Ảnh hưởng của mật độ trồng đến mức độ nhiễm sâu, bệnh hại và khả

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật tăng năng suất đậu tương trong vụ hè tại huyện gia bình tỉnh bắc ninh. (Trang 88 - 127)

4. Phạm vi nghiên cứu

3.4.4.Ảnh hưởng của mật độ trồng đến mức độ nhiễm sâu, bệnh hại và khả

năng chng đổ ca ging đậu tương ĐT51

Mật độ trồng khác nhau sẽ dẫn đến sự thay đổi tiểu vùng khí hậu trong quần thểđậu tương, thay đổi chỉ số diện tích lá, chiều cao thân chính, số cành trên cây, làm ảnh hưởng đến khả năng nhiễm bệnh, sâu hại và khả năng chống

đổ của cây. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của các mật độ trồng đến mức độ

nhiễm bệnh đốm nâu, mức độ gây hại của sâu cuốn lá, sâu đục quả và khả

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 76

Bảng 3.26: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến mức độ nhiễm sâu, bệnh hại và khả năng chống đổ của giống đậu tương ĐT51

Mật độ cây/m2 Đốm nâu (điểm1-9) Sâu cuốn lá (%) Sâu đục quả (%) Chống đổ (điểm 1-5) 20 1 4,6 3,7 1 25 1 5,1 4,6 1 30 1 7,8 6,6 1 35 (đ/c) 1 9,6 8,1 2 40 1 12,7 10,2 2

Sâu cuốn lá: Mật độ trồng đã ảnh hưởng đến mức độ gây hại của sâu cuốn lá đậu tương thí nghiệm. Kết quả theo dõi cho thấy mật độ trồng càng cao khả năng bị sâu cuốn lá gây hại càng lớn mật độ 20 cây/m2 tỷ lệ lá bị hại thấp nhất (4,6%), mật độ 40 cây/m2 tỷ lệ lá bị hại cao nhất (12,7%).

Sâu đục quả: Mật độ trồng đã ảnh hưởng đến mức độ gây hại của sâu

đục quả đậu tương trong thí nghiệm. Mật độ trồng cao có chỉ số diện tích lá lớn đã tạo môi trường thuận lợi cho sâu trú ẩn và phát triển. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ quả bị hại tăng dần theo chiều tăng của mật độ trồng, mật

độ 20 cây/m2 bị hại thấp nhất (3,7%), mật độ 40 cây/m2 bị hại cao nhất (10,2%).

Khả năng chống đổ: Khả năng chống đổ của cây liên quan đến chiều cao cây, đường kính thân chính và điều kiện ngoại cảnh. Kết quả nghiên cứu của Cober và đồng tác giả, (2005)[48] cho thấy mật độ trồng đậu tương cao làm tăng chiều cao cây và làm tăng tỷ lệ đổ ngã. Kết quả thí nghiệm cho thấy các công thức mật độ trồng 20- 30 cây/m2 có số cây bị đổ ít ( cấp 1), mật độ 35- 40 cây có số cây đổ ngã cao hơn (cấp 2).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 77

3.4.5. nh hưởng ca mt độ trng đến ch s din tích lá ca ging đậu tương ĐT51

Bảng 3.27: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chỉ số diện tích lá của giống đậu tương ĐT51 Mật độ cây/m2 Thời kỳ bắt đầu ra hoa (m2lá/m2 đất) Thời kỳ tạo quả (m2lá/m2 đất) Thời kỳ quả mẩy (m2lá/m2 đất) 20 1,84 3,25 5,22 25 2,05 4,16 5,48 30 2,37 4,64 5,74 35 (đ/c) 2,38 5,23 5,87 40 2,57 5,58 6,30 CV% 8,0 LSD0,05 3,63 Mật độ trồng ảnh hưởng đến chỉ số diện tích lá của giống đậu tương

