4.2.2.1 Điều kiện kinh tế của gia đình
Điều kiện kinh tế của bản thân phụ nữ và gia đình họ có ảnh hưởng không nhỏ đến vai trò của phụ nữ trong xây dựng Nông thôn mới. Theo lẽ thông thường, khi thu nhập ổn định, kinh tế gia đình vững mạnh thì khả năng đóng góp được đảm bảo, ngoài ra họ còn tự nguyện đóng góp thêm một cách tự nguyện, góp phần đẩy nhanh xây dựng cơ sở hạ tầng Nông thôn mới. Khi kinh tế gia đình gặp khó khăn, bản thân họ duy trì và lo toan cho đời sống cũng gặp nhiều trở ngại, dẫn đến việc hoàn thành mức đóng góp xây dựng Nông thôn mới cũng trở nên kém dễ dàng hơn.
Như đã phân tích ở bảng 4.21, theo quá trình chọn mẫu một cách ngẫu nhiên, xã Sơn Châu có số phụ nữ xuất phát từ hộ giàu cao nhất với 35,00%, xã Sơn Diệm thấp nhất với 25,00%.
Như đã phân tích ở phần 3.3.1.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, xã Sơn Châu là xã có điều kiện kinh tế khá hơn cả, tiếp đến là xã Sơn Kim1, xã Sơn Diệm. Qua phân tích mức đóng góp nguồn lực xây dựng Nông thôn mới ở bảng 4.9, 4.10. Phụ nữ xã Sơn Châu và gia đình của họ có mức đóng góp về đất đai là 2007 m2 , mức đóng góp về tiền là 1,62 tỷ đồng, cao hơn hẳn hai xã còn lại.
Vì vậy, có thể khẳng định điều kiện kinh tế gia đình có ảnh hưởng đến vai trò xây dựng Nông thôn mới của người phụ nữ.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 95
Bảng 4.23 Phân loại hộ và phân loại trình độ của phụ nữở một số xã
Nội dung
Xã Sơn Châu Xóm Sơn Kim 1 Xóm Sơn Diệm Chung SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) I. Tổng số phụ nữđiều tra 60 100 60 100 60 100 180 100 1.Theo điều kiện kinh tế Hộ giàu 21 35,00 18 30,00 15 25,00 54 30.00 Hộ trung bình 27 45,00 26 43,33 28 46,67 81 45,00 Hộ nghèo 12 20,00 16 26,67 17 28,33 45 25,00 2. Theo trình độ học vấn Trung cấp trở lên 17 28,33 14 23,33 11 18,33 42 23,33 THPT 26 43,33 29 48,33 26 43,33 81 45,00 THCS trở xuống 17 28,33 17 28,33 23 38,33 57 31,67 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2014)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 96
4.2.2.2 Trình độ, chuyên môn, nhận thức của phụ nữ
Trình độ học vấn và hiểu biết khoa học kỹ thuật là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến vai trò, vị trí của người phụ người phụ nữ nói chung và vai trò của phụ nữ trong phát triển Nông thôn mới nói riêng.
Đối với huyện Hương Sơn, trình độ học vấn và hiểu biết về khoa học kỹ thuật của phụ nữ vẫn ở trình độ thấp. Qua nghiên cứu, tỷ lệ phụ nữ có trình độ chuyên môn được đào tạo từ trung cấp trở lên chỉ mới đạt 36,61%. Phụ nữ huyện Hương Sơn chủ yếu có trình độ cấp I, cấp II, cấp III. Bên cạnh đó, phụ nữ là những lao động chính trong sản xuất nông nghiệp, nhưng số lượng phụ nữ tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cũng không cao mới chỉ có khoảng 60 - 70% phụ nữ tham gia các lớp tập huấn. Như vậy, sẽ là những khó khăn để phụ nữ tự phát huy được vai trò của bản thân họ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung và trong sản xuất nông nghiệp nói riêng. Trình học vấn độ thấp, khả năng nhận thức hạn chế đã gây ra những khó khăn cho phụ nữ trong tiếp cận với khoa học kỹ thuật. Hạn chế về nhận thức và hiểu biết của bản thân phụ nữ ảnh hưởng đến sự phát huy vai trò của phụ nữ trong đời sống và sản xuất. Họ trở nên tự ti, thiếu chủ động, sáng tạo trong cuộc sống và ít tham gia các hoạt động của cộng đồng xã hội, chỉ quẩn quanh với việc chăm sóc con cái và các thành viên trong gia đình và ngày càng trở nên lạc hậu. Khả năng tiếp nhận các thông tin về khoa học kỹ thuật về xã hội của họ ngày càng bị hạn chế.
