0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Người mất năng lực hành vi dân sự

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ CỦA CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN VĂN THS LUẬT (Trang 48 -49 )

Mất năng lực hành vi dân sự được hiểu là một người đã từng có năng lực hành vi dân sự nhưng vì một lí do nào đó mà năng lực hành vi dân sự của họ không còn nữa. Người mất năng lực hành vi dân sự không thể bằng nhận thức để làm chủ, kiểm soát hành vi của bản thân nên mọi giao dịch đều thông qua người đại diện hợp pháp của họ xác lập và thực hiện. Pháp luật dân sự thừa nhận năng lực hành vi dân sự của cá nhân sẽ được hoàn thiện dần dựa vào độ tuổi, khả năng nhận thức. Do đó, năng lực hành vi dân sự của cá nhân thường bị mất khi cá nhân đó chết hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết. Ngoài ra còn có trường hợp, những người không có khả năng nhận thức từ khi chưa thành niên và những người tuy đã thành niên nhưng bị tòa án quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự theo quy định tại Điều 22 BLDS năm 2005: "Khi một người do bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định" [10, Điều 22].

Từ nội dung quy định trên cho thấy, một người bị mắc bệnh tâm thần hay mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình mới chỉ là điều kiện cần, chưa là điều kiện đủ để xác định người đó đã mất năng lực hành vi dân sự, pháp luật chỉ thừa nhận việc giám hộ cho những người này khi có kết luận của Tòa án. Về mặt pháp lý, pháp luật có quy định

rất rõ ràng, nhưng về mặt thực tiễn, đặc biệt là đối với hoàn cảnh kinh tế và điều kiện xã hội của những gia đình có người bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác dẫn đến không nhận thức được hành vi thì những quy định về thủ tục trên gây nhiều khó khăn cho người dân. Nhiều người không có khả năng về chi phí cũng như về thời gian thực hiện các bước theo luật định nên phần nào chế định người giám hộ cho người bị mất năng lực hành vi dân sự không có giá trị nhiều trong thực tiễn áp dụng.

Trong trường hợp lý do khiến một người bị mất năng lực hành vi dân sự không còn thì Tòa án sẽ ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, phục hồi lại năng lực hành vi dân sự cho họ.

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ CỦA CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN VĂN THS LUẬT (Trang 48 -49 )

×