ĐT51. Kết quả Bảng 3.27 cho thấy ở cả 3 thời kỳ theo dõi khi tăng mật độ

trồng thì chỉ số diện tích lá tăng. Chỉ số diện tích lá ở thời kỳ ra hoa biến động từ 1,84- 2,57 m2lá/m2 đất, sang thời kỳ tạo quả biến động từ 3,25- 5,58 m2lá/m2 đất; thời kỳ quả chắc biến động từ 5,22- 6,30 m2lá/m2 đất. Như vậy, ở

mật độ trồng 20 cây/m2 có chỉ số diện tích lá thấp nhất ở cả 3 thời kỳ và cao nhất là mật độ 40 cây/m2.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 78

3.4.6. nh hưởng ca mt độ trng đến kh năng tích lũy cht khô ca ging đậu tương ĐT51

Bảng 3.28: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng tích lũy chất khô của giống đậu tương ĐT51

Mật độ cây/m2 Thời kỳ bắt đầu ra hoa (g/cây) Thời kỳ tạo quả (g/cây) Thời kỳ quả mẩy (g/cây) 20 2,75 7,69 20,40 25 2,68 7,42 20,07 30 2,57 7,04 19,51 35 (đ/c) 2,55 6,83 18,28 40 2,20 6,12 17,33 CV% 6,40 LSD0,05 2,31 Số liệu ở Bảng 3.28 cho thấy mật độ trồng ảnh hưởng đến khả năng tích lũy chất khô, ở cả 3 thời kỳ theo dõi, khi mật độ trồng tăng thì khả năng tích lũy chất khô của giống giảm xuống.

Thời kỳ bắt đầu ra hoa: Khả năng tích lũy chất khô thời kỳ này biến

động từ 2,50 – 2,75 g/cây, trong đó mật độ 20 cây/m2 đạt tích lũy chất khô cao nhất (2,75 g/cây) và mật độ thứ 40 cây/m2 đạt tích lũy chất khô thấp nhất (2,20g/cây).

Thời kỳ tạo quả: Khả năng tích lũy chất khô của cây đã tăng lên đáng kể, số liệu trong Bảng 3.28 cho thấy có sự khác biệt rõ rệt khả năng tích lũy chất khô của giống ĐT51 ở các mật độ thời kỳ này đạt từ 6,12 – 7,69 g/cây, trong đó mật độ 20 cây/m2 đạt tích lũy chất khô cao nhất (7,69 g/cây) và mật

độ 40 cây/m2 tích lũy chất khô thấp nhất (6,12g/cây).

Thời kỳ quả mẩy: Lượng chất khô tích lũy đã có sự biến động rõ rệt ở các mật độ, lớn nhất là mật độ 20 cây/m2 (20,40 g/cây) và thấp nhất 40 cây/m2 (17,33) xong không có sự sai khác ở mức ý nghĩa 95%.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 79

3.4.7. nh hưởng ca mt độ trng đến các yếu t cu thành năng sut ging đậu tương ĐT51

Năng suất của đậu tương được tổng hợp từ nhiều yếu tố khác nhau như

số cây, số quả, tỉ lệ quả chắc, số hạt và trọng lượng hạt. Các yếu tố cấu thành năng suất lại bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhưđặc tính di truyền của giống, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

điều kiện thâm canh và điều kiện ngoại cảnh. Tổng hợp các yếu tố cấu thành năng suất của hai giống đậu tương qua 5 mật độđược trình bày tại Bảng 3.29.

