Chiến lược phát triển sản phẩm theo chu kỳ

Một phần của tài liệu Một số khảo sát, đánh giá mối liên hệ giữa marketing và marketing dược trong hoạt động marketing thuốc ở việt nam (Trang 30 - 31)

Chiến lược triển khai tiếu thụ sản phẩm theo chu kỳ sống sản phẩm là một chiến lược tổng thể áp dụng nhiều chiến lược cùng một lúc, đòi hỏi nhà hoạch định phải có kiến thức sâu về marketing và marketing dược. Vận dụng chúng một cách nhuần nhuyễn từ chính sách sản phẩm đến chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh.

Công ty GSK áp dụng phương pháp BCG (Boston Cosulting Group) để lựa chọn trọng điểm kinh doanh dựa trên 2 căn cứ: Tốc độ tăng trưởng của sản phẩm và thị phần tương đối của sản phẩm. Dựa trên 2 yếu tố đó công ty có những chiến lược kinh doanh phù hợp với từng thời kỳ.

Từ năm 1994 công ty chọn sản phẩm Amoxycillin với biệt dược Clamoxyl là một kháng sinh có tốc độ tăng trưởng lớn để đưa vào thị trường Việt Nam. Ban đầu thị phần còn nhỏ. Sau đó khi tốc độ tăng trưởng của Amoxycillin tăng lên, công ty tập trung nỗ lực chiếm lĩnh thị trường và có thị phần tương đối cao. Đến năm 1998, công ty trở thành một trong những công ty hàng đầu về sản phẩm Amoxycillin tại thị trường Việt Nam. Lúc này có nhiều doanh nghiệp khác đầu tư vào nên tốc độ tăng trưởng của Amoxycillin giảm, các hoạt động marketing chỉ cầm chừng. Từ năm 1999, sự gia tăng sức đề kháng của một số vi khuẩn H. Influenza, M. Cattahrralis... Amoxycillin đơn thuần không hiệu quả với các chủng vi khuẩn gây bệnh thường gặp nhiễm khuẩn hô hấp. Tốc độ tăng trưởng của Amoxycillin giảm nhanh, thị phần của công ty mất dần. GSK quyết định không đầu tư hoạt động marketing vào Clamoxyl mà chuyển hướng đầu tư cho sản phẩm mới Augmentin, là sản phẩm đặc trị cho một số vi khuẩn có khả năng sinh beta-Lactamase, kháng kháng sinh. [12]

Công ty đã luôn theo sát thị trường, biết được vị thế, tác dụng của sản phẩm để có những hoạt động hợp lý, đưa ra những sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của thị trường. Đây là ví dụ điển hình của marketing dược, các công ty muốn thành công phải lấy bệnh nhân là trung tâm để phục vụ. Một sản phẩm dù được áp dụng rất ríhiền biện pháp marketing nhưng khi không còn phù hợp với người ữa thìimông thể thành công mà phải thay thế ngay bằng một sản phẩm

khác thích hợp hơn. Điều này mang lại cho công ty sự phát triển bền vững đồng thời ngày càng đáp ứng cao hơn cho nhu cầu điều trị.

Một phần của tài liệu Một số khảo sát, đánh giá mối liên hệ giữa marketing và marketing dược trong hoạt động marketing thuốc ở việt nam (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)