Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật tăng năng suất đậu tương trong vụ hè tại huyện gia bình tỉnh bắc ninh. (Trang 25 - 31)

4. Phạm vi nghiên cứu

1.2.1.Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới và Việt Nam

1.2.1.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới

Đậu tương (Glycien max L.) là cây trồng ngắn ngày được nhiều quốc gia trên thế giới tập trung phát triển để khai thác protein, dầu thực vật, nguyên liệu chế biến thức ăn trong chăn nuôi và bổ sung dinh dưỡng cho con người nhằm khắc phục một số bệnh tật nguy hiểm.

Tính đến năm 2008, trên thế giới có trên 101 nước trồng đậu tương, đặc biệt, diện tích và sản lượng đã không ngừng gia tăng qua các năm. Theo FAO (2009), năm 2000, diện tích đậu tương trên thế giới đạt là 76,4 triệu ha, sản lượng 161,3 triệu tấn/năm và năng suất 21,7 tạ/ha, tuy nhiên, đến năm 2008, diện tích đậu tương trên thế giới đạt là 96,8 triệu ha, sản lượng 230,9 triệu tấn/năm và năng suất 23,8 tạ/ha. Như vậy, so với năm 2000, tính đến thời

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 13

điểm năm 2008, diện tích đậu tương trên toàn thế giới tăng 26,7%, sản lượng tăng 43,2% và năng suất bình quân tăng 9,7%. Tính đến năm 2008, các nước sản xuất đậu tương lớn nhất thế giới là: Mỹ, diện tích gieo trồng khoảng 30,2 triệu ha (chiếm 31,2% so với tổng số), sản lượng bình quân hàng năm khoảng 80,5 triệu tấn (chiếm 34,9% so với tổng số); Brazil, diện tích gieo trồng 21,3 triệu ha (chiếm 22,0%) và sản lượng đạt 59,9 triệu tấn/năm (chiếm 34,9% so với tổng số). Ngoài ra Argentina, Trung Quốc, Ấn Độ, Paraguay cũng là những quốc gia có diện tích đậu tương lớn, tổng diện tích của 4 nước này chiếm 38,9% so với tổng số diện tích đậu tương và sản lượng chiếm 33,7% so với tổng sản lượng trên toàn thế giới.

Diện tích và sản lượng đậu tương của thế giới tăng nhanh trong 10 năm qua, diện tích từ 74.363 nghìn ha năm 2000 lên 102.993 nghìn ha năm 2011 (tăng 34,5%), sản lượng từ 161.289 ngìn tấn năm 2000 lên 260.915 nghìn tấn năm 2011 (tăng 61,7%). Sau hơn 10 năm nghiên cứu và phát triển đã góp phần đưa năng suất đậu tương tăng lên 0,78% (từ 21,3 tạ/ha năm 2000 lên 25,6 tạ/hanăm 2011). Năm 2013 năng suất đậu tương của thế giới đạt 24,84 tạ/hạ nhưng năng suất này vẫn thấp hơn năm 2010 (25,83 tạ/ha).

Bảng 1.1: Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương trên thế giới

Năm Diện tích (triệu ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (triệu tấn)

2009 98,97 22,55 223,17

2010 102,57 25,83 264,97

2011 102,99 25,33 260,12

2012 104,91 22,98 241,14

2013 111,26 24,84 276,40

Nguồn: FAOSTAT | © FAO Statistics Division 2014 | 15 November 2014[66]

Mỹ là quốc gia luôn đứng đầu về năng suất và sản lượng đậu tương của thế giới cũng là nước có nhiều thành tựu trong nghiên cứu phát triển giống

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 14

đậu tương, chiếm gần 30% diện tích trồng đậu tương của thế giới. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) năm 2008 diện tích trồng đậu tương của toàn nước Mỹ là 29,86 triệu ha, năng suất đạt được 25,74 tạ/ha. Năm 2013 diện tích đã tăng lên 30,7 triệu ha, năng suất tăng lên 29,1 tạ/ha. Tuy vậy, sản lượng đậu tương trao đổi trên thị trường thế giới được sản xuất chủ yếu ở 5 nước chính gồm Mỹ, Brazil, Argentina, Trung Quốc và Ấn Độ, các nước này chiếm khoảng 90% tổng sản lượng đậu tương trên thế giới.