Bảng 3.29: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất giống đậu tương ĐT51

Mật độ cây/m2 ∑quả/cây (quả/cây) Tỷ lệ (%) KL1000 hạt (g) Quả chắc 1 hạt 3 hạt 20 51,6 97,3 8,6 24,4 181,0 25 47,9 96,2 8,1 24,3 179,0 30 47,3 95,6 7,5 24,5 180,7 35 (đ/c) 37,4 92,9 6,6 24,9 180,3 40 32,3 92,7 8,2 19,8 181,0 CV% 10,9 LSD0,05 3,3

Tổng số quả trên cây: Kết quả nghiên cứu cho thấy mật độ trồng ảnh hưởng đến tổng số quả trên cây, mật độ trồng tăng thì tổng số quả trên cây giảm xuống. Tổng số quả trên cây của các mật độ biến động từ 32,3- 51,6 quả, trong đó mật độ 20 cây/m2 có tổng số quả lớn nhất (51,6 quả), mật độ 20 cây/m2 có tổng số quả trên cây ít hơn mật độ đối chứng (35 cây/m2) và ít hơn các công thức còn lại(32,3 quả), các công thức 1,2,3 có tổng số quả cao hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%.

Tỷ lệ quả chắc: Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng mật độ 20 cây/m2 có tỷ lệ quả chắc/cây cao nhất(97,3%) tỷ lệ quả chắc thấp nhất là mật độ 40 cây/m2 với 92,7% qủa. Bảng số liệu cũng cho thấy rằng các công thức trồng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 80 có tỷ lệ quả chắc giảm dần tức là ở các mật độ trồng thưa hơn có tỷ lệ quả

chắc lớn hơn.

Tỷ lệ quả 1 hạt, 3 hạt: Ở các mật độ nghiên cứu tỷ lệ quả 1 hạt có sự

biến động không lớn 6,6-8,6% trong đó công thức đối chứng có tỷ lệ quả 1 hạt thấp nhất(6,6%). Tỷ lệ quả 3 hạt mật độ 40 cây/m2 thấp nhất(19,8%) các công thức mật độ còn lại có tỷ lệ quả 3 hạt biến động không nhiều, có tỷ lệ

lớn hơn 24%, lớn nhất là mật độ 30 cây/m2(24,5%).

Khối lượng 1000: Khối lượng 1000 hạt không có sự biến động lớn ở

các mật độ, biến động từ 179,0-181,0 g.

3.4.8. nh hưởng ca mt độ trng đến năng sut ca ging đậu tương

ĐT51 thí nghim

Năng suất là chỉ tiêu quan trọng nhất đểđánh giá về giống và biện pháp kỹ thuật tác động. Trên cùng một giống biện pháp kỹ thuật nào tác động cho năng suất cao hơn, hiệu quả kinh tế hơn thì biện pháp đó là phù hợp cho sự

phát triển của giống. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất của giống đậu tương ĐT51 được trình bày tại Bảng 3.30.

Bảng 3.30: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất của giống đậu tương ĐT51 thí nghiệm Mật độ cây/m2 Năng suất cá thể (g/cây) NSLT (tấn/ha) NSTT (tấn/ha) 20 14,6 2,92 2,13 25 13,2 3,29 2,40 30 12,7 3,80 2,81 35 (đ/c) 10,1 3,53 2,56 40 7.8 3,07 2,24 CV% 7,8 7,1 LSD0,05 0,33 0,45 Năng suất cá thể: Mật độ trồng đã ảnh hưởng đến năng suất cá thể, khi tăng mật độ trồng thì năng suất cá thể giảm xuống, mật độ trồng 20 cây/m2

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 81 cho năng suất cá thể cao nhất (14,6 g), thấp nhất là mật độ 40 cây/m2 (7,8 g).

Năng suất lý thuyết: Kết quả theo dõi cho thấy năng suất lý thuyết ở các mật độ biến động từ 2,92- 3,80 tấn/ha. Như vây, mật độ ảnh hưởng đến năng suất lý thuyết, năng suất lý thuyết tăng khi tăng mật độ trồng từ 20 cây/m2 đến 30 cây/m2, nhưng tiếp tục tăng mật độ thì năng suất lý thuyết có xu hướng giảm. Ở sai số thi nghiệm là 0,33 tấn/ha mật độ 20 cây/m2 có sự sai khác thống kê với mật độ 30 cây/m2ở mức tin cậy 95%.

