Phân tích dư nợ cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP Á Châu

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh cần thơ (Trang 65)

Vì dư nợ khách hàng cá nhân là chỉ tiêu thời điểm nên sự biến động của nó không được thể hiện một cách rõ ràng như doanh số cho vay khách hàng cá nhân. Thế nên dư nợ cho vay cá nhân từng năm biến động không nhiều về giá trị nhưng tỷ trọng trong tổng dư nợ của ngân hàng thì khá nhiều. Ngân hàng đang ra sức tăng tốc độ tăng trưởng tín dụng nhưng dư nợ cho vay ổn định giúp ngân hàng an toàn hơn. Có thể nói rằng sự thay đổi này là hệ quả của rất nhiều nguyên nhân.

Đầu tiên khi xét về giá trị dư nợ cho vay khách hàng cá nhân thì thấy rằng tuy không lớn nhưng có những biến động thất thường lên xuống qua từng năm, do doanh số cho vay năm 2011 đã giảm khá nhiều nhưng đã tăng trở lại vào năm 2013. Sự biến động bất thường của thị trường tiêu thụ đã làm cho người dân là đối tượng chịu hậu quả năng nề nhất. Tình hình mới chỉ bắt đầu ổn định trong năm 2011 khi nhờ vào một số chính sách và gói đầu tư khá hiệu quả của chính phủ và chính quyền địa phương. Tâm lí người dân mới chỉ bắt đầu ổn định để đi vào sản xuất trở lại, tiêu dùng bắt đầu khá hơn vì vậy mà các ngành dịch vụ và thương mại đã bắt đầu khởi sắc. Lượng hàng xuất khẩu tăng, đa số những mặt hàng xuất khẩu trị giá cao của cả nước là những mặt hàng chủ đạo của địa phương như gạo, hải sản, dệt may và giày dép. Nhưng tình hình khó khăn bắt đầu quay trở lại nhanh chóng vào hai năm tiếp theo. Khi thị trường đầu ra bế tắc do cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu lan rộng ra nhiều nước, làm cho thị trường xuất khẩu lớn của các ngành sản xuất chính của địa phương bị trì trệ, lượng hàng tồn kho tăng lên nhanh chóng làm cho người dân được mùa nhưng lại dở khóc dở cười với giá bán và đầu ra tiêu thụ sản phẩm. Khó khăn chồng chất thêm khó khăn khi hàng loạt những biến cố xảy ra liên tiếp như giá cả đầu vào cho sản xuất

Bảng 4.9 Tình hình dư nợ khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP Á Châu Chi nhánh Cần Thơ trong giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng So sánh chênh lệch 2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Dư nợ cá nhân ngắn hạn 549.213 446.529 441.813 (102.6848) (18,70) (4.716) (1,06) Dư nợ cá nhân trung

và dài hạn 192.577 189.178 307.815 (3.399) (1,77) 118.637 62,71 Dư nợ cá nhân có đảm bảo 623.241 528.133 622.031 (95.128) (15,26) 93.898 17,78 Dư nợ cá nhân tín chấp 118.549 107.594 127.597 (10.955) (9,24) 20.003 18,59 Tổng dư nợ khách hàng cá nhân 741.790 635.707 749.628 (106.083) (14,3) 113.921 17,92

tăng, dịch bệnh xảy ra nhiều nơi trong nhiều lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi làm cho người dân thua lỗ từ đó nhu cầu cũng như khả năng vay vốn cũng không còn nhiều. Trong điều kiện khó khăn như vậy thì người dân không thể nào có đủ can đảm để đầu tư cũng như mạo hiểm vay mượn để chi vào những nhu cầu to lớn như xây dựng, sửa chữa nhà cửa, mua nhà ở, du học,… như trước. Tiêu dùng cho sinh hoạt hằng ngày giảm nhiều làm cho dư nợ cho vay cá nhân vì thế mà ảnh hưởng giảm theo. Nhưng vào thời điểm cuối năm 2013 thì tình hình có vẻ khả quan, bài toán đầu ra cho sản phẩm bắt đầu có lối thoát.

Xét về tỷ trọng thì tỷ trọng của dư nợ cho vay khách hàng cá nhân trên tổng dư nợ thì tỷ trọng của cho vay khách hàng cá nhân bắt đầu giảm. Nguyên nhân làm cho tỷ trọng này giảm có thể là do nhu cầu vay của cá nhân đã giảm thấp hơn nhu cầu vay của doanh nghiệp. Cộng thêm việc rất nhiều hộ kinh doanh cá thể không còn đủ điều kiện để vay vốn tiếp tục sản xuất, kinh doanh nữa. Bên cạnh đó là việc ngân hàng đã bắt đầu chú ý và hỗ trợ hơn cho các doanh nghiệp vay vốn. Vì thế mà dư nợ cho vay khách hàng cá nhân giảm cả hai mặt về giá trị lẫn tỷ trọng.