Bảng 1. 2: Diện tích, năng suất và sản lượng của những nước sản xuất đậu tương lớn trên thế giới

TT Quốc gia Năm 2013 Năng suất (tạ/ha) Diện tích (triệu ha) Sản lượng (nghìn tấn) 1 Argentina 25,3 19,4 49.306 2 Brazil 29,3 27,9 81.699 3 China 18,9 6,6 12.500 4 India 9,8 12,2 11.948 5 Paraguay 29,5 3,1 9.108

6 United States of America 29,1 30,7 89.483

7 Uruguay 26,6 1,2 3.200

Nguồn: FAOSTAT | © FAO Statistics Division 2014 | 15 November 2014[66] 1.2.1.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam

Sản lượng đậu tương của nước ta tăng nhanh trong vòng hơn 10 năm qua, từ 125,5 ngìn tấn năm 2000 lên 266,3 nghìn tấn năm 2011 (tăng 112,1%). Sau hơn 10 năm nghiên cứu và phát triển đã góp phần đưa năng suất

đậu tương tăng lên 41,7% (từ 10,3 tạ/ha năm 2000 lên 14,6 tạ/ha năm 2011), nhưng diện tích thì lại giảm diện tích từ 181,5 nghìn ha năm 2000 xuống còn 124,1 nghìn ha năm 2011 (46,2%%).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 15 Các tỉnh có diện tích đậu tương lớn là Hà Tây, Hà Giang, Đắk Lắk và

Đắk Nông, 4 tỉnh này có diện tích đậu tương chiếm 38,3% so với tổng diện tích trong cả nước và sản lượng chiếm 38,3% so với sản lượng chung. Tuy nhiên, về năng suất thì An Giang đạt năng suất bình quân cao nhất nước (28,0 tạ/ha), cao hơn so với bình quân cả nước 2 lần và so với các địa phương còn lại từ 0,5 - 3,0 lần, kếđến là các tỉnh: Đồng Tháp - đạt 21,0 tạ/ha, Đắk Nông -

đạt 20,0 tạ/ha, Hải Dương và Thái Bình - đạt 19,0 tạ/ha.

Định hướng sn xut đậu tương nước ta trong nhng năm ti.

Cần thống nhất quan điểm phát triển cây đậu đỗ trong chuyển dịch kinh tế của từng vùng. Xây dựng các vùng sản xuất tập trung mang tính hàng hóa,

đầu tư thâm canh, phát huy lợi thế vùng nhiệt đới có thể trồng được đậu đỗ

nhiều vụ trong năm. Tăng cường cơ sở vật chất cho nghiên cứu và sản xuất chế biến. Tăng cường nguồn vốn trong nước, đẩy mạnh thu hút nguồn vốn nước ngoài. Phát triển 900.000 -1.000.000 ha (Đậu tương 500.000 ha, lạc 350.00-400.000 ha, đậu xanh 70.000 - 100.000 ha). Năng suất đậu tương đạt trung bình 1,8-2,0 tấn/ha (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sản lượng năm 2011 giảm khá xa so với mục tiêu mà Bộ NN&PTNT đã

đề ra trong năm 2010 (325 nghìn tấn) và mục tiêu năm 2020 (700 nghìn tấn). Nguyên nhân chủ yếu là do năng suất cây trồng còn thấp, chi phí sản xuất lại khá cao và công nghệ thu hoạch vẫn còn rất lạc hậu. Thủ tướng Chính phủ

cũng đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp

đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, diện tích đất quy hoạch khoảng 100 ngàn ha, tận dụng tăng vụ trên đất lúa để năm 2020 diện tích gieo trồng khoảng 350 ngàn ha, sản lượng 700 ngàn tấn; vùng sản xuất chính là

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 16

D báo v sn xut đậu tương nước ta trong nhng năm ti.

Năm 2011, sản xuất thức ăn công nghiệp nước ta tăng 8,5% do nhu cầu sử dụng của ngành chăn nuôi tăng mạnh. Bộ NN&PTNT ước tính nhu cầu về

thức ăn công nghiệp sản xuất trong nước năm 2012 sẽ vào khoảng 13.000 tấn,

đến năm 2015 tăng lên 16.000 tấn và đến năm 2020 là 19.000 tấn. Ngoài ra, nhu cầu trong nước về hạt cho dầu cũng như lộ trình giảm thuế đối với đậu tương (0%) sẽ tạo điều kiện để các nhà máy tại Việt Nam trở thành điểm đến

đầu tư hấp dẫn trong tương lai. Năm 2011, hai cơ sở nghiền đậu tương đầu tiên của nước ta đã bắt đầu vận hành với công suất 4.000 tấn/ngày. Nhà máy Bunge Việt Nam đã nghiền 500.000 tấn đậu tương nhập khẩu từ Hoa Kỳ, Argentina, Brazil và Paraguay trong 8 tháng đầu vận hành. Nhà máy nghiền Quang Minh cũng đã sử dụng 150.000 tấn đậu tương, chủ yếu nhập khẩu từ

Hoa Kỳ và Argentina.

