Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của các dòng, giống đậu tương thí

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật tăng năng suất đậu tương trong vụ hè tại huyện gia bình tỉnh bắc ninh. (Trang 57 - 60)

4. Phạm vi nghiên cứu

3.2.2.Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của các dòng, giống đậu tương thí

Tên dòng, giống Màu sắc Thân mầm Hoa Vỏ quả Vỏ hạt Rốn hạt ĐT22 Trắng Trắng Nâu Vàng Nâu ĐT30 Tím Tím Vàng Vàng Nâu ĐT31 Tím Tím Vàng Vàng Nâu ĐT 29 Trắng Trắng Nâu Vàng Nâu ĐT51 Tím Tím Vàng Vàng Nâu ĐVN14 Trắng Trắng Trắng Vàng Nâu DT84(đ/c) Tím Tím Vàng Vàng Nâu

Khi đánh giá màu sắc vỏ hạt thông thường không có ý nghĩa lớn đối với công tác chọn tạo giống, song màu sắc vỏ hạt lại có ý nghĩa rất lớn đối với người tiêu dùng, đôi khi nó đã trở thành tập quán canh tác của người sản xuất.

Ở nước ta hiện nay nhu cầu thị hiếu của người dân từ miền Bắc vào đến miền Nam thích sử dụng loại đậu tương màu vỏ hạt màu vàng.

Màu sắc thân mầm; màu tím có 4 giống, giống màu trắng có 3 giống. Màu sắc hoa; màu tím có 4 giống, giống màu trắng có 3 giống.

Màu sắc vỏ quả; có 4 giống màu vàng, 2 giống màu nâu, 1 giống màu trắng.

Màu sắc vỏ hạt; các giống tham gia trong thí nghiệm đều có vỏ hạt màu vàng. Màu sắc rốn hạt; các giống tham gia trong thí nghiệm đều có rốn hạt màu nâu.

3.2.2. Đặc đim sinh trưởng, phát trin ca các dòng, ging đậu tương thí nghim nghim

Thời gian và tỷ lệ mọc mầm của các dòng, giống thí nghiệm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45 giai đoạn này cây rất mẫn cảm với điều kiện tự nhiên vì cây hoàn toàn sống nhờ vào dinh dưỡng của phôi hạt. Thời gian từ gieo đến mọc nhanh thì cây con sẽ khỏe tạo điều kiện thuận lợi cho sinh trưởng phát triển của cây sau này.

Bảng 3.3: Thời gian, tỷ lệ mọc mầm của các dòng, giống đậu tương thí nghiệm

Tên dòng, giống Thời gian từ gieo - mọc (ngày) Tỷ lệ mọc mầm (%) ĐT22 6 90 ĐT30 6 95 ĐT31 5 92 ĐT 29 5 92 ĐT51 6 96 ĐVN14 5 95 DT84(đ/c) 7 94

Số liệu ở Bảng 3.3 cho thấy thời gian từ gieo đến mọc của các giống tham gia thí nghiệm giao động trong khoảng từ 6 đến 7 ngày. Tỷ lệ mọc mầm của các giống đạt khá cao từ 90 đến 96% (ĐT51) sở dĩ tỷ lệ mọc các dòng, giống đạt cao là do nguồn giống mới, điều kiện thời tiết và ruộng thí nghiệm

được chuẩn bị tốt.

Thời gian sinh trưởng các giai đoạn

Thời gian sinh trưởng của một giống đậu tương là do đặc tính di truyền của giống. Sinh trưởng và phát triển là kết quả tổng hợp của nhiều chức năng, quá trình sinh lý trong cây và phải trải qua các giai đoạn sinh trưởng khác nhau liên tiếp gần như không tách rời. Giai đoạn trước là tiền

đề cho giai đoạn sau. Thời gian sinh trưởng của một giống đậu tương được tính từ khi gieo hạt xuống cho đến khi thu hoạch. Trong đó, có thể chia quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng thành 2 thời kỳ: Sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Thời gian sinh trưởng của mỗi giống là đặc trưng của giống đó. Đặc trưng này là sự thích nghi của mỗi giống trong điều kiện sinh thái, trồng trọt khác nhau. Vì vậy, các giống đậu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46 tương khác nhau sẽ có thời gian sinh trưởng là khác nhau. Ngoài ra, thời gian sinh trưởng còn phụ thuộc vào mùa vụ, thời vụ trồng, điều kiện canh tác và các yếu tố ngoại cảnh tác động.

Thời gian từ lúc gieo đến lúc ra hoa: Thời gian từ gieo đến ra hoa của các dòng, giống đậu tương thí nghiệm biến động trong khoảng 28 đến 35 ngày, giống ĐT29 có thời gian từ lúc gieo đến lúc ra hoa là ngắn nhất với 25 ngày và giống ĐT51, dòng ĐT30 có thời gian dài nhất (35 ngày). Đây là thời kỳ sinh trưởng quan trọng của cây đậu tương, được tính từ khi có 50% số

cây ra hoa.

Bảng 3.4: Thời gian sinh trưởng các giai đoạn của các dòng, giống đậu tương thí nghiệm

Tên dòng, giống Gieo- ra hoa (ngày) Ra hoa- chín (ngày) TGST (ngày) ĐT22 31 51 82 ĐT30 35 55 90 ĐT31 34 57 91 ĐT 29 28 58 86 ĐT51 35 55 90 ĐVN14 30 49 79 DT84(đ/c) 30 55 85

Thời gian từ lúc ra hoa đến chín: Kết quả thí nghiệm cho thấy thời gian từ gieo đến chín của các dòng, giống trong thí nghiệm có sự khác biệt khá rõ biến động từ 49 đến 58 ngày. Trong đó, có 2 giống ĐT22 và ĐVN14 có thời gian ra hoa đến chin ngắn hơn so với giống đối chứng, các giống còn lại đều có thời gian ra hoa đến chin bằng hoặc dài hơn so với đối chứng.

Thời gian sinh trưởng: Thời gian sinh trưởng của các dòng giống biến động trong khoảng 79 đến 91 ngày. Trong đó hai giống ĐVN14 (79 ngày), ĐT22 (82 ngày). Giống có thời gian sinh trưởng dài nhất là

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47

ĐT31(91) ngày. Như vậy, thời gian sinh trưởng của các dòng, giống là thuộc nhóm trung ngày phù hợp với cơ cấu cây trồng của địa phương.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật tăng năng suất đậu tương trong vụ hè tại huyện gia bình tỉnh bắc ninh. (Trang 57 - 60)