4.2.3.1 Phân tích dư nợ cho vay khách hàng cá nhân theo thời hạn của ngân hàng ACB Cần Thơ

Xét về cơ cấu theo thời hạn thì dư nợ cho vay khách hàng ngắn hạn tuy vẫn chiếm tỷ trọng cao nhưng tỷ trọng này cũng đã giảm trong những năm qua. Còn về mặt giá trị thì cho vay ngắn hạn giảm một cách đều đặn nhưng giá trị thay đổi không quá lớn, còn cho vay trung và dài tăng một cách đáng kể. Vì đây là chỉ tiêu thời điểm nên cũng khá khó để đánh giá một cách chính xác cho thời gian dài. Cho vay ngắn hạn cá nhân có sự thay đổi như vậy có thể là do nhu cầu sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của đối tượng khách hàng này đang có xu hướng giảm dần mặc dù đây là thời điểm quan trọng cho sản xuất kinh doanh của đa số các ngành nghề của địa phương trong năm. Do điều kiện chung khó khăn nên ngân hàng cũng không thể làm gì hơn. Còn đối với cho vay trung và dài hạn thì có thể nói là do chuẩn bị cho giai đoạn sản xuất kinh doanh mới thêm vào tình hình kinh tế khả quan hơn vào cuối năm 2013 nên thúc đẩy nhu cầu vay vốn trung và dài hạn làm giá trị này tăng một cách đáng kể. Ngân hàng cũng đã có những thay đổi mới cụ thể hơn trong việc cho vay trung và dài hạn đối với khách hàng cá nhân vì thế mà dư nợ cho vay tại thời điểm này tăng lên khá cao.

4.2.3.2 Phân tích dư nợ cho vay khách hàng cá nhân theo hình thức đảm

Cơ cấu cho vay cá nhân theo hình thức đảm bảo thì tỷ lệ thay đổi không nhiều qua các năm. Tuy ngân hàng khá dè dặt với những món vay thế chấp bằng bất động sản nhưng trên thực tế thì tài sản thế chấp của đối tượng khách hàng cá nhân không được đa dạng như của các doanh nghiệp. Hơn nữa, với điều kiện khó khăn thực tại thì những tài sản không phải là bất động sản có giá trị để thế chấp như chứng khoán, vàng, ngoại tệ thì người dân đã không còn tiếp tục đầu tư trong một thời gian khá dài, vì thế mà lượng khách hàng sở hữu các loại tài sản này trong hiện tại có nhu cầu vay vốn cũng khá ít. Mặc dù ngân hàng đã cố gắng đa dạng hơn các loại tài sản đảm bảo có tính thanh khoản cao hơn bất động sản để tránh tình trạng không thể xử lí tài sản thế chấp là bất động sản như hiện nay. Nhưng do thực tế như vậy nên ngân hàng không còn cách nào khác là lại phải tiếp tục cho vay với tài sản thế chấp là bất động sản, nếu không thì nghiệp vụ tín dụng sẽ không thể khôi phục. Còn đối với cho vay tín chấp thì ngân hàng vẫn đang duy trì dư nợ khá ổn định qua các năm. Nguyên nhân là do nhu cầu chi tiêu thấu chi của khách hàng cá nhân ở thời điểm cuối năm trong giai đoạn 2011-2013 thay đổi không nhiều.