Năng suất thực thu: Mật độ ảnh hưởng đến năng suất thực thu của giống đậu tương ĐT51. Năng suất thực thu tăng khi tăng mật độ trồng từ

20 cây/m2 lên 30 cây/m2, nhưng năng suất thực thu lại giảm dần khi tiếp tục tăng mật độ lên 35 và 40 cây/m2.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 82

3.4.9. Hiu qu kinh tế ca mt độ trng ging đậu tương ĐT51

Nghiên cứu về mật độ trồng không những đánh giá về năng suất mà còn phải tính đến hiệu quả kinh tếđể xác định được ở mật độ nào trồng là tốt nhất. Kết quả phân tích hiệu quả kinh tế sự ảnh hưởng của mật độ trồng đến lợi nhuận của giống đậu tương ĐT51 được trình bày ở Bảng 3.31.

Lợi nhuận: Kết quả phân tích hiệu quả kinh tế cho thấy, chi phí sản xuất cho 1 ha đậu tương ĐT51 ở các mật độ khác nhau là khác nhau. Ở các trồng mật độ trồng trong thí nghiệm có lợi nhuận mang lại từ 15.005.000 đến 27.968.000 đồng/ha. Ở mật độ 30 cây/m2 giống ĐT51 cho lợi nhuận/1ha cao nhất và thấp nhất ở mật độ trồng 40 cây/m2.

Bảng 3.31: Hiệu quả kinh tế của các mật độ trồng giống đậu tương ĐT51

Đơn vị tính: 1000 đồng Danh mục Mật độ (cây/m2) 20 25 30 35 40 Năng suất (tấn/ha) 2,13 2,40 2,81 2,56 2,24 Giá bán (đ/kg) 20 20 20 20 20 Tổng chi 26.668 27.451 28.232 29.104 29.795 Tổng thu(GR) 42.600 48.000 56.200 51.200 44.800 Lợi nhuận(NB) 15.932 20.459 27.968 22.096 15.005 VCR toàn phần 0,59 0,74 0,98 0,75 0,49

Tỷ suất vốn đầu tư (VCR): Ở mật độ 25 đến 35 cây/m2 cho VCR cao hơn mật độ 20 và 40 cây/m2. Tuy nhiên ở mật độ 30 cây/m2 cho VCR đạt giá trị cao nhất ( 0,98).

Như vậy, kết hợp phân tích về năng suất và lợi nhuận ở các mật độ trồng khác nhau cho thấy mật độ trồng thích hợp cho giống trong vụ hè tại Gia Bình, Bắc Ninh là 30 cây/ m2 . Mật độ này có năng suất thực thu cao nhất. Hơn nữa, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận đầu tư cũng cao nhất trong thí nghiệm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 83 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận

(1) Điều kiện tự nhiên của huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương, sản phẩm đậu tương ở địa phương là dễ tiêu thụ. Tuy nhiên sản xuất đậu tương còn một số hạn chế như: Giống đậu tương trong sản xuất chủ yếu là những giống cũ, năng suất thấp, kỹ

thuật canh tác chưa đồng bộ.

(2) Các giống đậu tương có thời gian sinh trưởng biến động từ 79- 91 ngày, trong đó ngắn nhất là giống ĐVN14 và dài nhất là giống ĐT31. Số lượng và khối lượng nốt sần, chỉ số diện tích lá, khả năng tích lũy chất khô của các giống thay đổi theo từng thời kỳ sinh trưởng và đạt cao nhất ở thời kỳ quả mẩy. Trong đó, giống ĐT51 có số lượng và khối lượng nốt sần, chỉ số diện tích lá, khả năng tích lũy chất khô cao nhất; tiếp đó là giống ĐT31. Giống ĐT51,

ĐT31 có tỷ lệ quả chắc trên cây, khối lượng 1000 hạt, năng suất cá thể lớn nhất, có năng suất cao nhất trong thí nghiệm, cho năng suất thực thu cao hơn giống đối chứng DT84, năng suất thực thu của hai giống này đạt 2,91và 3,23 tấn/ha.

