Sơ lược về tình hình nguồn vốn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh cần thơ (Trang 42 - 46)

Một ngân hàng khi muốn hoạt động tín dụng có hiệu quả thì cần phải có một nguồn vốn ổn định và đáp ứng đủ nhu cầu cho vay trong hiện tại cũng như trong tương lai gần. Vốn tự có của ngân hàng không đủ lớn để đầu tư vào tất cả các hoạt động của ngân hàng, vì thế ngân hàng đóng vai trò trung gian tài chính, tức huy động tiền nhàn rỗi để đầu tư vào thị trường. Ngân hàng sẽ là người đi vay để cho vay và phần chênh lệch lãi suất sẽ là lợi nhuận chính của ngân hàng. Vì thế mà hoạt động huy động vốn rất quan trọng, ngân hàng sẽ không thể tiếp tục tồn tại nếu không huy động được vốn.

Vốn huy động của ngân hàng bao gồm: vốn huy động tiền gửi tiết kiệm của dân cư và tiền gửi của các tổ chức kinh tế. Trong mỗi phần lại bao gồm tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn. Nói chung về tổng nguồn vốn trong ba năm thì số tiền huy động được giảm dần qua các năm, và tỷ trong trong cơ cấu của nó cũng thay đổi đáng kể.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến năm 2011 là năm huy động vốn thành công nhất của ngân hàng. Thứ nhất, đã qua ba năm kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra, nền kinh tế đã bắt đầu có dấu hiệu hồi phục người dân bắt đầu ổn định và tiếp tục tích lũy, sản xuất cũng bắt đầu khôi phục. Thứ hai, đây cũng là năm mà lãi suất huy động cao vì thế mà người dân cũng như các doanh nghiệp chọn gửi tiền vào ngân hàng vì họ cho rằng đây là một kênh đầu tư an toàn và hiệu quả hơn so với những kênh đầu tư khác. Vì do cuộc khủng hoảng kinh tế cũng vừa mới xảy ra nên các nhà đầu tư đặc biệt là đối tượng cá nhân cũng khá e dè đầu tư vào các kênh đầu tư khác có mức rủi ro cao hơn. Thêm vào đó là mức tăng trưởng tín dụng của năm cũng cao vì thế mà ngân hàng cần một lượng vốn lớn để đảm bảo nhu cầu cho vay. Thế nên trong cuộc chạy đua lãi suất của các ngân hàng và các chương trình khuyến mãi để giữ chân khách hàng, ACB Cần Thơ cũng đã thực hiện khá tốt trong hoạt động này. Thứ tư, sau cuộc khủng hoảng tài chính Ngân hàng Á Châu vẫn đứng vững và trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam làm cho uy tín của ngân hàng đối với khách hàng ngày một lên cao và ACB luôn là lựa chọn hàng đầu của khách hàng khi gửi tiền.

Bảng 4.1 Tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Á Châu Chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: Triệu đồng So sánh chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Tiền gửi tiết kiệm

của dân cư 1.287.648 1.110.674 904.914 (17.974) (13,74) (205.760) (18,52) - Không kỳ hạn 28.196 38.918 46.335 10.722 38,03 7.437 19,11 - Có kỳ hạn 1.259.452 1.071.756 858.579 (187.696) (14,90) (213177) (19,89) Tiền gửi của tổ chức kinh tế 49.015 69.229 52.692 20.214 41,24 (16.537) (23,89) - Không kỳ hạn 32.052 28.341 32.219 (3.711) (11,59) 3.878 13,68 - Có kỳ hạn 16.963 40.888 20.473 23.925 141,04 (20.415) (49,93) Tổng nguồn vốn huy động 1.336.663 1.179.903 957.606 (156.760) (11,73) (222.297) (18,84)

0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 1600000 2011 2012 2013 Năm Triệu đồng

Tiền gửi của tổ chức kinh tế

Tiền gửi tiết kiệm của dân cư

Nguồn: Bộ phận Hành chính-kế toán ACB Cần Thơ

Hình 4.1 Biểu đồ biểu diễn vốn huy động của ACB Cần Thơ trong năm 2011, 2012 và 2013

