Những nghiên cứu về mật độ trồng

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật tăng năng suất đậu tương trong vụ hè tại huyện gia bình tỉnh bắc ninh. (Trang 39)

4. Phạm vi nghiên cứu

1.2.4.Những nghiên cứu về mật độ trồng

Mật độ trồng đối với cây trồng nói chung và cây đậu tương nói riêng có ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng phát triển, năng suất và sự phát sinh của các loại sâu bệnh hại. Mật độ là một trong những yếu tố cấu thành năng suất quan trọng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khi tăng mật độ trồng thì năng suất tăng nhưng đến một mức nào đó nếu trồng dày quá thì năng suất có thể giảm và là điều kiện thuận lợi cho các loại sâu bệnh phát sinh phát triển. Vì vậy nghiên cứu về mật độ trồng hợp lý cho đậu tương có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Thực tếở nước ta cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả về vấn đề này.

Vũ Tuyên Hoàng, Nguyễn Tấn Hinh, (1987)[16] sau khi nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương cho năng suất cao năm 1987 đã đưa ra nhận xét: trong điều kiện vụ xuân mật độ trồng khác nhau (20 - 60 cây/m2) không ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất của các giống khảo nghiệm. Trong vụđông sự tác

động của mật độđến năng suất là đáng kể. Trong vụ xuân do phân cành mạnh nên giống Đ95 có thể trồng ở mật độ thưa (khoảng 20-30 cây/m2). Đối với giống Đ138 nên trồng ở mật độ dày hơn (30 - 40 cây/m2).

Kết quả chọn tạo giống đậu tương Đ96-02 (Nguyễn Tấn Hinh và cs, 1998)[17] cho thấy trong điều kiện vụ xuân 1995 giống đậu tương Đ96-02 cho năng suất cao ở mật độ 25 - 35 cây/m2 (18,9 - 19,8 tạ/ha), ở mật độ 45 cây/m2 năng suất bị giảm đáng kể (17,4 tạ/ha). Ngược lại trong điều kiện vụ đông 1994 năng suất giống đậu tương Đ96-02 cho năng suất cao ở mật độ 45 cây/m2 (13,5 ta/ha), ở mật độ thấp 25 cây/m2 năng suất giảm rõ rệt (10,4 tạ/ha).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27 Theo Đoàn Thị Thanh Nhàn và ctv, (1996) [27] đối với cây đậu tương, với nhóm chín cực sớm mật độ thích hợp cho năng suất cao nhất là khoảng 35 - 40 cây/m2 và khi tăng mật độ tới 50 cây/m2 làm giảm mạnh khả năng phân cành nên giảm số quả trên cây. Tuy nhiên tăng mật độ tới 60 cây/m2 năng suất vẫn không thay đổi nhiều. Do ở mật độ cao, cây ít phân cành, số mầm hoa ít làm giảm số quả trên cây, nhưng năng suất quần thể đậu tương không bị ảnh hưởng đáng kể. Nhưng ở mật độ cao đã làm giảm thời gian sinh trưởng 5 - 7 ngày, điều này rất có ý nghĩa trong việc bố trí các công thức luân canh.

Kết quả nghiên cứu mật độ gieo trồng đậu tương của nhóm tác giả Ngô Thế Dân, Trần Đình Long, Trần Văn Lài, Đỗ Thị Dung, Phạm Thị Đào (1999)[9] chỉ ra rằng: Trồng đậu tương cần phải căn cứ vào thời gian sinh trưởng của giống (chín sớm, chín trung bình, hay chín muộn), đặc điểm sinh học của cây (cao thấp, phân cành nhiều hay ít, tán lá), trồng xen hay trồng thuần, thời vụ trồng (vụ xuân, vụ hè, hay vụđông) mà quyết định. Nếu giống chín sớm, thấp cây, tán gọn thì nên trồng dày, giống dài ngày, cây cao to, phân cành nhiều, lá to thì trồng thưa, vụ đông ở Miền Bắc nên trồng dày hơn vụ xuân, vụ hè.

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Văn và các cs (2001)[33] nếu trồng với mật độ quá dày thì số cây trên đơn vị diện tích nhiều, diện tích dinh dưỡng cho mỗi cây hẹp, cây sẽ thiếu dinh dưỡng và ánh sáng nên cây ít phân cành, số hoa, số quả/cây ít, khối lượng 1000 hạt nhỏ; ngược lại nếu trồng thưa quá diện tích dinh dưỡng cho mỗi cây rộng nên cây phân cành nhiều, số hoa, số quả/cây nhiều, khối lượng 1000 hạt tăng nhưng trồng ở mật độ thấp nên năng suất không cao.

