Những quy định trong hoạt động tín dụng của ACB

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh cần thơ (Trang 30 - 34)

Ý nghĩa của việc xây dựng quy trình tín dụng

Việc xây dựng quy trình tín dụng hợp lý sẽ nâng cao hiệu quả của hoạt động quản trị nhằm giảm bớt rủi ro, chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Về phía quản trị, việc xây dựng quy trình tín dụng hợp lí sẽ có tác dụng sau:

- Quy trình tín dụng là cơ sở cho việc xây dựng một mô hình tổ chức thích hợp tại ngân hàng.

- Dựa vào quy trình tín dụng ngân hàng sẽ thiết lập các thủ tục hành chính cho phù hợp với các quy định của pháp luật và đảm bảo mục tiêu an toàn trong kinh doanh.

- Có thể coi quy định tín dụng là một văn bản bắt buộc thực hiện trong nội bộ ngân hàng và thường được in thành văn bản hay sổ tay nhằm hướng dẫn việc thực hiện thống nhất nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng.

- Mặt khác, quy trình tín dụng còn là cơ sở để kiểm soát tiến trình cấp tín dụng và điều hành chính sách tín dụng cho phù hợp với thực tiễn.

Quy trình tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu

Khi cho khách hàng vay cần thực hiện những bước cụ thể dưới đây để đảm bảo tính pháp lý cũng như đảm bảo an toàn cho ngân hàng.

Từ chối Đồng ý cho vay

Giải ngân

Theo dõi nợ, thu hồi vốn, lãi

Nguồn: Bộ phận Hành chính-kế toán ACB Cần Thơ

Hình 3.3 Sơ đồ quy trình tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu Nhu cầu vay vốn

Nhân viên tư vấn khách hàng Thẩm định khách hàng, tài sản thế chấp Nhân viên thẩm định Lập tờ trình thẩm định khách hàng Ban Tín dụng Khách hàng Nhân viên pháp lý chứng từ Nhân viên dịch vụ tín dụng Lập hồ sơ tín dụng Nhân viên Teller Nhân viên xử lý nợ Khách hàng

Bước 1: Tiếp xúc khách hàng và tiếp nhận hồ sơ, đây là bước để lại ấn tượng cho khách hàng trong mối quan hệ tín dụng lâu dài giữa khách hàng với ngân hàng.

Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn nhân viên tín dụng có trách nhiệm tiếp xúc, tìm hiểu sơ bộ, đánh giá tư cách khách hàng, xem xét đánh giá sơ bộ về khách hàng và tài sản thế chấp, đánh giá khả năng tài chính. Đây là việc rất quan trọng trong việc ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng. Nếu khách hàng có đủ các điều kiện trên nhân viên tín dụng sẽ hẹn thẩm định hồ sơ vay của khách hàng. Thông thường các ngân hàng khi cho vay thường quan tâm đến tài sản thế chấp của khách hàng mà không chú trọng đến nguồn thu nhập chính mà khách hàng dùng để trả nợ. Nhưng đối với ACB nguồn trả nợ luôn được quan tâm đúng mức, do đó trước khi cho vay nhân viên tín dụng luôn phải xác minh nguồn thu nhập chính và các nguồn thu nhập khác của khách hàng để đánh giá khả năng trả nợ của họ.

Bước 2: Thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng. Đây là bước ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận, đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Nhân viên tín dụng sẽ tiến hành xác minh nguồn thu nhập, đánh giá tài sản thế chấp. Nếu cho vay tín chấp nhân viên tín dụng tìm hiểu hoạt động của đơn vị hay cá nhân vay vốn. Khâu thẩm định là một công việc quan trọng đi đến quyết định có cho khách hàng vay vốn hay không. Thông thường các ngân hàng cho vay thường coi trọng các tài sản thế chấp mà không chú trọng đến nguồn thu chính mà khách hàng sử dụng để trả nợ. ACB đã nhận thức tầm quan trọng của nguồn trả nợ của khách hàng, do đó trước khi xét duyệt cho vay nhân viên tín dụng phải xác minh nguồn thu nhập chính và các khoản thu khác của khách hàng xem khách hàng có đủ khả năng trả nợ hay không.

Việc trả nợ thường kéo dài nhiều năm, do đó ngân hàng phải xem xét đến nhân cách của khách hàng, ý chí kiên trì trả nợ của họ và xem thông tin tín dụng (CIC) do Ngân hàng Nhà nước cung cấp để hỗ trợ thêm cho nhân viên tín dụng biết về thông tin khách hàng có từng quan hệ tín dụng với ngân hàng khác hay không, biết được lịch sử tín dụng của khách hàng. Tất cả các khách hàng có nhu cầu vay vốn tại ngân hàng đều phải được xem thông tin trên CIC để biết thêm về khách hàng. Nếu không được cung cấp thông tin việc xác minh thực tế và thẩm định tỉ mỉ toàn diện khách hàng đòi hỏi tính chính xác.

Việc tiếp theo là đến nơi ở hoặc làm việc của khách hàng để thẩm định tài sản thế chấp và thu thập thông tin về người vay từ các cuộc trao đổi cá nhân, người thân, bạn bè, đồng nghiệp, ý kiến thủ trưởng đơn vị… để biết được đặc

điểm cá nhân, lối sống, mức thu nhập tháng, nghề nghiệp chuyên môn, năng lực làm việc… Ngoài ra, còn phối hợp với phường xã xác nhận tài sản thế chấp có bị tranh chấp hay không. Nhân viên thẩm định cần phải nắm bắt thông tin kịp thời, chính xác và khách quan để đánh giá thông tin với mức chính xác cao. Đây cũng là bước nhạy cảm với tiêu cực.

Bước 3: Đề xuất ý kiến và trình ban tín dụng xét duyệt cho vay. Đây là bước quyết định mức độ cho vay của các khoản vay của khách hàng hoặc từ chối cho khách hàng vay. Khó khăn trong bước này là phải thuyết phục được ban tín dụng đồng ý nhận định của nhân viên tín dụng là đúng.

Bước 4: Lập hồ sơ tín dụng, ký kết hợp đồng tín dụng và giải ngân cho khách hàng. Sau đó, nhân viên tín dụng sẽ lập hồ sơ tín dụng, giao cho phòng giao dịch để làm thủ tục giải ngân cho khách hàng.

Bước 5: Theo dõi nợ vay và xử lý nợ vay trả góp trễ hạn. Đây là bước thu hồi lại vốn gốc và lãi, đôn đốc thu hồi nợ và xử lí nợ. Do đặc điểm cho vay trả góp nên cán bộ tín dụng phải theo dõi từng khách hàng để đôn đốc thu hồi nợ. Vì vậy, nhân viên tín dụng theo dõi sự ổn định về tình trạng tài chính qua việc trả nợ đều đặn, đúng thời hạn. Hàng tháng nhân viên tín dụng phải lập bảng danh sách những cá nhân, tổ chức còn nợ trễ hạn để có biện pháp đôn đốc thu hồi nợ và xử lý. Cần tìm hiểu nguyên nhân trễ hạn của khách hàng để có biện pháp xử lí kịp thời, tránh tổn thất cho ngân hàng sớm nhất có thể.

Bước 6: Lưu trữ hồ sơ vay vốn của khách hàng, thanh lý hợp đồng tín dụng, theo dõi lịch sử khách hàng và giải chấp tài sản thế chấp cho khách hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh cần thơ (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)