Mặc dù đã bắt đầu tiến hành sản xuất trên quy mô công nghiệp từ năm 2011 nhưng Việt Nam vẫn tiếp tục phải nhập khẩu phần lớn lượng bột đậu tương nhằm bù đắp sự thiếu hụt về thực phẩm protein trong nước và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Năm 2013, Việt Nam đã nhập khẩu khoảng 2,97 triệu tấn khô đậu tương, tăng 19% so với năm trước do nhu cầu tiêu dùng thực phẩm protein tăng

cao và sự sụt giảm của ngành công nghiệp xay xát trong nước; trong đó nhập khẩu từ Hoa Kỳ đạt 576 nghìn tấn, tăng 158% so với năm 2012. Tổ chức USDA dự báo kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của nước ta năm 2014 và năm 2015 sẽ tăng lần lượt là 3,1 và 3,2 triệu tấn, để đáp ứng nhu cầu của ngành thức ăn chăn nuôi đang hồi phục sau cuộc khủng hoảng kinh tế.

Việt Nam tiếp tục phụ thuộc chủ yếu vào nhập khẩu dầu tinh luyện nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, mặc dù hoạt động sản xuất đậu tương trong

nước đã được phổ biến rộng rãi trên cả nước từ năm 2011. Năm 2013, sản lượng dầu đậu tương thô của các cơ sở nghiền thương mại đạt khoảng 193

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 17 nghìn tấn, nhưng Việt Nam vẫn tiếp tục phải nhập khẩu khoảng 710 nghìn tấn dầu thực vật thô và tinh luyện đểđáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; trong đó lượng dầu thực vật tinh luyện nhập khẩu là 613 nghìn tấn (giảm nhẹ so với năm 2012), còn lượng dầu thực vật thô nhập khẩu tăng 17% do sự suy giảm của sản lượng sẵn có trong nước. Lượng dầu thực vật tinh

luyện nhập khẩu chiếm 89% tổng lượng dầu thực vật nhập khẩu. Đến năm 2014 tổng lượng dầu thực vật nhập khẩu được tổ chức USDA dự báo sẽ vẫn

duy trì trong khoảng 700 đến 740 nghìn tấn. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu sẽ

bị chậm lại do việc gia tăng sản xuất dầu đậu tương trong nước. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của cả hai loại dầu thực vật tinh luyện và dầu thô của Việt Nam đã tăng mạnh, đạt khoảng 154 nghìn tấn đối với tất cả các loại dầu thực vật, trong đó lượng dầu đậu tương thô chiếm 48%, dầu tinh luyện chiếm 14%, còn dầu cọ và các loại dầu thực vật khác chiếm 38%. Lượng dầu đậu tương xuất khẩu trong cả hai năm 2014 và 2015 được ước tính vào 90 nghìn tấn.

Bảng 1.3. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương ở Việt Nam năm 2008-2013 dự kiến năm 2014, 2015 Năm 2010 2011 2012 2013 2014* 2015* Diện tích trồng (nghìn ha) 197,8 181,1 120,8 117,9 120 130 Năng suất (tấn/ha) 1,51 1,47 1,45 1,43 1,47 1,48 Tổng sản lượng (nghìn tấn) 298,6 266,9 175,3 168,3 176,4 192,4

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 18

Hình 1.1: Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương ở Việt Nam năm 2008- 2013 dự kiến năm 2014, 2015

Điều kiện thời tiết không thuận lợi đã khiến sản lượng đậu tương nước ta năm 2013 giảm 3% so với năm 2012, xuống còn 168 nghìn tấn. Mưa bão nặng nề và kéo dài suốt năm đã khiến năng suất cây trồng và diện tích thu hoạch đậu tương (Bảng 1.3 và Hình 1). Quy mô sản xuất nhỏ lẻ so với các loại cây trồng khác chính là nguyên nhân khiến ngành đậu tương vẫn không

đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước. Tổ chức USDA dự báo nếu điều kiện thời tiết thuận lợi, diện tích gieo trồng đậu tương năm 2013 và 2014 lần lượt đạt 120 nghìn và 130 nghìn héc-ta, với mức sản lượng tăng nhẹ khoảng 176 và 192 nghìn tấn. Khu vực trồng đậu tương chính tập trung ở vùng Đồng bằng sông Hồng, miền Bắc nước ta.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật tăng năng suất đậu tương trong vụ hè tại huyện gia bình tỉnh bắc ninh. (Trang 25 - 31)