Phải nói rằng nguồn tiền nhàn rỗi của cá nhân trong xã hội luôn được quan tâm hơn cả, đây luôn là nguồn vốn mà các ngân hàng luôn muốn sử dụng để đầu tư. Vì đây là nguồn vốn khổng lồ và nhàn rỗi nên thường có thời hạn gửi tiền dài (trung và dài hạn) nhưng đây cũng là nguồn dễ bị giao động nhất. Nó thể hiện rõ trong nguyên nhân của việc giảm số vốn huy động của ACB Cần Thơ vào cuối năm 2012. Tất cả là do người dân mất lòng tin với ngân hàng khiến họ đến trụ sở của chi nhánh cũng như các phòng giao dịch trên địa bàn rút tiền hàng loạt sau vụ việc bắt giam một số cán bộ lãnh đạo cấp cao của ngân hàng, đó cũng là tình trạng chung của toàn hệ thống của ACB vào khoảng thời gian cuối năm 2012. Vụ việc này có thể đẩy ngân hàng đến nguy cơ phá sản do mất khả năng thanh toán nhưng nhờ có sự chuẩn bị hỗ trợ từ trước của Ngân hàng Nhà nước nên ACB mới có đủ lượng tiền thanh toán cho người dân và tránh khỏi nguy cơ phá sản. Sang đến năm 2013, thì lượng vốn huy động tiếp tục giảm nhiều hơn có 3 lý do dẫn đến điều này. Thứ nhất, tâm lý người dân vẫn còn e dè cho việc gửi tiền vào ngân hàng. Thứ hai, nợ xấu bắt đầu tăng cao tăng trưởng tín dụng kém khiến ngân hàng không mạnh dạn huy động quá nhiều vốn. Thứ ba, lãi suất tiền gửi trong năm khá thấp chỉ giao động trong khoảng từ 6-8%/năm, thế nên người dân không mặn mà lắm trong việc gửi tiền tiết kiệm.

2011

Tiền gửi tiết kiệm của dân

cư 96,33% Tiền gửi của tổ

chức kinh tế 3,67%

2012

Tiền gửi tiết kiệm của dân

cư 94,13% Tiền gửi của tổ

chức kinh tế 5,87%

2013

Tiền gửi của tổ chức kinh tế

5,50%

Tiền gửi tiết kiệm của dân

cư 94,50%

Nguồn: Bộ phận Hành chính-kế toán ACB Cần Thơ

Hình 4.2 Biểu đồ cơ cấu vốn huy động của ACB Cần Thơ trong năm 2011, 2012 và 2013

Còn về cơ cấu theo đối tượng khách hàng thì trong ba năm thì năm 2012 là tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng cao cả về tỷ trọng lẫn giá trị và nó tập trung cao ở tiền gửi có kỳ hạn. Nguyên nhân dẫn đến điều này có thể là do tình trạng hoạt động của các doanh nghiệp trong địa bàng không được tốt trong năm này, các doanh nghiệp không dám mạo hiểm đầu tư vào các kênh đầu tư có mức sinh lời cao vì thế mà họ chọn gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng. Nếu xét về thời hạn, tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế thay đổi không nhiều thấp nhất là

vào năm 2012, nguyên nhân cũng là do tình trạng chung của một số doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động không mấy hiệu quả vào năm này nên lượng tiền giao dịch không cần nhiều, thay vì tiền gửi thanh toán có lãi suất thấp họ chuyển sang gửi có kỳ hạn để hưởng lãi suất cao hơn. Nhưng lượng thay đổi này là không nhiều khoảng 11,58% và rồi nó đã khôi phục trở lại vào năm 2013. Còn đối với tiền gửi không kỳ hạn của dân cư thì thay đổi khá nhiều cả về giá trị và tỷ trọng. Tâm lí người dân trong thời kỳ này thường khá e ngại cho việc đầu tư, mục đích cho việc gửi tiền vào ngân hàng là để cho an toàn và có thể rút dễ dàng hơn khi họ cần.

Khi so sánh lượng vốn huy động với dư nợ cho vay thì lượng vốn huy động tuy có giảm sút theo thời gian nhưng nó không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu cho vay của chi nhánh mà còn đủ vốn cho các hoạt động đầu tư khác. Chi nhánh đã cân đối khá tốt lượng vốn huy động và nhu cầu cho vay, vì thế mà nguồn vốn cho vay của ngân hàng chủ yếu là vốn huy động từ các các tổ chức kinh tế và dân cư, các nguồn vốn khác như vốn điều chuyển từ hội sở thì không phải sử dụng đến.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh cần thơ (Trang 42 - 46)