0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ CỦA CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN VĂN THS LUẬT (Trang 52 -62 )

2.3.2.1. Năng lực hành vi dân sự của người chưa niên chưa đủ sáu tuổi

Điều 21 BLDS khẳng định người chưa đủ sáu tuổi không có năng lực hành vi dân sự, theo tôi là chưa hợp lý. Bởi vì, xét về mặt thực tế, người chưa thành niên chưa đủ sáu tuổi là người chưa có khả năng nhận thức và chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Điều này là do sự chưa phát triển về mặt lý trí và ý chí của trẻ chứ không phải là trẻ không có ý chí và lý trí. Trong độ tuổi dưới sáu, con người cũng đã có những suy nghĩ và nhận biết nhất định về thế giới xung quanh và về hành vi của con người trong xã hội. Theo thời gian, dần dần bộ não của trẻ có sự phát triển hoàn thiện hơn. Hay nói cách khác, dưới sáu tuổi, con người đang trong quá trình bắt đầu học hỏi từ thế giới xung quanh để hoàn thiện ý chí và lý trí của mình và năng lực hành vi dân sự của họ cũng sẽ được hoàn thiện dần.

Về mặt pháp lý, pháp luật dân sự cũng thừa nhận năng lực hành vi dân sự của con người sẽ được hoàn thiện dần dựa vào độ tuổi, khả năng nhận thức của người đó nên không thể nói người dưới sáu tuổi là người không có năng lực hành vi dân sự. Người chưa thành niên dưới sáu tuổi chỉ bị coi là không

có năng lực hành vi dân sự nếu mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không có khả năng nhận thức.

Tuy nhiên, các cá nhân dưới sáu tuổi không thể bằng nhận thức suy luận để điều khiển bất kỳ một hành vi nào ngay cả giao dịch dân sự nhằm phục vụ nhu cầu hàng ngày. Tất cả mọi giao dịch đều phải do người đại diện hợp pháp xác lập và thực hiện.

2.3.2.2. Năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi

Người chưa thành niên từ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi là người có năng lực hành vi dân sự một phần. Do đó, họ chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với nhận thức. Người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi có tài sản riêng đủ thể bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì họ có thể tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch trong phạm vi khối tài sản riêng đó, không cần sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật. Ví dụ, một cá nhân 16 tuổi có 50 triệu đồng do được thừa kế từ ông, bà. Người này mua một chiếc xe đạp điện có giá trị 16 triệu đồng mà không cần hỏi ý kiến và sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, giao dịch này vẫn có hiệu lực.

Tuy nhiên, cũng trong trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi có tài sản riêng đủ để đảm bảo nghĩa vụ nhưng họ không được quyền xác lập, thực hiện giao dịch vì điều kiện chủ thể phải là người thành niên hoặc họ có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự nhưng phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật. Lập di chúc là ví dụ điển hình, Khoản 2 Điều 647 BLDS năm 2005 quy định: "Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người

giám hộ đồng ý" [10, Điều 647]. Như vậy, pháp luật đã trao cho người chưa

nhưng với điều kiện phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. Sự "đồng ý" của cha, mẹ hoặc người giám hộ trong quy định trên cần được hiểu như thế nào? Trên thực tế có nhiều quan điểm khác nhau liên quan đến vấn đề này:

Quan điểm thứ nhất cho rằng sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ là đồng ý về mặt nội dung di chúc. Người chưa thành niên từ đủ mười lăm tuổi đến dưới chưa đủ mười tám tuổi muốn định đoạt tài sản cho ai, mức di sản mà người được thừa kế hưởng theo di chúc là bao nhiêu... phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

Quan điểm thứ hai cho rằng sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ đối với người chưa thành nhiên từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi lập di chúc chỉ là sự đồng ý đối với việc lập di chúc (cho phép người chưa thành niên lập di chúc). Còn toàn bộ nội dung trong di chúc thì cha, mẹ hoặc người giám hộ không có quyền thể hiện ý chí.

Tác giả không đồng tình với quan điểm thứ nhất, bởi vì ý chí tự nguyện của người lập di chúc sẽ không còn nếu phải có sự đồng ý của cha mẹ, người giám hộ về nội dung di chúc, trái với quy định về quyền của người lập di chúc [10, Điều 648]. Cha mẹ, người giám hộ chỉ có quyền nêu ý kiến của mình về việc có đồng ý cho người để lại di sản lập di chúc hay không. Khi đã đồng ý, họ không có quyền can thiệp đến sự định đoạt trong nội dung di chúc.

