Giải pháp về ban hành chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách thu hồi đất nông nghiệp, bồi thường giải phóng mặt bằng tại huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 78 - 80)

Bố trí tái định cư cho người bị hồi đất ở: Nhằm khắc phục tình trạng

một số khu tái định cư chất lượng còn thấp, không đồng bộ về cơ sở hạ tầng, chưa đảm bảo điều kiện pháp triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ, nhiều dự án chưa có khu tái định cư đã thực hiện thu hồi đất ở, thậm chí có dự án mà người có đất bị thu hồi phải đi thuê nhà ở nhiều năm mà vẫn chưa được bố trí tái định cư. Để khắc phục tình trạng trên thì UBND thành phố, UBND huyện có trách nhiệm tổ chức lập và thực hiện dự án tái định cư trước khi thu hồi đất, quy định khu tái định cư phải xây dựng cơ sở đồng bộ, đảm bảo tiêu chuẩn, phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của địa phương; Quy định việc thu hồi đất ở chỉ được thực hiện sau khi hoàn thành xây dựng nhà ở hoặc cơ sở hạ tầng của khu tái định cư; Ưu tiên vị trí thuận lợi cho người có đất sớm bàn giao mặt bằng, người có đất thu hồi là người có công với cách mạng; Phải có chính sách hỗ trợ người bị thu hồi đất ở không đủ tiền để mua một suất tái định cư tối thiểu;

Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và tạo việc làm đối với người lao động trên địa bàn huyện bị thu hồi đất: Thực hiện đồng bộ các chính sách thu bồi

thường thiệt hại, chính sách tạo việc làm, chính sách tái định cư, chính sách về trách nhiệm và nghĩa vụ của các đơn vị được nhận đất thu hồi sử dung vào các mục đích phát triển khu công nghiệp, khu đô thị; Nhà nước cần có phương án đào tạo, giải quyết việc làm cho người nông dân có đất bị thu hồi để họ chuyển đổi nghề nghiệp; Phương án đào tạo phải gắn với phương án sử dụng, bố trí việc làm sau khi người nông dân được đào tạo lại;

Cần phát triển đa dạng các loại hình nghề nghiệp trên địa bàn huyện và có kế hoạch để những đối tượng được đào tạo nghề có thể tự mình phát triển. Chú trọng phát triển, đào tạo những ngành nghề gắn với thương mại dịch vụ như bán hàng, kinh doanh nhỏ, chế biến nông sản thực phẩm, trồng, chăm sóc

69

hoa, cây cảnh, lắp đặt sửa chưã điện nước, điện dân dụng, lái xe...cho phù hợp với từng độ tuổi, giới tính của người lao động trong điều kiện thực tiễn của địa phương;

Cần có chế tài cụ thể bắt buộc, quy định trách nhiệm, nghĩa vụ đối với các chủ đầu tư, chủ dự án phải có cam kết đào tạo, sử dụng lao động địa phương theo một tỷ lệ nhất định, ưu tiên con em những hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, ưu tiên các dự án sử dụng nhiều lao động địa phương và phải có cam kết đối với công cuộc phát triển của địa phương. Khi xây dựng phương án đầu tư của từng dự án phải ghi rõ các khoản chi phí đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi một cách cụ thể, rõ ràng công khai để người dân biết và giám sát quá trình thực hiện. Chủ động phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ sở đào tạo để tuyển sinh, tổ chức các lớp dạy nghề cho người dân có đất bị thu hồi tại doanh nghiệp.

Giải pháp trong việc ban hành đơn giá bồi thường, hỗ trợ: Một trong

những bất cập hiện nay là giá bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất. Việc định giá để bồi thường là hết sức cần thiết khi dự án cần giải phóng mặt bằng có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước hay đầu tư của doanh nghiệp. Thị trường bất động sản ở nước ta lại chưa thực sự phát triển. Sự hình thành thị trường không chính thức này dẫn đến sự thay đổi về giá rất phức tạp. Những hộ gia đình bị thu hồi đất sẽ hình thành tâm lí so sánh giá đất trên thị trường với giá đất được nhận đền bù. Mức giá bồi thường nếu thấp hơn mức giá thị trường sẽ khiến cho các đối tượng bị ảnh hưởng tới quyền lợi. Như vậy cần có khung giá đất chi tiết cho từng loại đất và tính giá trị cho các tài sản gắn liền với đất sao cho sát với giá thị trường nhất, ngoài ra cần quản lý chặt chẽ khu đất đã nằm trong quy hoạch, giải toả;

Thành phố cần kiến nghị với Chính phủ sớm ban hành phương pháp giá đất khung giá các loại đất, để trên cơ sở đó, thành phố ban hành văn bản quy

70

định các mức giá để áp dụng trên địa bàn. Những điều chỉnh trong xác định giá bồi thường cần dựa trên nguyên tắc cơ bản: Đất đai là công thổ quốc gia, thuộc sở hữu toàn dân, giải quyết hài hoà lợi ích của người bị thu hồi đất và nhà nước; đền bù thiệt hại về đất phải đảm bảo cho người bị thu hồi đất có khả năng tái tạo cuộc sống, việc làm, thu nhập bằng đất ở, đất nông nghiệp có giá trị tương đương, tư liệu sản xuất khác hoặc tiền vốn thay thế;

Giá đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất cần được xác định trên cơ sở một khung giá nhất định do UBND thành phố ban hành: Điều chỉnh mức giá đền bù không quy định thống nhất mức giá đền bù theo địa giới hành chính, mà quy định mức giá đền bù phân vùng theo vành đai và các khu vực có mức độ đô thị hoá khác nhau. Việc phân vùng càng chi tiết càng đảm bảo chính xác, nhất là khi xử lý đối với các dự án có diện tích lớn; Đối với đất nông nghiệp căn cứ định giá sẽ là năng suất thu hoạch chứ không phải là giáp với địa chính phường, thị trấn. Đất ở thì căn cứ vào khả năng thuận lợi, sinh lời để áp dụng khung giá phù hợp. Cần thống nhất một khung giá đất nông nghiệp trên toàn thành phố. Đơn giá bồi thường các loại cây cối, hoa màu phải được cập nhật, áp dụng linh hoạt.

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách thu hồi đất nông nghiệp, bồi thường giải phóng mặt bằng tại huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)