Tỷ lệ này tăng lên không phải do ngân hàng có khả năng cho vay tốt tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh hay do tăng trưởng vốn huy động không đáp ứng kịp với tốc độ cho vay mà là do lượng vốn huy động giảm đi với tốc độ nhanh hơn mức giảm của tín dụng. Và đến năm 2013 thì huy động vốn thực sự không đáp ứng đủ so với nhu cầu cho vay, khi mà dư nợ cho vay cao hơn quá nhiều so với vốn huy động. Điều này xảy ra khi mà uy tín của ngân hàng đối với khách hàng giảm đi một cách trầm trọng sau những vụ việc xảy ra cuối năm 2012. Thêm vào đó là lãi suất trần huy động vốn ở mức thấp do Ngân hàng Nhà nước muốn kiềm chế lạm phát và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể vay được vốn với lãi suất thấp nhằm khôi phục nền kinh tế. Lãi suất huy động thấp như vậy ngân hàng khó có thể thu hút
trình tặng thưởng kèm theo nhằm hợp thức hóa cho việc tăng lãi suất tiền gửi, vì đang ở trong tình trạng khá khó khăn nên ACB Cần Thơ cũng không thể nào đầu tư nhiều cho cuộc chạy đua lãi suất như các ngân hàng cùng quy mô trên thị trường. Trong hai năm đầu, nếu xét trừ các khoản dự trữ đối với vốn huy động ngân hàng
cho vay với tỷ lệ như trên thì khá là an toàn và đáp ứng đủ với nhu cầu cho vay.
Nhưng tình trạng khá trầm trọng khi mà lượng vốn huy động thấp hơn gần 30% so với vốn cho vay trong năm 2013. Trong khi đó mà ngân hàng lại không có thêm vốn từ khoản mục vốn điều chuyển từ hội sở. Vì vậy mà khả năng rủi ro thanh khoản xảy ra cho ngân hàng đang ở mức cao.