Về thời điểm đồng ý cho người chưa thành niên lập di chúc, cha mẹ hoặc người giám hộ có thể thực hiện bất kì lúc nào, trước khi lập di chúc, trong khi lập di chúc hoặc sau khi lập di chúc. Bởi vì, bản di chúc của người chưa thành niên không giá trị pháp lý khi không có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ. Do cha mẹ là người đại diện cho con, nếu cha mẹ còn sống thì phải có sự đồng ý của cả cha và mẹ, nếu còn lại một người thì phải có sự đồng ý của đó.

người giám hộ đối với việc lập di chúc của người chưa thành niên từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi bằng văn bản hay bằng lời nói. Theo tác giả, sự đồng ý đó phải được thể hiện dưới hình thức bằng văn bản độc lập. Di chúc phát sinh hiệu lực vào thời điểm người lập di chúc chết nên văn bản thể hiện sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ là bằng chứng chứng minh việc con lập di chúc đã được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý, đồng thời sẽ đảm bảo tính khách quan của di chúc do người chưa thành niên để lại.

Theo khoản 2 Điều 647 BLDS năm 2005, cần phải xác định rõ phạm vi những người đồng ý cho người chưa thành niên lập di chúc trong các trường hợp sau:

Trường hợp thứ nhất: Khi người chưa thành niên lập di chúc mà cả cha và mẹ đều đang còn sống thì phải có sự đồng ý của cả cha và mẹ. Bởi vì, theo quy định của pháp luật dân sự, cả cha và mẹ đều là những người đại diện của con chưa thành niên

Trường hợp thứ hai: Khi người chưa thành niên lập di chúc nếu cha hoặc mẹ đã chết trước hay đã mất năng lực hành vi dân sự thì di chúc chỉ cần có sự đồng ý của người còn lại.

Trường hợp thứ ba: Khi người chưa thành niên lập di chúc có người giám hộ phù hợp với quy định của pháp luật thì việc lập di chúc chỉ cần có sự đồng ý của người giám hộ. Trong trường hợp này, mặc dù cha, mẹ của người lập di chúc vẫn còn sống và có năng lực hành vi dân sự thì việc lập di chúc cũng chỉ cần có sự đồng ý của người giám hộ, bởi vì người giám hộ là người đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được giám hộ.

Thực tiễn cuộc sống hiện nay, tình trạng vi phạm pháp luật của người chưa thành niên ngày càng phổ biến. Bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra có những nét đặc thù riêng xuất phát từ đặc điểm tâm sinh

lý. Người chưa thành niên chưa hoàn chỉnh về thể chất và tinh thần nên không thể nhận thức được hoặc nhận thức chưa đầy đủ và đúng đắn về hành vi của mình và hậu quả do hành vi đó mang lại. Do đó, khi người chưa thành niên gây thiệt hại họ không có lỗi hoặc có lỗi thì lỗi đó một phần thuộc về trách nhiệm giáo dục, quả lý của cha mẹ, người giám hộ hoặc của nhà trường, bệnh viện và các tổ chức khác.

Thứ nhất: Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi vi phạm pháp luật của người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi.

Đối với những thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người dưới mười lăm tuổi gây ra thì trách nhiệm bồi thường thuộc về cha mẹ của họ theo quy định tại khoản 2 Điều 606 BLDS năm 2005: “Người chưa thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha mẹ thì cha mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt

hại” [10, Điều 606]. Trường hợp này, người trực tiếp gây ra thiệt hại và chủ

thể có trách nhiệm bồi thường là khác nhau. Trách nhiệm của cha mẹ là trách nhiệm pháp lý, không cần điều kiện lỗi của cha mẹ trong việc quản lý, giám sát hành vi của con. Chính vì thế, cha, mẹ của những người gây ra thiệt hại trong trường hợp này có tư cách bị đơn dân sự, còn cá nhân gây thiệt hại hoàn toàn không có năng lực hành vi tố tụng dân sự trước Tòa án. Những người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi không những chưa có năng lực hành vi dân sự và năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà những người này còn chưa có năng lực hành vi lao động để tham gia các quan hệ lao động tạo ra thu nhập và có tài sản riêng. Do đó, việc quy định trách nhiệm bồi thường thuộc về cha mẹ của người gây ra thiệt hại có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị gây thiệt hại theo nguyên tắc bồi thường toàn bộ và kịp thời.

của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên có tài sản riêng

thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu” [10, Điều 606]. Trong nhiều

trường hợp người chưa thành niên tuy chưa tự làm ra được tài sản nhưng lại được thừa kế, được tặng cho tài sản. Quy định trên của pháp luật dân sự cho phép cha, mẹ có thể dùng tài sản của con chưa thành niên để bồi thường phần còn thiếu nhằm mục đích thực hiện nguyên tắc bồi thường thiệt hại “toàn bộ và kịp thời”, đảm bảo quyền lợi cho người bị thiệt hại, nhưng không có nghĩa là người chưa thành niên phải liên đới cùng cha, mẹ để bồi thường thiệt hại.

Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi đang trong thời gian học ở trường thì trường học phải có trách nhiệm quản lý, theo dõi những người mà mình quản lý. Xuất phát từ sự hạn chế về nhận thức và khả năng làm chủ hành vi của người dưới mười lăm tuổi, Điều 621 BLDS năm 2005 quy định: “1. Người dưới mười lăm tuổi trong thời gian học tại trường mà gây

thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra” [10, Điều 621].

Quy định này nhằm buộc trường học phải tăng cường công tác quản lý người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi. Tuy nhiên, không phải bao giờ trường học cũng có lỗi trong việc quản lý người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại, do đó, pháp luật còn quy định trong trường hợp người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi trong thời gian học tại trường mà gây thiệt hại nếu trường học chứng minh được mình không có lỗi trong việc quản lý thì cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi phải bồi thường. Như vậy, mặc nhiên nếu người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi đang chịu sự quản lý của trường học mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường và việc chứng minh không có lỗi chỉ để làm cơ sở cho việc giải thoát khỏi trách nhiệm bồi thường thuộc về trường học. Nếu trường học chứng minh được mình không có lỗi thì trách nhiệm bồi thường thuộc về cha, mẹ, người giám hộ của người chưa thành niên.

Nếu người chưa thành niên gây thiệt hại mà có người giám hộ thì giám hộ được lấy tài sản của người được giám hộ bồi thường. Còn nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải lấy tài sản của mình để bồi thường nếu có lỗi trong việc để người giám hộ gây thiệt hại cho người khác. Nếu người giám hộ hoàn toàn không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.

Thứ hai: Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi gây ra.

Đối với cá nhân trong độ tuổi từ đủ mười lăm đến dưới mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải có trách nhiệm bồi thường bằng tài sản riêng của mình, nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình [10, Điều 606]. Như vậy, trong trường hợp này trách nhiệm chính thuộc về người gây thiệt hại mà không phải là cha, mẹ của họ. Quy định này phù hợp với Điều 20 BLDS năm 2005 và điều kiện thực tế của xã hội. Bởi vì, những người trong độ tuổi này đã có nhận thức tương đối trưởng thành và cũng có khả năng lao động tạo ra thu nhập. Theo pháp luật lao động Việt Nam, họ có quyền tham gia vào các hợp đồng lao động và có tư cách tố tụng đối với những tranh chấp liên quan đến quan hệ lao động đó, đồng thời, họ được hưởng lương, tiền thưởng, các khoản phúc lợi khác và là chủ sở hữu của các khoản thu nhập hợp pháp do mình tạo ra. Đồng thời, pháp luật hôn nhân và gia đình cũng có quy định tương đồng với quy định trên là con từ đủ mười lăm tuổi trở lên còn sống chung với cha mẹ có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình, nếu có thu nhập thì đóng góp vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình.

Hơn nữa, xét về tư cách chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự, cá nhân từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có một phần năng lực

hành vi dân sự nên tư cách tố tụng trước Tòa án của những người trong độ tuổi này gây ra thiệt hại sẽ là bị đơn dân sự, còn cha mẹ của họ chỉ là những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan [35, Mục I]. Tuy nhiên, luật cũng quy định thêm trách nhiệm bồi thường bằng tài sản của cha, mẹ thay cho con gây thiệt hại trong trường hợp con không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường. Nghĩa vụ này của cha, mẹ được hiểu là nghĩa vụ bổ sung.

2.3.3. Người mất năng lực hành vi dân sự

Cũng giống như những người chưa có năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự không có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi. Vì thế, họ không thể tự mình tham gia vào các giao dịch dân sự và họ không phải chịu trách nhiệm về những hành vi trái pháp luật do họ gây ra. Mọi giao dịch dân sự của người này đều thông qua người đại diện hợp pháp xác lập và thực hiện. Việc pháp luật dân sự đặt ra vấn đề giám hộ cho người mất năng lực hành vi dân sự là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng để các cá nhân, tổ chức trong xã hội cùng có nghĩa vụ bảo vệ quyền lợi, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ những những người có điều kiện khó khăn khi bị mất năng lực hành vi dân sự.

Theo Điều 62 BLDS năm 2005 quy định về người giám hộ đương

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ CỦA CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN VĂN THS LUẬT (Trang 52 -62 )

×