống kê UBND huyện Hương Sơn, 2014)

3.1.2.2 Dân số và lao động

Số nhân khẩu trên địa bàn huyện là 119.856 người, mấy năm gần đây dân số tăng khá nhanh tăng ở mức 0,4% mỗi năm, đều là gia tăng dân số tự nhiên. Huyện có lực lượng lao động khá dồi dào, theo ước tính của Phòng Lao động Thương binh và xã hội tổng số lao động trong độ tuổi toàn huyện là 72213 lao động, chiếm tỉ lệ 60,25 % tổng dân số. Trong số lao động của địa phương chủ yếu là lao động phổ thông tay nghề thấp hoặc không có tay nghề, lao động đã qua đào tạo có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chiếm tỉ lệ rất thấp (5,3%). Tỉ lệ lao động trong ngành nông nghiệp có xu hướng giảm, trong các ngành tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ có xu hướng tăng, điều này phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của huyện (Phòng Thống kê huyện Hương Sơn, 2014).

3.1.2.3 Cơ sở hạ tầng

Trong những năm gần đây, hệ thống đường giao thông, thủy lợi, điện, trường học, y tế… luôn được quan tâm và xây dựng để dần hoàn thiện đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.

- Giao thông

Hiện nay hệ thống giao thông trong huyện khá thuận lợi với các tuyến đường bộ, đường thuỷ. Tổng chiều dài đường bộ các loại toàn huyện là 1750 km. Quốc lộ 8A chạy dọc huyện từ Đông sang Tây nối với nước bạn Lào với chiều dài gần 70 Km và các tuyến tỉnh lộ, đường mòn Hồ Chí Minh từ Nam Đàn (Nghệ An) chạy qua huyện sang huyện Vũ Quang, hầu hết các tuyến đường trên đã được rải nhựa. Về huyện lộ, toàn huyện có hai tuyến đường qua huyện với tổng chiều dài 85km, về đường liên xã của toàn huyện đã cải tạo nâng cấp theo tiêu chuẩn cấp phối được 150 km đường liên xã. Trong những năm gần đây huyện

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 45

luôn đầu tư nâng cấp và xây dựng các tuyến đường trong địa bàn như mở hơn 10 km đường mới, xây dựng thêm 53 km đường bê tông, nâng cấp gần 100 km đường… do đó chất lượng các tuyến đường đã được nâng lên phục vụ tốt cho việc đi lại và vận chuyển hàng hoá trong huyện.

- Thủy lợi

Toàn huyện đã xây dựng được 160 km kênh mương để phục vụ cho công tác tưới tiêu trong toàn huyện. Toàn bộ hệ thống đã được quy hoạch và từng bước điều chỉnh bổ sung cho phù hợp. Đến nay toàn huyện có 6.200 con kênh, 7.540 cống đập điều tiết nội đồng và 84 trạm bơm các loại với tổng công suất 415 kw/h. Tuy công tác tưới tiêu đã có tiến bộ nhưng mới chỉ phục vụ chủ yếu cho trồng lúa còn việc tưới tiêu cho hoa màu, cây vụ đông và cây lâu năm chưa được đảm bảo nên cần đầu tư cải tạo, nâng cấp và hoàn chỉnh hệ thống công trình thuỷ nông để đáp ứng yêu cầu mới của sản xuất.

- Hệ thống điện

Hệ thống đường điện đã đưa đến các xã, thôn, xóm và hộ gia đình, tỷ lệ hộ dùng điện cho sinh hoạt chiếm 98,6%. Toàn huyện có 150 km đường điện cao thế, 840 km đường điện hạ thế, 55 trạm biến áp hạ thế. Ngoài ra trong những năm gần đây huyện cũng đã đầu tư xây dựng mới và nâng cấp mạng lưới điện trong toàn huyện để phục vụ cho nhu cầu ngày một tăng cao của người dân.

