Qua kết quả thí nghiệm Bảng 4.1 cho thấy 2 dạng chế phẩm lỏng và khô được bảo quản trong điều kiện 40
C và 250C đều có hiệu quả đối với SAT tuổi 2 ở mọi thời điểm quan sát.
Bảng 4.1: Độ hữu hiệu của chế phẩm vi rút NPV đối với SAT sau khi sản xuất 1 tháng trong điều kiện phòng thí nghiệm.
T: 29,5ºC, RH: 80%
Nghiệm thức Độ hữu hiệu (%) qua các ngày sau khi chủng
3 5 7 9 12 Lỏng (250C) 4,3 18,6b 58,3b 88,5b 91,9 Lỏng (40C) 10,6 40,7b 78,0ab 90,2b 90,2 Khô (250C) 5,4 25,5b 77,1b 84,6b 88,9 Khô (40C) 7,6 34,4b 81,3ab 86,6b 89,9 Vi rút (tinh khiết) 10,9 86,9a 97,8a 100,0a 100,0 CV (%) 43,2 23,6 18,7 13,2 11,1 F ns ** ** ** ns
Các số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê. ns: không khác biệt qua phân tích thống kê; *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%; **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%
Ở thời điểm 3 ngày sau khi chủng vi rút vào thức ăn cho thấy nghiệm thức bảo quản điều kiện 40C của cả 2 dạng chế phẩm lỏng và khô cho hiệu quả cao hơn các nghiệm thức còn lại tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa qua phân tích thống kê.
Quan sát và ghi nhận chỉ tiêu sau 5 ngày cho ăn cho thấy hiệu lực của các dạng vi rút tăng cao. Hiệu quả cao nhất đó là vi rút tinh khiết (vi rút thuần) có độ hữu hiệu là 86,9% khác biệt hoàn toàn qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1% so với các nghiệm thức còn lại. So sánh các nghiệm thức còn lại cho thấy chế phẩm vi rút ở dạng lỏng và dạng khô được bảo quản ở các điều kiện nhiệt độ khác nhau đều có hiệu quả đối với SAT, tuy nhiên giữa các nghiệm thức này lại không có sự khác biệt nhau qua phân tích thống kê. Điều này có thể lý giải là do chế phẩm vi rút NPV mới sản xuất một tháng nên mặc dù
23
được trữ ở hai điều kiện khác nhau nhưng vẫn cho hiệu quả tương đương nhau, chế phẩm chưa bị mất hoạt lực bởi các yếu tố như nhiệt độ, ẩm độ bên ngoài.
Đến ngày thứ 7 sau khi chủng cho thấy các nghiệm thức có sự khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Trong đó nghiệm thức có độ hữu hiệu cao nhất là nghiệm thức sử dụng vi rút tinh khiết (97,8%) và không khác biệt ở mức ý nghĩa 1% khi so với chế phẩm vi rút ở dạng lỏng và khô trong điều kiện tồn trừ 40C (lần lượt là 78,0 và 81,3 %) nhưng khác biệt so với 2 nghiệm thức còn lại là chế phẩm vi rút lỏng và khô khi tồn trữ ở điều kiện nhiệt độ 250C lần lượt đạt 58,3%; 77,1 %. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trịnh Thị Xuân (2011) khi cho rằng chế phẩm vi rút NPV sau khi sản xuất 1 tháng ở dạng khô sẽ có hiệu quả từ 50 – 80% tại thời điểm 7 ngày sau khi chủng khi đánh giá trên SAT.
Hiệu lực của chế phẩm vi rút NPV càng thể hiện rõ sau 9 ngày, trong đó nghiệm thức vi rút tinh khiết đạt hiệu quả đạt cao nhất (100%) và khác biệt so với các dạng chế phẩm lỏng và khô được bảo quản ở các điều kiện khác nhau ở mức ý nghĩa 1% qua phân tích thống kê. Trong khi đó, các nghiệm thức chế phẩm vi rút tuy có sự khác biệt nhau nhưng sự khác biệt này lại không có ý nghĩa qua phân tích thống kê.
Theo dõi ngày tiếp theo 12 ngày sau khi chủng thức ăn cho thấy hiệu lực củacác nghiệm thức không khác biệt qua phân tích thống kê và cho hiệu lực tương đương nhau.