Điều kiện tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật tăng năng suất đậu tương trong vụ hè tại huyện gia bình tỉnh bắc ninh. (Trang 54 - 56)

4. Phạm vi nghiên cứu

3.1.3.Điều kiện tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh

3.1.3.1. Vị trí địa lí, điều kiện địa hình

Bắc Ninh là tỉnh nằm trong vùng châu thổ Sông Hồng, thuộc khu vực

đồng bằng Bắc Bộ. Vị trí địa lý nằm trong phạm vi từ 200 58’ đến 210 16’ vĩ độ Bắc và 1050 54’ đến 1060 19’kinh độĐông. Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang; Phía Đông và Đông Nam giáp với tỉnh Hải Dương; Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên; Phía Tây giáp thành phố Hà Nội.

Địa hình: Với vị trí nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ nên địa hình của tỉnh Bắc Ninh khá bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy nước mặt đổ về sông Cầu, sông Đuống và sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình trên toàn tỉnh không lớn. Vùng đồng bằng chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh có độ cao phổ biến từ 3 – 7m so với mực nước biển và một số vùng thấp trũng ven đê thuộc các huyện Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ. Địa hình trung du đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ khoảng (0,53%) so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh

được phân bố rải rác thuộc thành phố Bắc Ninh.

3.1.3.2. Đặc điểm thời tiết khí hậu

Khí hậu Bắc Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với bốn mùa khá rõ rệt, có mùa đông lạnh, mùa hè nóng nực. Trong khoảng 12 năm trở lại đây, nhiệt độ trung bình năm là 24,00C, nhiệt độ trung bình tháng cao

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42 nhất là 29,40 C (tháng 7), nhiệt độ trung bình thấp nhất là 17,40 C (tháng 1). Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 12,00 C. Độ ẩm tương đối trung bình của Bắc Ninh khoảng 81%, độ chênh lệch về độẩm giữa các tháng không lớn, độ ẩm tương đối trung bình thấp nhất từ 72% đến 75% thường xảy ra từ tháng 10 đến tháng 12 trong năm. Lượng mưa trung bình hàng năm tại Bắc Ninh khoảng 1500mm nhưng phân bổ không đều trong năm. Mùa mưa chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả

năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm.

Bảng 3.1: Một số đặc trưng thời tiết ở huyện Gia Bình- Bắc Ninh trong thời gian nghiên cứu tháng 6-9 năm (2013, 2014)

Tháng T 0 max (0C) T0 min (0C) T0 TB (0C) Giờ nắng (h/ngày) Lượng mưa (mm) Ẩm độ (%) 6/2013 36,6 23,7 26,7 6,3 139,0 79 7/2013 37,5 24,8 27,8 5,1 218,1 81 8/2013 35,0 22,6 25,6 6,7 238,4 85 9/2013 35,6 20,5 24,4 5,5 115,7 79 6/2014 37,7 23,7 29,7 7,4 136,5 83 7/2014 36,1 24,6 29,5 7,7 314,3 83 8/2014 36,4 24,0 28,6 7,8 254,0 85 9/2014 35,5 23,1 28,7 6,8 224,5 83

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43

Hình 3.1: Nhiệt độ TB và lượng mưa ở huyện Gia Bình tháng 6 đến tháng 9 năm 2013, 2014

Thời tiết khí hậu tại vùng triển khai thí nghiệm. Số liệu khí tượng ở

Bảng 3.1 cho thấy nhiệt độ trung bình của những tháng làm thí nghiệm năm 2013 là tương đối cao(25,6-27,80C) và năm 2014(24,4-29,70C), nhiệt độ trung bình trong giai đoạn tiến hành thí nghiệm của hai năm 2013 và 2014 giao

động từ 24,4-29,70 C .Nhiệt độ thấp nhất là 20,50C vào tháng 9 năm 2013. Nhiệt độ cao nhất cao nhất giao động từ 35,0-37,70C đây là điều kiện hoàn toàn phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật tăng năng suất đậu tương trong vụ hè tại huyện gia bình tỉnh bắc ninh. (Trang 54 - 56)