Hiệu lực của hai dạng chế phẩm vi rút NPV sau 3 tháng sản xuất

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của hai dạng chế phẩm vi rút npv (nucleopolyhedrovirus) khô và lỏng theo thời gian bảo quản đối với sâu ăn tạp (spodoptera litura fabr.) trong điều kiện phòng thí nghiệm (Trang 36 - 38)

Từ kết quả Bảng 4.2 cho thấy hiệu quả sản phẩm vi rút sau 3 tháng sản xuất tại bộ môn Bảo Vệ Thực Vật vẫn cho hiệu lực cao đối với SAT.

24

Bảng 4.2: Độ hữu hiệu (%) của chế phẩm vi rút NPV đối với SAT sau khi sản xuất 3 tháng trong điều kiện phòng thí nghiệm.

T: 30,5ºC, RH: 84%

Nghiệm thức Độ hữu hiệu (%) qua các ngày sau khi chủng

3 5 7 9 12 Lỏng (250C) 7,4 35,4b 59,7b 78,8bc 89,7b Lỏng (40C) 10,6 54,0b 75,1b 90,0ab 92,5b Khô (250C) 19,8 55,1b 70,7b 76,2c 77,5c Khô (40C) 19,2 51,4b 75,3b 78,0bc 89,0b Vi rút (tinh khiết) 34,5 90,9a 100,0a 100,0a 100,0a CV (%) 72,0 25,8 19,0 15,8 14,5 F ns ** ** ** **

Các số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê. ns: không khác biệt qua phân tích thống kê; *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%; **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%

Kết quả thí nghiệm (Bảng 4.2) về đánh giá hiệu quả của các dạng chế phẩm vi rút NPV trong phòng trị SAT tuổi 2 tại điều kiện phòng thí nghiệm cho thấy tất cả các nghiệm thức đều có hiệu quả đối với SAT, dao động từ 7,4 đến 34,5% sau 3 ngày chủng nhiễm. Tuy nhiên sự khác biệt này lại không có ý nghĩa qua phân tích thống kê.

Đến thời điểm 5 và 7 ngày sau khi chủng nhiễm, qua phân tích số liệu thống kê cho thấy độ hữu hiệu của các nghiệm thức tiếp tục tăng, dao động từ 34,5 đến 90,9% (5 NSKC) và 59,7% đến 100% (7 NSKC). Nghiệm thức cho hiệu quả cao nhất là nghiệm thức vi rút tinh khiết đã cho hiệu lực gây chết SAT đạt 90,9% sau 5 ngày chủng nhiễm và đạt hiệu quả tối đa vào thời điểm 7 NSKC và khác biệt hoàn toàn so với các nghiệm thức còn lại. Qua phân tích thông kê ở mức ý nghĩa 1%. Trong khi đó hiệu quả giữa các dạng chế phẩm và điều kiện bảo quản lại không khác biệt nhau qua phân tích thống kê. Tương tự như mới sản xuất các dạng chế phẩm cần một thời gian nhất định từ 2 – 4 ngày để vi rút xâm nhập và phát triển trong cơ thể sâu non và cần thời gian để vi rút nhân mật số nhất định, khi đã nhân đủ mật số thì sẽ giết chết côn trùng một cách nhanh chóng sau đó 2 – 3 ngày.

Tại thời điểm 9 ngày cho thấy nghiệm thức chế phẩm lỏng bảo quản điều kiện 40C (90,0%) đã tỏ ra ưu thế hơn các nghiệm thức còn lại là khô (40

C), khô (250C), lỏng (250C) đạt hiệu quả lần lượt là: 78,0%, 76,2%, 78,8% thể

25

hiện sự khác biệt ở mức ý nghĩa 1%. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đó của Trịnh Thị Xuân (2011); Vương Bích Vân (2010); Trần Thị Ánh Tuyết (2009); Phạm Thị Thùy (2004) khi xử lý vi rút tinh khiết với nồng độ 108 OBs/ml đối với sâu ăn tạp tuổi 2 trong điều kiện phòng thí nghiệm sau 9 ngày xử lý thì cho hiệu quả dao động từ 92,6 đến 100%.

Sau 12 ngày thí nghiệm các nghiệm thức cho hiệu quả cao, kéo dài. Đây cũng là một ưu điểm của các sản phẩm vi sinh vì sau một thời gian tích lũy mật số trong cơ thể sẽ được nhân lên và phá hủy toàn bộ hệ thống tiêu hóa của sâu làm sâu chết hàng loạt sau thời gian ủ bệnh từ 4 đến 10 ngày (Trịnh Thị Xuân, 2011). Nghiệm thức cho hiệu quả cao với SAT tuổi 2 vẫn là nghiệm thức vi rút tinh khiết đã có số sâu chết hoàn toàn (tương đương độ hữu hiệu 100%), còn nghiệm thức khô (250C) vẫn là nghiệm thức cho hiệu quả thấp nhất đạt 77,5%, sự khác biệt so với các nghiệm thức khác được thể hiện qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Vì theo Sapiro và Robertson (1990) cho rằng vi rút NPV sẽ bị mất hoạt tính khi bị chiếu sáng với bước sóng 230 - 280nm và ở nhiệt độ thường vi rút NPV rất dễ bị biến tính, mất hiệu lực.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của hai dạng chế phẩm vi rút npv (nucleopolyhedrovirus) khô và lỏng theo thời gian bảo quản đối với sâu ăn tạp (spodoptera litura fabr.) trong điều kiện phòng thí nghiệm (Trang 36 - 38)