Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật tăng năng suất đậu tương trong vụ hè tại huyện gia bình tỉnh bắc ninh. (Trang 51 - 52)

4. Phạm vi nghiên cứu

2.5.Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm

Thời vụ và mật độ trồng

Thời vụ

Thí nghiệm 1(giống): Ngày gieo 10/06/2013.

Thí nghiệm 2(thời vụ): Ngày gieo 1/6 - 30/06/2014.

Thí nghiệm 3(mật độ): Ngày gieo 10/06/2014. Mật độ trồng cho thí nghiệm 1 và 2: 30 cây/m2.

Phân bón

Lượng phân bón cho 01 ha: 1 tấn phân hữu cơ Sông Gianh + 30kg N, 60kg P2O5, 60kg K2O (64,3 kg Urê, 352 kg Lân super, 60 kg Kaliclorua). Cách bón:

Bón lót: Bón toàn bộ phân lân và phân hữu cơ Sông Gianh.

Bón thúc lần 1: bón 50% lượng đạm và 50% kali khi cây có 2 - 3 lá thật. Bón thúc lầ 2: bón 50% lượng đạm và kali còn lại khi cây có 5 - 6 lá thật.

Chăm sóc

Làm cỏ, xới xáo 2 đợt:

Đợt 1: khi cây có 2 – 3 lá thật, xới tạo điều kiện cho đất tơi xốp, xới vun kết hợp bón thúc đạm và kali.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39

Đợt 2: khi cây được 5-6 lá thật kết hợp xới sâu 5 -7 cm, làm cỏ dại và vun gốc cao chống đổ.

Tưới nước: Ruộng thí nghiệm thường xuyên đủ ẩm do có mưa thường xuyên nhưng không bị ngập úng nên không phải tưới và chống úng.

Phòng trừ sâu bệnh: Phun phòng sâu cuốn lá khi cây có 6 lá thật và sâu

đục quả giai đoạn quả non. Phun thuốc trừ sâu loại Phumai 5.4 EC, Takumi 20 WG, nồng độ phun 10ml/12lít nước.

Thu Hoạch

Thu hoạch khi cây có khoảng 95% số quả chín:

Thu cây để riêng từng ô, không để quả rơi rụng, phơi cây khô, tách hạt, xấy phơi hạt khô độẩm 12%: cân mẫu hạt.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật tăng năng suất đậu tương trong vụ hè tại huyện gia bình tỉnh bắc ninh. (Trang 51 - 52)