- Giáo dục – Y tế

Chất lượng giáo dục toàn diện được giữ vững, chất lượng mũi nhọn được nâng lên, đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và THCS được củng cố và giữ vững. Các kỳ thi được tổ chức nghiêm túc, an toàn, tiết kiệm, đúng quy chế. Tỷ lệ tốt nghiệp THCS năm học 2012 - 2013 đạt 95,8%; tốt nghiệp THPT đạt 91,54%; tốt nghiệp bổ túc THPT 82%. Thêm 03 trường mầm non bán công được chuyển đổi sang loại hình công lập. Tổ chức sáp nhập 06 trường đảm bảo hoạt động ổn định ; có thêm 04 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 (01 tường tiểu học, 03 trường mầm non), 02 trường đạt chuẩn mức độ 2, nâng tỷ lệ trường chuẩn quốc gia đạt lên 70%.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 46

Chất lượng khám,chữa bệnh từng bước được nâng lên, đảm bảo nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân. Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế được triển khai hiệu quả, không để xẩy ra dịch bệnh hay ngộ độc thực phẩm lớn trên địa bàn; tiêm chủng mở rộng đạt tỷ lệ cao; quản lý về hành nghề y dược tư nhân được tăng cường. Các trạm y tế cấp xã tiếp tục được đầu tư nâng cấp, cơ bản đáp ứng nhu cầu khám, điều trị cho nhân dân; Công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em và KHHGĐ thường xuyên được quan tâm. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên giảm còn 50/00 (giảm 1,580/00), tỷ suất sinh thô 13,560/00 (giảm 1,740/00); tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng 15,2 %, giảm 1,2% so với năm 2012 (Phòng Thống kê Huyện Hương Sơn, 2014).

Nhìn chung cơ sở hạ tầng của huyện Hương Sơn trong những năm qua đã có nhiều sự thay đổi, càng ngày càng đầy đủ và chất lượng tốt hơn. Tuy nhiên, nó vẫn chưa đủ đáp ứng cho nhu cầu của người dân, đặc biệt là hệ thống thủy lợi và hệ thống y tế, gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sản xuất nông nghiệp của nhân dân.

3.1.2.4 Tình hình phát triển kinh tế của huyện Hương Sơn

Qua số liệu bảng 3.1 ta thấy kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế của huyện Hương Sơn tương đối cao và đang có chiều hướng tăng lên qua các năm cụ thể như: năm 2012 tổng giá trị sản xuất đạt 910.099 triệu đồng, năm 2013 đạt 999.517 triệu đồng tăng 9,83% so với năm 2012 và năm 2014 đạt 1.269.081 triệu đồng tăng 26,97% so với năm 2013. Bình quân mỗi năm giá trị sản xuất tăng 18,09%. Điều này cho thấy tình hình kinh tế của huyện đang phát triển đi lên, đời sống vật chất tinh thần của người dân được cải thiện.

Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2012 đạt 412.270 triệu đồng chiếm 89,74%; năm 2013 đạt 433.959 triệu đồng chiếm 88,66% đến năm 2014 đạt 513.922 triệu đồng chiếm 87,12% tổng giá trị sản xuất trong năm của toàn huyện. Năm 2012 và 2013 giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng nhưng chiếm tỷ trọng thấp hơn so với tổng giá trị sản xuất các ngành khác của toàn huyện. Nguyên nhân là do sau khi có dự án 135 ở huyện hoàn thành đời sống của người

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 47

dân ở các xã trong huyện tăng lên, phương tiện đi lại, cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc thuận tiện hơn nên người dân có điều kiện tiếp thu những kiến thức làm ăn mới, kỹ thuật tiến bộ mới trong sản xuất. Bên cạnh đó người dân đã biết chuyển đổi những diện tích đất nông nghiệp không có hiệu quả sang trồng những cây, con có hiệu quả kinh tế cao phù hợp với điều kiện sản xuất của nhân dân trong huyện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp có nhiều hướng tăng lên về giá trị tuyết đối và giảm xuống về giá trị tương đối, những ngành khác có chiều hướng tăng lên cả về giá trị tuyết đối lẫn giá trị tương đối như các ngành Thương mại dịch vụ, ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản, thuỷ sản, lâm nghiệp… Điều này hoàn toàn đúng với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta hiện nay là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2012 là 40.267 triệu đồng chiếm 4,42% tổng giá trị sản xuất trong năm. Đến năm 2014 đạt 63.671 triệu đồng chiếm 5,02% tổng giá trị sản xuất trong năm. Bình quân mỗi năm giá trị sản xuất ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng lên 25,45%.