Đỗ Minh Nguyệt, Ngô Quang Thắng, Hoàng Minh Tâm [41] sau khi

nghiên cứu xác định mật độ trồng thích hợp cho giống AK 06 đã rút ra kết luận: Mật độ thích hợp để giống đậu tương AK06 phát huy năng suất là từ 30 - 35 cây/m2.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28

Khi nghiên cứu xác định mật độ trồng thích hợp cho giống đậu tương D140 ở vùng đồng bằng Sông Hồng, Vũ Đình Chính và Ninh Thị Phíp, (2003)[4] đưa ra kết luận: mật độ trồng không ảnh hưởng đến thời gian và tỷ

lệ nảy mầm, nhưng có ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng và ảnh hưởng rõ rệt đến các chỉ tiêu như chiều cao cây, chỉ số diện tích lá, khả năng tích lũy chất khô, khả năng chống chịu sâu bệnh hại, khả năng chống đổ, các yếu tố cấu thành năng suất và đối với giống đậu tương D140 khi trồng ở vùng Đồng bằng sông Hồng cho năng suất cao nhất khi trồng ở mật độ trồng 45 cây/m2 trong vụ xuân và vụđông, ở mật độ trồng 35 cây/m2 trong vụ hè.

Nguyễn Thị Văn, Trần Đình Long, (2003) [33] khi nghiên cứu xác

định mật độ gieo trồng thích hợp cho một số giống đậu tương địa phương và một số mẫu giống nhập nội từ Australia đã kết luận: Mật độ gieo trồng ít ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng của các mẫu giống và không ảnh hưởng đến các đặc điểm hình thái của các mẫu giống. Mật độ 48cây/m2 cho năng suất cao nhất ở 4 mẫu giống 941273321, CLS1112 và Lơ 75. Mật độ 32 cây/m2 cho năng suất cao nhất ở mẫu giống 96031. Mật độ 24 cây/m2 cho năng suất thấp nhất ở tất cả các mẫu giống.

Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Thị Trường và cs, (2005) [38] vụ xuân nên gieo với mật độ từ 30 - 35 cây/m2; vụ hè gieo với mật độ từ

25 - 30 cây/m2; vụ đông gieo với mật độ từ 40 - 45 cây/m2. Còn đối với giống có thời gian sinh trưởng ngắn, trên chân đất cát pha, có thể trồng dày hơn với mật độ từ 55 - 65cây/m2. Cũng theo tác giả Trần Thị Trường và cs, sau khi nghiên cứu mật độ của một số giống đậu tương trên đất sau lúa đã kết luận: Mật độ của 2 giống đậu tương ĐT26 và ĐVN6 từ 40 đến 65 cây/m2 đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất. Mật độ trồng thích hợp cho giống ĐT26 trên đất sau lúa mùa tại Vĩnh Phúc là 50 cây/m2, tại Hà Nội là 55 cây/m2, tại Hà Nam là 65 cây/m2 và tại Thái Bình là 45 cây/m2. Mật độ trồng thích hợp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29 cho giống ĐVN6 trên đất sau lúa mùa tại Vĩnh Phúc và Thái Bình là 50 cây/m2, tại Hà Nội và Hà Nam là 55 cây/m2.

Kết quả nghiên cứu của Tạ Kim Bính và các cs (2006) [1] chỉ ra rằng: Đối với giống đậu tương ĐT2006 ở các mật độ trồng 15, 25, 35, 45 cây/m2 thì mật độ trồng càng tăng thì số quả/cây và khối lượng 1000 hạt càng giảm.

Nguyễn Tấn Hinh và Nguyễn Văn Lâm, (2006)[12] sau khi nghiên cứu mật độ gieo đối với giống đậu tương Đ2101 trong vụ xuân và vụ đông kết luận: Trong vụ đông trồng ở mật độ 40 - 50 cây/m2 cho năng suất cao nhất, còn trong vụ xuân trồng ở mật độ 20 - 30 cây/m2 cho năng suất cao nhất.

Nhiều kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Thiều, (2006)[30] đều dẫn đến kết luận rằng để xác định được mật độ trồng đậu tương thích hợp cần căn cứ vào

đặc tính của giống, thời vụ gieo trồng, độ phì của đất và mức độ thâm canh. Nghiên cứu của Luân Thị Đẹp và cs, (2008) [8] về phương thức trồng xen ngô với đậu tương xuân trên đất dốc tại tỉnh Bắc Kạn còn cho thấy: mật

độ trồng đậu tương thích hợp còn chịu ảnh hưởng bởi phương thức trồng xen và liên quan đến năng suất đậu tương.