Qua nghiên cứu trên địa bàn huyện Hương Sơn, chúng tôi nhận thấy rằng trình độ, chuyên môn và hiểu biết về khoa học phụ nữ ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của họ. Hầu hết những gia đình của các phụ nữ được chọn khảo sát nằm trong diện kinh tế giàu và trung bình thì bản thân người phụ nữ trong gia đình thường có trình độ học vấn cấp III trở lên. Họ nhạy bén hơn những người khác ở chỗ họ am hiểu quy trình sản xuất hơn, có kiến thức về chăn nuôi – trồng trọt, biết cách mang lại hiệu quả từ sản xuất nông nghiệp.
Qua bảng 4.23 Phụ nữ xã Sơn Châu có trình độ học vấn cao hơn 2 xã còn lại với 28,33% phụ nữ học trung cấp trở lên, 43.34% phụ nữ có trình độ THPT cao hơn hẳn hai xã còn lại. Phụ nữ xã Sơn Diệm có trình độ học vấn thấp nhất trong 3 xã, với 18.33% phụ nữ học trung cấp trở lên và 69.69% phụ nữ có trình độ tiểu học.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 97
Qua các bảng 4.4, 4.12, 4.13, 4.14 thì phụ nữ xã Sơn Châu có tỷ lệ tham gia Ban chỉ đạo Nông thôn mới cao hơn, các hoạt động đóng góp và phát triển kinh tế cũng cao hơn 2 xã còn lại, do đó trình độ văn hóa và nhận thức của phụ nữ có ảnh hưởng đến vai trò xây dựng Nông thôn mới của họ.
4.2.2.3 Khả năng tiếp nhận thông tin của phụ nữ
Do trình độ học vấn, khoa học kỹ thuật của phụ nữ còn hạn chế nên khả năng tiếp nhận thông tin của phụ nữ còn hạn chế. Phụ nữ la những người vừa lo công việc gia đình, chăm sóc các thành viên trong gia đình, đồng thời phải đảm đương công việc đồng áng, các hoạt động chăn nuôi, thủy sản,… nên thời gian nghỉ ngơi, thư giãn của phụ nữ ngắn, ít có điều kiện tiếp cận các kênh thông tin. Đối với huyện Hương Sơn có các kênh thông tin chính là Hệ thống đài truyền thanh huyện và cơ sở; thông tin trên truyền hình trung ương và tỉnh, sách báo; Hội nghị tập huấn của các cơ quan chuyên môn về khoa học kỹ thuật và tờ rơi tuyên tuyền theo chuyên đề và các tổ chức đoàn thể của địa phương.
Qua thực tế nghiên cứu cho thấy mặc dù số phụ nữ đọc báo, xem ti vi đã tăng lên so với trước nhưng họ chủ yếu xem phim chứ xem thời sự và các chương trình về khoa học kỹ thuật và một số chương trình truyền hình khác là rất ít. Đối với phụ nữ hoạt động phát tờ rơi tuyên truyền theo chuyên đề là có hiệu quả nhất, họ cầm tờ rơi là đọc ngay nội dung nếu thiết thực học sẽ cất giữ, nhưng vẫn còn nhiều chị do quá bận rộn nên đã lãng quên, khi nhớ đến để nghiên cứu lại không biết để mình để tờ rơi thất lạc ở đâu.