Giá trị sản xuất của ngành thương mại dịch vụ và ngành xây dựng cơ bản qua 3 năm có xu hướng tăng nhanh và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong thu nhập của huyện. Giá trị sản xuất ngành thương mại dịch vụ năm 2012 chiếm 12,07% giá trị sản xuất của huyện, đến năm 2013 tăng lên chiếm 12,59% và năm 2014 tỷ trọng ngành này là 12,80%. Bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2012 - 2014, giá trị sản xuất ngành thương mại dịch vụ tăng 21,58%. Nguyên nhân của sự tăng vọt này là do khu du lịch Nước Sốt của huyện đã và đang thu hút được ngày càng đông khách du lịch đến tham quan (Phòng thống kê Huyện Hương Sơn, 2014).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 48

Bảng 3.1 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế của huyện Hương Sơn qua 3 năm (2012 – 2014)

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh GT (Triệu đồng) CC (%) GT (Triệu đồng) CC (%) GT (Triệu đồng) CC (%) 13/12 14/13 BQ Tổng giá trị sản xuất 910.099 100 999.517 100 1.269.081 100 109,83 126,97 118,09 I. Ngành NN, LN, TS. 459.408 50,48 489.428 48,97 589.882 46,48 106,53 120,52 113,31 1. Ngành nông nghiệp 412.270 89,74 433.959 88,66 513.922 87,12 105,26 118,43 111,66 - Trồng trọt 275.414 66,80 288.276 66,43 319.217 62,11 104,67 110,73 107,66 - Chăn nuôi 136.856 33,20 145.683 33,57 194.705 37,89 106,45 133,65 119,28 2. Ngành lâm nghiệp 42.281 9,20 48.661 9,95 62.849 10,66 115,09 129,16 121,92 3. Ngành thuỷ sản 4.857 1,06 6.808 1,39 13.111 2,22 140,17 192,58 164,30 II. Ngành CN - TTCN 40.267 4,42 45.303 4,53 63.671 5,02 112,51 140,55 125,45 III. Ngành XDCB 102.400 11,25 135.515 13,56 182.200 14,36 132,34 134,45 133,39 IV. Ngành TM – DV 109.860 12,07 125.791 12,59 162.401 12,80 114,67 129,10 121,58 V. Ngành khác 198.164 21,78 203.480 20,35 270.927 21,35 102,68 133,15 116,93 VI. Một số chỉ tiêu BQ - GTSX NN/ khẩu NN 3,66 - 3,88 - 4,67 - 106,01 120,36 112,96 - GTSX NN/ LĐ NN 10,26 - 11,00 - 13,43 - 107,21 122,09 114,41 - GTSX NN/hộ NN 14,32 - 15,08 - 17,84 - 105,31 118,30 108,77

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 49

Giá trị sản xuất ngành xây dựng cơ bản (XDCB) năm 2012 là 102.400 triệu đồng chiếm 11,25%, tổng giá trị sản xuất toàn huyện, đến năm 2014 chỉ tiêu này đã tăng lên đạt 182.200 triệu đồng và chiếm 14,36% tổng giá trị sản xuất của huyện. Bình quân mỗi năm trong giai đoạn trên giá trị sản xuất ngành XDCB tăng 33,39%.

Nhìn chung 3 năm qua tổng giá trị sản xuất của huyện luôn có sự tăng trưởng đáng kể, thu nhập của người dân trong huyện ngày càng tăng lên, điều này cho thấy thu nhập của người dân trong huyện đang được đảm bảo. Bình quân GTSX nông nghiệp/hộ nông nghiệp; GTSX nông nghiệp/khẩu nông nghiệp và GTSX nông nghiệp/lao động nông nghiệp tăng nhanh trong 3 năm qua. Nguyên nhân là do trong thời gian từ sau năm 2003 đến nay nhân dân huyện Hương Sơn đã tiếp cận những kiến thức về chăn nuôi, trồng trọt, biết áp dụng tốt những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, đồng thời nhờ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và các giải pháp phát triển kinh tế của tỉnh và huyện trong thời gian qua. Chính vì vậy giá trị sản xuất không chỉ của ngành nông nghiệp tăng lên mà tất cả các ngành khác tăng lên trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới tại huyện hương sơn tỉnh hà tĩnh (Trang 54 - 60)