Sản xuất chế phẩm NPV trên thế giới

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của hai dạng chế phẩm vi rút npv (nucleopolyhedrovirus) khô và lỏng theo thời gian bảo quản đối với sâu ăn tạp (spodoptera litura fabr.) trong điều kiện phòng thí nghiệm (Trang 26 - 27)

Thuốc trừ sâu vi rút được đăng ký đầu tiên ở Mỹ trên loài Heliothis

spp. Năm 1975 với tên thương mại là ElcarTM mở đường cho việc đăng ký thuốc trừ sâu vi rút trên nhiều loài khác ở nước này như NPV của loài Orgyia pseudotsugata, Lymantria disparNeodiprion sertifer. Nhiều Baculovirus đã được đăng ký thành sản phẩm thương mại ở nhiều vùng khác nhau trên thế giới bao gồm NPV của loài Autographa californica ở Mỹ, NPV của loài

Mamestra brassicae ở châu Âu, NPV của loài Heliothis armigera

Spodoptera litura ở Trung Quốc (Moscardi, 1989).

Tại Châu Á, Thái Lan là nước có nhiều thành công trong sản xuất thuốc trừ sâu từ vi rút. Phương pháp sản xuất là vi rút được nuôi bên trong cơ thể của ấu trùng kí chủ. Ấu trùng được nuôi bằng môi trường nhân tạo trong phòng thí nghiệm đến 7 ngày tuổi, đây là thời điểm ấu trùng được cho nhiễm vi rút bằng cách gây nhiễm bề mặt môi trường nuôi. Môi trường nuôi được đổ thành một lớp mỏng vào đáy của một khay nhựa. Nhiệt độ môi trường nuôi là 280C. Sau khi ấu trùng được cho nhiễm vi rút sẽ được kiểm tra mỗi ngày, ấu trùng chết sẽ được thu mẫu. Sau đó vi rút được li trích và tồn trữ lạnh ở trạng thái không hoạt động trong nước cất với nồng độ 109

OBs/ml. Ấu trùng nhiễm bệnh có thể được thu mẫu ở thời điểm trước khi chết. Thu mẫu sống giúp cho mẫu ít bị nhiễm khuẩn (Boguslaw et al., 2011)

Hiện nay có một phương pháp mới hơn là sử dụng kỹ thuật nuôi cấy tế bào, thuận lợi của phương pháp này là có thể cho năng suất cao và ổn định,

14

đồng thời đảm bảo sự vô trùng cần thiết. Khi được nuôi cấy trong điều kiện phòng thí nghiệm, baculovirus thường tạo ra vi rút nảy chồi (BV – budded vi rút), đây là dạng mà vi rút dùng để xâm nhập từ tế bào này qua tế bào khác. Thành phần chính trong protein của BV là GP64, đây cũng là protein có chức năng giúp BV xâm nhiễm sang các tế bào xung quanh. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình này như nhiệt độ, pH, nồng độ oxy hòa tan cũng như thành phần dinh dưỡng trong môi trường nuôi cấy (Bogulaw et al., 2011).

Kỹ thuật nuôi cấy mô côn trùng vẫn còn đang ở giai đoạn nghiên cứu và phát triển. Tuy nhiên kỹ thuật này sẽ là một công cụ hữu ích trong tương lai. Trong các hướng nghiên cứu thì kỹ thuật nuôi cấy NPV là một trong những kỹ thuật được phát triển mạnh nhất với một số lượng lớn các quy trình đã được nghiên cứu và ứng dụng trên Spodoptera Heliothis armigera

(Grzywacz, 2011).

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của hai dạng chế phẩm vi rút npv (nucleopolyhedrovirus) khô và lỏng theo thời gian bảo quản đối với sâu ăn tạp (spodoptera litura fabr.) trong điều kiện phòng thí nghiệm (Trang 26 - 27)