(3) Thời vụ gieo có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của giống

đậu tương ĐT51 đặc biệt là khả năng tích lũy chất khô. Thời vụ gieo từ 1/6 đến 20/6 cho các trị số sinh trưởng, phát triển cao nhất. Thời vụ gieo có ảnh hưởng

đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống đậu tương ĐT51.

Đặc biệt thời vụ gieo 10/6 cho tỷ lệ đậu quả cao nhất đạt 94,7% năng suất lý thuyết và năng suất thực thu cao nhất đạt 3,96 tấn/ha và 2,85 tấn/ha.

(4) Mật độ trồng có ảnh hưởng đến năng suất cá thể, năng suất lý thuyết, năng suất thực thu và thu nhập thuần của giống đậu tương ĐT51. Ở mật độ thấp (20 cây/m2) thì năng suất cá thể và năng suất lý thuyết lớn, nhưng năng suất thực thu lại đạt thấp. Năng suất thực thu của giống đậu tương ĐT51 đạt cao nhất ở

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 84 mật độ 30 cây/m2, lợi nhuận của giống đậu tương ĐT51 đạt cao ở mật độ từ 25

đến 35 cây/m2 và cao nhất ở mật độ 30 cây/m2 (27.889.000 đồng).

2. Đề nghị

Trong điều kiện sinh thái đất đai ở vụ hè của huyện Gia Bình, Bắc Ninh khuyến cáo trồng giống đậu tương ĐT51.

Thời vụ trồng cho giống đậu tương ĐT51 ở vụ hè từ 01 tháng 6 đến 20 tháng 6.

Mật độ trồng cho giống đậu tương ĐT51 ở vụ hè là khoảng từ 25- 35 cây/m2.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng việt

1. Tạ Kim Bính, Nguyễn Văn Viết, Trần Đình Long, Nguyễn Thị Bình, 2004, “Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương kháng bệnh gỉ sắt, năng suất cao ĐT2003”, Bộ NN &PTNT, (2001), Đề án phát triển cây đậu tương toàn quốc đến năm 2010, tháng 7/2001.

2. Nguyễn Văn Bộ, (2001), Bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Nguyễn Chí Bửu, Phạm Đồng Quảng, Nguyễn Thiên Lương, Trịnh Khắc Quang, (2005), Kết quả nghiên cứu và chọn tạo giống cây trồng giai đoạn 1996 - 2005, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Vũ Đình Chính, (1995), Nghiên cứu tập đoàn để chọn tạo giống đậu tương thích hợp cho vụ hè vùng đồng bằng trung du Bắc bộ, Luận án Tiến sỹ

Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Vũ Đình Chính, (2001), Một số kết quả nghiên cứu về giống đậu tương D140, Tạp chí NN&PTNT số 9/2001.

6. VũĐình Chính, Bùi Thị Cúc, (2010), “Nghiên cứu thời vụ gieo trồng cho

đậu tương xuân trên đất gò huyện Chương Mỹ, Hà Nội”, Tạp chí Kinh tế sinh thái, số 36/2010, tr.47-56.

7. Nguyễn Đức Cường, (2009), Kỹ thuật trồng đậu tương, NXB Khoa học tự

nhiên và công nghệ.

8. Ngô Thế Dân, Trần Đình Long, Trần Văn Lài, Đỗ Thị Dung và Phạm Thị Đào, (1999), Cây đậu tương, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

9. Ngô Thế Dân, Trần Đình Long, Trần Văn Lài, Đỗ Thị Dung và Phạm Thị Đào, (1999), Cây đậu tương, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10. Lê Song Dự, Ngô Đức Dương, (1988), Cơ cấu mùa vụ đậu tương ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật tăng năng suất đậu tương trong vụ hè tại huyện gia bình tỉnh bắc ninh. (Trang 88 - 127)