Tác giả Lưu Thị Xuyến, (2011) [44] khuyến cáo đối với giống đậu tương 99084 - A28 trồng tại Thái Nguyên thì mật độ thích hợp ở vụ xuân là 35 cây/m2 và ở vụđông là 45 cây/m2.

Theo quy trình hướng dẫn sản xuất đậu tương của Bộ Nông nghiệp và PTNT thì mật độ trồng thay đổi theo từng thời vụ và thời gian sinh trưởng của giống: Ở vụ xuân giống chín sớm trồng với mật độ 50 - 60 cây/m2, giống chín trung bình trồng với mật độ 40 - 50 cây/m2. Vụ hè: giống chín sớm trồng với mật độ 40 - 50 cây/m2, giống chín trung bình trồng với mật độ 30 -40cây/m2, giống chín muộn trồng với mật độ 15 - 20 cây/m2.

Những kết quả nghiên cứu trên của thế giới và Việt Nam đã mở ra

những triển vọng mới góp phần thúc đẩy sản xuất thâm canh đậu tương theo hướng tăng năng suất và chất lượng. Tuy nhiên yếu tố hạn chế chính trong sản

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30

xuất đậu tương là chưa có bộ giống cho năng suất cao thích hợp với từng vùng

sinh thái; kỹ thuật canh tác chủ yếu theo truyền thống (thời vụ, mật độ, bón phân, chăm sóc) tùy tiện đã dẫn đến năng suất thấp. Ngoài ra, còn một số yếu tố như sâu bệnh hại, thủy lợi và thị trường tiêu thụ. Vì vậy, nghiên cứu xác định giống và các biện pháp kỹ thuật thâm canh phù hợp với từng vùng sinh thái là

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31

Chương II. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu

Giống thí nghiệm: Gồm 7 dòng, giống đậu tương tham gia tuyển chọn 1. Giống ĐT22 (ký hiệu G1) do Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Đậu

đỗ , Viện Cây lương thực & Cây thực phẩm chọn tạo.

2. Dòng ĐT30 (ký hiệu G2) do Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Đậu

đỗ , Viện Cây lương thực & Cây thực phẩm chọn tạo.

3. Dòng ĐT31 (ký hiệu G3) do Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Đậu

đỗ , Viện Cây lương thực & Cây thực phẩm chọn tạo.

4. Giống ĐT29 (ký hiệu G4) do Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Đậu

đỗ , Viện Cây lương thực & Cây thực phẩm chọn tạo.

5. Giống ĐT51 (ký hiệu G5) do Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Đậu

đỗ , Viện Cây lương thực & Cây thực phẩm chọn tạo.

6. Giống ĐVN14 (ký hiệu G6) do Viện Nghiên cứu Ngô chọn tạo. 7. Giống DT84 đối chứng (ký hiệu G7) do Viện Di Truyền Nông nghiệp

chọn tạo.

Phân bón

Phân bón sử dụng cho 1 ha 30kgN + 60kgP2O5 + 60kg K2O (Đạm urê 46%, supe lân 17%, kali clorua 60%) + 1 tấn phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh(Các chủng vi sinh vật hữu ích Bacillus 1 × 106 CFU/g; Azotobacter:1×106 CFU/g; Aspergillus sp: 1×106 CFU/g.).

Thuốc bảo vệ thực vật

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32

2.2. Nội dung, địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.2.1. Nội dung nghiên cứu

Thu thập thông tin thứ cấp về tình hình sản xuất đậu tương tại huyện Gia Bình.

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của 7 dòng,i giống đậu

tương, trong điều kiện vụ hè 2013 tại xã Giang Sơn, Gia Bình, Bắc Ninh. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng phát triển và năng suất của giống đậu tương ĐT51 trong vụ hè2014 tại xã Giang Sơn, Gia Bình, Bắc Ninh.

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển và năng suất của giống đậu tương ĐT51 trong vụ hè 2014 tại xã Giang Sơn, Gia Bình, Bắc Ninh.

2.2.2. Địa đim nghiên cu

Thí nghiệm thực hiện tại xã Giang Sơn, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Loại đất thí nghiệm, đất bãi phù sa ít chua, tầng đất cát độ sâu 0-25cm có hàm lượng % tổng số mùn 1,25: N, P, K, pH lần lượt là: N: 0,12; P205: 0,13; K20 1,32; pH: 6,4.

2.2.3. Thi gian nghiên cu

Từ tháng 1 năm 2013 đến tháng 10 năm 2014. Cụ thể thời gian thực hiện như sau: Khảo sát tình hình sản xuất đậu tương của huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh thực hiện từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2013.

