Chiến lược thông tin quảng cáo giới thiệu thuốc

Một phần của tài liệu Một số khảo sát, đánh giá mối liên hệ giữa marketing và marketing dược trong hoạt động marketing thuốc ở việt nam (Trang 52 - 54)

Chiến lược thông tin quảng cáo là một chiến lượng rất quan trọng trong hoạt động marketing. Có rất nhiều phương thức để giới thiệu và quảng cáo thuốc, phụ thuộc vào đặc điểm từng mặt hàng và chiến lược của mỗi công ty.

• Đối với các sản phẩm thông thường: Các công ty trong nước đa số sản phẩm là sản phẩm thông thường cho nên chiến lược quảng cáo của họ là nhằm vào người dân dựa trên những phương tiện thông dụng gẫn gũi với người dân. Công ty dược Nam-Hà là công ty có các sản phẩm chủ yếu là sản phẩm OTC. Công ty đã chọn quảng cáo trên truỵgnJùnh là lựa chọn hàng đầu. Công ty đã quảng cáo hàng loạt các thuốc như: Coldi, Coldi-B , Nascaren, Ery- nghệ...[17]

Ngoài việc quảng cáo trên tivi, công ty cũng chú trọng đến việc quảng cáo

trên báo, đài, tờ rơi...

• Đối với các thuốc chuyên khoa: Đối tượng quảng cáo là các bác sĩ, do đó mục tiêu của các công ty là làm nổi bật ưu điểm các đặc tính nổi trội của sản phẩm nhấn mạnh lợi ích khi sử dụng thuốc đối với bệnh nhân và hiệu quả điều trị, nâng cao uy tín của bác sĩ. Đó là cơ sở để thuyết phục bác sĩ sử dụng thuốc.

Nhấn manh:

- Đây là một kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3 do công ty nghiên cứu, của một công ty dược phẩm hàng đầu thế giới.

- Đặc trị chi các bệnh nhân nhiễm trùng nặng, kể cả viêm màng não, viêm màng trong tim.

- An toàn do vậy bác sĩ an tâm sử dụng.

Chiến lược của các công ty nhỏ: Nêu lên các đặc tính nổi trội của sản

phẩm, có tác dụng tương tự các sản phẩm nổi tiếng của hãng khác, đổng thời giá cả hợp lý, phù hợp với mức sống của dân.

Chiến lược giới thiệu hàng trixone[ 12]

- Đây là sản phẩm Cephalosporin thế hệ 3 có hoạt chất là Ceítriaxone là hoạt chất của sản phẩm Rocephin do vậy chỉ định của nó trùng với những chỉ định của Rocephin.

- Giá rất rẻ bằng 1/3 sản phẩm Rocephin.

Để nhấn mạnh sản phẩm đối với từng đối tượng bác sĩ các công ty còn cho in nhiều loại tờ rơi khác nhau, mỗi loại tờ rơi phù hợp với từng đối tượng bác sĩ. Điều này nhấn mạnh cho bác sĩ về chỉ định của kháng sinh đó phù hợp với chuyên khoa của bác sĩ, rất phù hợp với mục tiêu sử dụng thuốc an toàn hợp lý.

Hãng Pfizer có sản phẩm Zithromax (Azithromycin) có hai dạng sử dụng viên nén 500 mg hộp 3 viên và dạng hỗn dịch uống. Riêng dạng viên nén có 4 dạng tờ rơi: [12]

- Dạng tờ rơi quảng cáo cho bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. - Dạng tờ rơi quảng cáo cho bác sĩ chuyên khoa nhi.

- Dạng tờ rơi quảng cáo cho bác sĩ nội chung. - Dạng tờ rơi quảng cáo cho bác sĩ ngoại.

Hình thức quảng cáo sản phẩm thuốc trên các tạp chí và sách chuyên nghành y dược được nhiều công ty áp dụng. Các tạp chí như Thuốc và Sức khoẻ, Sức khoẻ và Đời sống, Tạp chí dược học, Thời sự y dược học... là những tạp chí mà được nhiều bác sĩ và dược sĩ tìm đọc và đánh giá cao.

Một hình thức quảng cáo gây ấn tượng là các công ty in tên sản phẩm và tên công ty lên các vật dụng quảng cáo như cốc, ly, lịch để bàn, áo mưa, bảng, lịch công tác... đây là hình thức nhắc nhở thường xuyên giúp các bác sĩ nhớ và sử dụng sản phẩm.

Việc thông tin quảng cáo thuốc là rất cần thiết, không thể thiếu được trong việc sử dụng thuốc an toàn hiệu quả và đồng thời nó cũng góp phần làm tăng doanh số của công ty. Do đó, các công ty luôn lỗ lực đầu tư để đưa thông tin về thuốc đến bác sĩ, người bệnh đầy đủ, thường xuyên liên tục. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay cạnh tranh trên thị trường hết sức quyết liệt, để bán được hàng một số công ty quảng cáo các ấn phẩm với nội dung khuyếch đại, chưa được kiểm duyệt của Bộ Y Tế. Điều này rất nguy hiểm nó làm cho việc sử dụng thuốc không an toàn hợp lý. Đây là một điểm mâu thuẫn lớn thường xảy ra giữa marketing và marketing dược.

Một phần của tài liệu Một số khảo sát, đánh giá mối liên hệ giữa marketing và marketing dược trong hoạt động marketing thuốc ở việt nam (Trang 52 - 54)