0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Năng lực hành vi dân sự một phần

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ CỦA CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN VĂN THS LUẬT (Trang 44 -47 )

Ngược lại với quy định về người thành niên, người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi. Người chưa thành niên là một thuật ngữ pháp lý thường được các nhà lập pháp và quản lý xã hội sử dụng khi xác định giới hạn về nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của cá nhân trong những mối quan hệ pháp luật. Thông qua việc xác định giới hạn đối tượng người chưa thành niên để có những phương thức đặc thù và hợp lý để quản lý nhóm đối tượng này.

Ở độ tuổi dưới mười tám, tùy từng trường hợp cụ thể mà pháp luật quy định năng lực trách nhiệm dân sự mà người chưa thành niên phải chịu khi tham gia một số quan hệ pháp luật dân sự khác nhau. Đồng thời, việc phân nhóm đối tượng dưới mười tám tuổi chỉ mang ý nghĩa tương đối vì trên thực tế chúng ta không tìm được một sự đồng nhất hoàn toàn giữa các lớp lứa tuổi khác nhau. Xuất phát từ những đặc điểm khác nhau về sự phát triển thể chất,

nhận thức cũng như tâm sinh lý, những người dưới mười tám tuổi còn có thể được phân chia thành nhiều nhóm tuổi.

Trong thực tế, còn tồn tại những nhận thức và cách hiểu khác nhau giữa khái niệm người chưa thành niên và vị thành niên. Có quan điểm cho rằng, về mặt ngôn từ, khi người ta nói rằng chưa đạt đến một ngưỡng cửa nào đó thì thường có nghĩa là đã gần đạt đến mức độ đó rồi. Theo đó, người chưa thành niên có nghĩa là người đó cũng đã gần đến tuổi thành niên và người chưa thành niên không thể là trẻ sơ sinh, mẫu giáo, nhi đồng. Với quan điểm trên, người chưa thành niên được phân thành nhóm trẻ em và nhóm vị thành niên. Mặc định nhóm vị thành niên chỉ là một bộ phận của người chưa thành niên, hay nói một cách chính xác hơn, nhóm vị thành niên được hiểu là thế hệ lớn tuổi hơn cả trong nhóm chưa thành niên. Thiết nghĩ, quan điểm trên chỉ nhằm giới hạn phạm vi đối tượng nghiên cứu một bộ phận người chưa thành niên. Bởi vì, theo khái niệm trong từ điển luật học thì vị thành niên (chưa thành niên) là người chưa đến độ tuổi được pháp luật coi là đủ khả năng sử dụng quyền, làm nghĩa vụ và chịu trách nhiệm. Người chưa đủ mười tám tuổi là vị thành niên [55], đồng thời, Điều 18 BLDS năm 2005 quy định:“…Người

chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên” [10, Điều 18].

Như vậy, trong khoa học pháp lý nói chung và khoa học Luật dân sự nói riêng thì khái niệm về người chưa thành niên được hiểu bao gồm tất cả những người chưa đủ 18 tuổi.

Năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên, có sự phát triển bình thường về nhận thức là năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ hay còn gọi là năng lực hành vi dân sự một phần. Điều 20 BLDS năm 2005 quy định như sau:

1. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng

2. Trong trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác [10, Điều 20].

Theo đó, năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên được phân chia thành các mức độ:

- Năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi đến dưới mười lăm tuổi;

- Năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên từ đủ mười lăm tuổi tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tuổi.

Những cá nhân trong độ tuổi từ đủ sáu đến chưa đủ mười tám tuổi, có sự phát triển bình thường về thể chất, tâm sinh lý là cá nhân có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ. Người chưa thành niên ở độ tuổi này bắt đầu có suy nghĩ, nhận thức về hành vi của mình nhưng khả năng nhận thức chưa đầy đủ, toàn diện về tính chất, mức độ phức tạp cũng như hậu quả pháp lý trong hành vi do mình thực hiện. Vì thế pháp luật dân sự công nhận họ có tư cách chủ thể khi xác lập, thực hiện các giao dịch có giá trị nhỏ, mục đích chủ yếu là phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày và những giao dịch dân sự đó phù hợp với nhận thức theo lứa tuổi. Ví dụ như các giao dịch liên quan đến việc mua bán bút, sách vở, bánh kẹo mà giá trị của hàng hóa không lớn. Người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch trong phạm vi tài sản riêng mà họ có, không cần sự đồng ý của người đại diện như quyền hứa thưởng, tổ chức thi có giải, còn những giao dịch khác thì người này vẫn cần phải có sự đồng ý của người đại diện hợp pháp ví dụ như học nghề, giao kết hợp đồng lao động, giao kết về nhà ở và quyền sử dụng đất. Thông thường, mười lăm tuổi là độ tuổi cá nhân đã có tích lũy nhất định về mặt kiến thức và kỹ năng sống, về mặt thể chất những người này cũng đã

có đủ sức khỏe để tham gia vào một số quan hệ lao động nhất định. Vì vậy, pháp luật dân sự công nhận hiệu lực pháp lý của các giao dịch dân sự trong phạm vi tài sản riêng của người chưa thành niên trong độ tuổi này là hợp lý.

Ngoài trường hợp nêu trên, để đảm bảo nhu cầu chính đáng của người thành niên từ đủ sáu tuổi đến dưới mười tám tuổi, pháp luật dân sự cho phép họ có thể xác lập các giao dịch với điều kiện được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật. Người đại diện có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố những giao dịch do người chưa thành niên thực hiện mà chưa được phép của người đại diện là vô hiệu. Nếu người đại diện không yêu cầu tuyên bố vô hiệu thì đương nhiên những giao dịch do người chưa thành niên thực hiện được coi là có hiệu lực. Liên quan đến quy định tại Điều 20 BLDS về năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi, có quan điểm cho rằng cần có quy định loại trừ đối với trường hợp phụ nữ chưa đủ mười tám tuổi nhưng kết hôn hợp pháp theo điều kiện kết hôn quy định tại Điều 9 LHN&GĐ năm 2000. Khi người phụ nữ chưa thành niên đã kết hôn thì họ vẫn có quyền bình đẳng về mọi mặt với chồng, bao gồm cả quyền bình đẳng khi tham gia các giao dịch dân sự [28, tr.42].

Chính vì vậy, Điều 8 LHN&GĐ năm 2014 (có hiệu lực từ ngày 01/01/ 2015) đã có sự điều chỉnh về độ tuổi kết hôn so với LHN&GĐ năm 2000, nam giới phải từ đủ hai mươi tuổi trở lên và nữ từ đủ mười tám tuổi trở lên mới thỏa mãn một trong các điều kiện kết hôn, nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa quy định của BLDS và LHN&GĐ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phụ nữ.

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ CỦA CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN VĂN THS LUẬT (Trang 44 -47 )

×