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của 7 dòng,i giống đậu

tương, thực hiện từ tháng 06 năm 2013 đến tháng 10 năm 2013.

Nghiên cứu thời vụ trồng thích hợp cho giống đậu tương ĐT51 trong vụ hè thu thực hiện từ tháng 06 năm 2014 đến tháng 10 năm 2014. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nghiên cứu mật độ thích hợp cho giống đậu tương ĐT51 trong vụ hè

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Đánh giá tình hình sn xut đậu tương

Sử dụng phương pháp kế thừa đểđiều tra thu thập các số liệu thứ cấp về

diện tích, độ phì đất đai, khí hậu thời tiết ở các đơn vị chức năng trên địa bàn triển khai thực hiện đề tài.

Sử dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA- Rapid Rural Appraisal), đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA- Participatory Rural Appraisal), nhóm cung cấp thông tin chủ lực (KIP- Key Information Panel) để phỏng vấn và thu thập các thông tin liên quan đến chủng loại giống, kỹ thuật canh tác, mức độ thâm canh trong sản xuất, năng suất, hiệu quả,...

2.3.2. Phương pháp trin khai thí nghim đồng ruông

2.3.2.1. Thí nghiệm 1

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của 7 dòng,i giống đậu

tương, trong điều kiện vụ hè 2013 tại xã Giang Sơn, Gia Bình, Bắc Ninh (trên

đất màu, cơ cấu cây trồng chính là lạc – đậu tương ngô).

Các dòng, giống đậu tương tham gia thí nghiệm gồm 7 dòng, giống và

được ký hiệu từ G1 đến G7, trong đó giống đối chứng là DT84.

Sơ đồ bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, nhắc lại 3 lần. Thiết kế thí nghiệm với phần mềm IRRISTAT. Diện tích ô: 8,5 m2 (5m x 1,7m). Mặt luống rộng 1,4m, xẻ 4 hàng dọc, hàng cách hàng 0,35m, khoảng cách giữa các ô 0,3m. Khoảng cách giữa các lần nhắc lại 0,3m. Xung quanh thí nghiệm có diện tích bảo vệ. Mật độ trồng: 30 cây/m2, tương ứng với khoảng cách hàng là 35cm khoảng cách cây là 13cm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34

Sơ đồ thí nghiệm so sánh giống

Dải bảo vệ G1 G5 G4 G3 G7 G6 G5 G2 G5 G6 G3 G4 G7 G1 G6 G1 G3 G5 G2 G4 G7 Dải bảo vệ 2.3.2.2. Thí nghiệm 2

Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng phát triển và năng suất của giống đậu tương ĐT51 trong vụ hè 2014 tại xã Giang Sơn, Gia Bình, Bắc Ninh.

Giống nghiên cứu thời vụ là ĐT51. Giống này đã được đánh giá là triển vọng, tốt hơn các dòng, giống khác của thí nghiệm so sánh giống trong vụ hè thu năm 2013. Thời vụ trồng cho giống ĐT51 ở 4 ngày gieo như sau:

Thời vụ 1 (TV1): gieo ngày 01/06/2014 Thời vụ 2 (TV2): gieo ngày 10/06/2014 Thời vụ 3 (TV3): gieo ngày 20/06/2014 Thời vụ 4 (TV4): gieo ngày 30/06/2014

Sơ đồ bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, nhắc lại 3 lần. Thiết kế thí nghiệm với phần mềm IRRISTAT. Diện tích ô: 8,5 m2 (5m x 1,7m). Mặt luống rộng 1,4m, xẻ 4 hàng dọc, hàng cách hàng 0,35m, khoảng cách giữa các ô 0,3m. Xung quanh thí nghiệm có diện tích bảo vệ. Mật độ

trồng: 30 cây/m2, tương ứng với khoảng cách hàng là 35cm khoảng cách cây là 13cm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35

Sơ đồ thí nghiệm nghiên cứu thời vụ trồng cho giống ĐT51

Dải bảo vệ TV 2 TV 1 TV 4 TV 3 TV 4 TV 3 TV 1 TV 2 TV 3 TV 4 TV 2 TV 1 Dải bảo vệ 2.3.2.3. Thí nghiệm 3

Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng phát triển và năng suất của giống đậu tương ĐT51 trong vụ hè 2014 tại xã Giang Sơn, Gia Bình, Bắc Ninh.

Giống nghiên cứu mật độ là ĐT51, giống này đã được đánh giá là triển vọng, tốt hơn các dòng, giống khác của thí nghiệm so sánh giống trong vụ hè

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật tăng năng suất đậu tương trong vụ hè tại huyện gia bình tỉnh bắc ninh. (Trang 39)