4.2.3.3 Phân tích dư nợ cho vay khách hàng cá nhân theo mục đích sử

dụng vốn của khách hàng cá nhân của ngân hàng ACB Cần Thơ

Nhìn chung trong ba năm dư nợ cho vay của khách hàng cá nhân trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh và tiêu dùng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cá nhân. Vì đây là dư nợ vào thời điểm cuối năm nên nhu cầu vay vốn trong lĩnh vực này khá cao làm cho dư nợ trong hai lĩnh vực này luôn chiếm giá trị và tỷ trọng ở mức cao như vậy. Mặc dù nền kinh tế vẫn đang khó khăn nhưng nhu cầu sản xuất kinh doanh của khách hàng cá nhân tại địa bàn cũng khá đáng kể, vì vậy mà ngân hàng đã tập trung khá nhiều trong lĩnh vực cho vay này nên dư nợ của lĩnh vực sản xuất kinh doanh thường xuyên chiếm tỷ trọng cao nhất. Tuy rằng nền kinh tế khó khăn làm cho người dân thắt chặt chi tiêu nhưng đối với những nhu cầu cấp thiết không thể trì hoãn như học hành, mua xe,… thì vẫn phải tiêu xài, vì vậy với lượng dân cư khá lớn như Thành phố Cần Thơ nhu cầu trong lĩnh vực tiêu dùng không phải là con số nhỏ. Thế nên ngân hàng cần quan tâm hơn nữa trong mảng cho vay tiêu dùng, tạo điều kiện để người tiêu dùng tiếp cận vốn dễ dàng hơn thì nhu cầu tiêu dùng sẽ theo đó mà phát sinh. Còn đối với những lĩnh vực liên quan đến đầu tư bất động sản và chứng khoán với rủi ro khá cao thì ngân hàng cần tính toán và đánh giá thị trường trong tương lai gần để duy trì mức dư nợ thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

Bảng 4.10 Tình hình dư nợ khách hàng cá nhân theo mục đích sử dụng vốn của khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP Á Châu Chi nhánh Cần Thơ trong giai đoạn 2011-2013

2011 2012 2013 Giá trị (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Sản xuất kinh doanh 292.339 39,41 254.410 40,02 320.391 42,74 Mua, sửa chữa bất động sản 117.203 15,80 111.439 17,53 126.013 16,81 Tiêu dùng 145.094 19,56 118.750 18,68 151.050 20,15 Đầu tư bất động sản 66.168 8,92 47.742 7,51 46.177 6,16 Đầu tư kinh doanh chứng khoán 47.029 6,34 50.412 7,93 51.499 6,87 Sản phẩm dịch vụ tài chính khác 73.956 9,97 52.954 8,33 54.498 7,27 Tổng 741.790 100,00 635.707 100,00 749.628 100,00

4.2.4 Phân tích nợ xấu khách hàng cá nhân của ngân hàng ACB Cần Thơ

Nợ xấu tăng cao đây là báo động đỏ đối với ngân hàng. Mặc dù giá trị nợ xấu của đối tượng khách hàng cá nhân không tăng nhanh như tổng nợ xấu nhưng giá trị của nó đã thực sự tăng lên rõ rệt về giá trị và tỷ trọng.

Có thể nói giá trị nợ xấu vào năm 2011 vẫn ở trong tầm kiểm soát khá tốt. Đạt được kết quả như vậy là nhờ vào sự kết hợp các yếu tố từ bên trong lẫn bên ngoài ngân hàng. Tâm lí của đa số người dân khi họ mắc nợ ngân hàng là luôn mong muốn trả hết nợ và không muốn mất tài sản thế chấp. Vì tài sản thế chấp cho ngân hàng thường là những tài sản lớn đối với bản thân họ. Khi mà điều kiện kinh tế ổn định và hộ gia đình cá thể có thể tạo ra được đồng lời để sống và trả nợ thì đối tượng khách hàng cá nhân có ý chí trả nợ khá cao. Nhờ vào chính sách kiểm soát lạm phát của chính phủ mà giá cả các yếu tố đầu vào khá ổn định và tăng không nhiều so với những năm trước. Trong năm này thì ngoài điều kiện thị trường đầu ra ổn định thì điều kiện tự nhiên cũng khá tốt dịch bệnh không nhiều và vẫn trong tình trạng kiểm soát tốt vì thế mà sản lượng của các sản phẩm tăng khá tốt, nông dân có thể thu hồi vốn để tiếp tục đầu tư. Thêm vào đó là giá cả đầu ra của các mặt hàng như lúa, cá tăng giúp người dân có thể trả nợ dễ dàng hơn.