Số phụ nữ tham gia tập huấn khoa học kỹ thuật về sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thấp. Đài truyền thanh thì phát sóng vào khoảng thời gian từ 5 giờ 30 phút đến 6 giờ sáng và 16 giờ 30 phút đến 17 giờ 30 phút chiều, đây là khoản thời gian mà phụ nữ rất bận rộn chăm lo công việc gia đình và một số vẫn còn tham gia công việc đồng áng chưa được nghỉ ngơi nên việc tiếp nhận thông tin qua kênh thông tin này bị hạn chế. Qua phỏng vấn trực tiếp phụ nữ ở địa bàn nghiên cứu về điều kiện tiếp cận thông tin của phụ nữ, tỉ lệ các kênh tiếp nhận thông tin của phụ nữ huyện Hương Sơn thể hiện qua biểu đồ 4.2
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 98
Biểu đồ 4.2 Tỉ lệ giữa các kênh tiếp nhận thông tin của phụ nữ huyện Hương Sơn.
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2014)
Qua hình 4.2 cho thấy, nguồn tiếp nhận thông tin của phụ nữ cao nhất là từ chồng với 40,56%, tiếp đến là từ gia đình, họ hàng với 16,37%. Với kết quả điều tra này, có thể nhận thấy nguồn tiếp cận của phụ nữ huyện Hương Sơn đối với đọc sách báo rất thấp, chỉ chiếm 5,32%, nguồn tiếp cận là truyền thanh, truyền hình và các tổ chức đoàn thể cũng chưa thực sự tốt.
Có thể nhận thấy phụ nữ trên địa bàn huyện Hương Sơn bị hạn chế trong việc tiếp nhận thông tin để có điều kiện nâng cao trình độ, khả năng nhận thức của bản thân phụ nữ. Việc nguồn tiếp cận chiếm tỷ lệ cao nhất là từ chồng và họ hàng có thể gây đến cách hiểu sai lệch ở một số vấn đề cho phụ nữ nhất là họ quá tin tưởng không kiểm chứng thông tin hoặc thông tin không kiểm chứng được. Có một thực tế nữa là nguồn thông tin mà phụ nữ huyện Hương Sơn tiếp nhận được ở chợ 6,0% lại ngang bằng với xem truyền thanh, truyền hình 6,5% và cao hơn cả đọc sách báo 5,32%, điều này có thể có tác động tiêu cực đến chất lượng thông tin mà phụ nữ tiếp nhận được.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 99
Hộp 4.5
Phụ nữ hiện nay khó khăn trong tiếp cận thông tin mặc dù có nhiều kênh thông tin để họ tiếp cận. Nguyên nhân của hạn chế là do phụ nữ quá bận rộn với công việc gia đình và tham gia lao động vất vả nên không có điều kiện thuận lợi để tham gia thường xuyên các lớp tập huấn tại địa phương, nghe đài, đọc sách báo. Nhiều chị được nhận tờ rơi tuyên truyền, nhưng do bận rộn công việc gia đình nên cầm về bỏ đấy, khi nhớ đến định xem thì lại không biết bỏ đâu.
(Chị Lê Thị Mai – Chi Hội trưởng chi Hội phụ nữ xóm An Bình – xã Sơn Châu)
Tuy nhiên, việc hạn chế Thông tin của Phụ nữ nguyên nhân chính là xuất phát từ chính bản thân họ. Chính điều đó ảnh hưởng đến việc phụ nữ phát huy vai trò của mình trong các hoạt động trong đời sống hàng ngày ở gia đình và trong xã hội. Nếu họ bứt phá hơn, tham gia tích cực sản xuất kinh tế, tham gia hoạt động cộng đồng, các tổ chức Đoàn hội, đọc sách báo nhiều hơn, biết chọn lọc các thông tin mà mình tiếp nhận được, tham gia thảo luận các Chương trình Nông thôn mới thì khả năng tiếp nhận thông tin tăng lên một cách dễ dàng.
Bên cạnh đó, dựa vào kết quả mà đồ thị 4.2 thể hiện, có thể nhận thấy rằng hoạt động của các tổ chức đoàn thể, cán bộ chính quyền, hệ thống truyền hình truyền thanh Trung ương và địa phương chưa có tác động thực sự hiệu quả đến nguồn tiếp nhận thông tin của phụ nữ. Điều này cần được lưu ý để các tổ chức trên có thể làm tốt chức năng của mình hơn trong việc tăng cường nguồn thông tin đầy đủ, chất lượng đến tận từng người phụ nữ trên địa bàn huyện Hương Sơn.