Hai năm tiếp theo có thể nói là hai năm của nợ xấu khi mà nó tăng lên quá nhanh chỉ trong thời gian ngắn. Tình trạng sản xuất không ổn định với những tác động xấu từ bên ngoài như không có đầu ra cho sản phẩm, bệnh dịch, thiếu vốn,… đã làm cho người sản xuất nhỏ lẻ không thể tiếp tục sản xuất như trước. Đa số chỉ cầm cự sản xuất để không bị thất nghiệp. Với tình trạng như vậy thì thật khó để ngân hàng đưa ra những phương án cải thiện để giúp cho người dân có thể tiếp tục trả nợ. Hơn nữa ngân hàng đã không kiểm soát tốt việc sử dụng vốn đúng mục đích của khách hàng, để họ đầu tư vào những lĩnh vực không đúng chuyên môn và có rủi ro cao, điều này cũng góp phần làm cho khách hàng vay vốn mất khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng. Cộng thêm, do ngân hàng đã khá đơn giản trong khâu thẩm định, đánh giá dự án đầu tư của khách hàng khi cho vay trong những năm trước (những năm có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao), làm cho ngân hàng phải gánh lấy hậu quả trong những năm tiếp theo. Phải trả lãi suất cao trong một thời gian khá dài cũng góp phần làm cho những khoản vay của khách hàng cá nhân bị xếp vào các nhóm nợ xấu, vì đây mô hình sản xuất, kinh doanh của họ mang tính chất nhỏ lẻ với vốn ít. Nợ xấu của ACB Cần Thơ trong năm 2013 đã gần đạt mức 5% riêng nợ xấu của đối tượng khách hàng cá nhân đã chiếm gần 2% trong tổng 5% đó con số này đã cao hơn rất nhiều so với toàn hệ thống Ngân hàng

Bảng 4.11 Tình hình nợ xấu khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP Á Châu Chi nhánh Cần Thơ trong giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

So sánh chênh lệch 2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Nợ xấu cá nhân ngắn hạn 3.211 13.145 24.563 9.934 309,41 11.418 86,85 Nợ xấu cá nhân trung

và dài hạn 760 2.671 3.629 1.911 251.45 958 35,86 Nợ xấu cá nhân có đảm bảo 3.474 14.991 27.105 11.517 331.52 12.114 80,81 Nợ xấu cá nhân tín chấp 497 825 1.087 325 66,00 262 31,76 Tổng nợ xấu khách hàng cá nhân 3.971 15.816 28.192 11.845 298,29 12.376 78,25

Á Châu. Có thể thấy những bất cập trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của Chi nhánh Cần Thơ trong những năm gần đây.

4.2.4.1 Phân tích n xấu khách hàng cá nhân theo thời hạn của ngân hàng ACB Cần Thơ

Về mặt cơ cấu theo thời hạn thì giá trị nợ xấu của nhóm cho vay ngắn hạn lại tăng với tốc độ cao hơn so với nhóm cho vay trung và dài hạn. Nguyên nhân giải thích cho tình trạng này có thể là do tình trạng thay đổi thất thường của nền kinh tế khiến người dân sản xuất kinh tế với quy mô nhỏ nên không đủ khả năng ứng phó, cộng thêm áp lực thời gian của thời hạn cho vay khá ngắn dẫn đến có nhiều món vay ngắn hạn của khách hàng cá nhân bị xếp vào nhóm nợ xấu. Tuy giá trị của từng khoản vay ngắn hạn không lớn nhưng do tính chất nhỏ lẻ nên góp lại khá là đáng kể. Hơn nữa do trong một thời gian khá dài ngân hàng khá là khó khăn trong việc cho vay trung và dài hạn vì vậy mà những khách hàng cá nhân thường quay sang vay những khoản vay ngắn hạn để tạm thời giải quyết vấn đề trước mắt nhưng nó lại gây ra một vấn đề lớn hơn là hết hạn trả nợ nhưng khách hàng không còn khả năng thanh toán.

4.2.4.2 Phân tích n xấu khách hàng cá nhân theo hình thức đảm bảo

của ngân hàng ACB Cần Thơ

Có thể nói nợ xấu của khách hàng cá nhân tăng chủ yếu là những khoản vay có đảm bảo tài sản không trả được nợ. Ngoài những nguyên nhân gây mất khả năng tài chính của khách hàng thì nguyên nhân không thể giải quyết tài sản thế chấp khiến các khoản nợ này vẫn nằm dồn trong các nhóm nợ xấu qua các năm. Theo như điều kiện hiện nay thì dù là các khoản vay có thế chấp bằng tài sản nhưng rủi ro tín dụng cho ngân hàng vẫn khá cao, do tình trạng trì trệ trong khâu phát mãi tài sản thế chấp (trừ những tài sản đảm bảo có tính an toàn cao như sổ tiết kiệm, vàng,…) làm cho ngân hàng mất thêm nhiều thời gian và chi phí theo đó thì giá trị tài sản thế chấp lại giảm sút khá nhiều so với thời điểm cho vay làm cho ngân hàng càng thêm khó khăn.

4.2.4.3 Phân tích n xấu khách hàng cá nhân theo mục đích sử dụng vốn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh cần thơ (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)